Nam giới và các dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2 cần lưu ý

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ biến chứng tim mạch, mắt, thận, da và các cơ quan khác trong cơ thể. Riêng đối với nam giới, bệnh có thể gây ra chứng rối loạn cương dương và các vấn đề ở đường tiết niệu.

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng đường huyết mạn tính. Đường huyết cao, không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến một số cơ quan chính trong cơ thể. Có hai loại bệnh tiểu đường chính:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: thường phát triển ở trẻ em và thanh niên, triệu chứng khởi phát nhanh chóng.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: thường xuất hiện ở người lớn và cũng có thể xảy ra ở trẻ em, bệnh thường phát triển chậm trong vài năm và đa phần không có triệu chứng khởi phát rõ ràng. 

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường thường không được phát hiện vì nhẹ và không đặc hiệu. Một số triệu chứng sớm bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Mắt nhìn mờ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Ngứa ran hoặc tê ở tay và chân

Điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra trên da, mắt, thận, hệ tim mạch và hệ thần kinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm các biến chứng phổ biến và cách phòng ngừa để tích cực kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý khi bị tiểu đường

Điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa biến chứng
Điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa biến chứng

Triệu chứng bệnh tiểu đường có thể gặp ở nam giới

Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 với cân nặng thấp hơn phụ nữ. Ngoài ra, nam giới có xu hướng tích trữ mỡ bụng – một yếu tố nguy cơ đã được biết đến của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tình dục ở nam giới, có thể bao gồm:

Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Tình trạng này có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh thận
  • Tình trạng tuần hoàn máu
  • Tình trạng của hệ thần kinh
  • Béo phì hoặc thừa cân

Căng thẳng, hút thuốc lá hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây ra rối loạn cương dương.

Nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ rối loạn cương dương cao hơn. Lượng đường trong máu cao có thể là nguyên nhân làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu. Từ đó ảnh hưởng đến việc phát dẫn truyền cảm giác và không cung cấp đủ máu để dương vật cương cứng, gây ra những rối loạn cương dương. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến liệt dương.

Nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ rối loạn cương dương cao hơn
Nam giới mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ rối loạn cương dương cao hơn

Tổn thương hệ thần kinh tự chủ

Bệnh tiểu đường có thể gây hại cho hệ thống thần kinh tự chủ và dẫn đến các vấn đề về tình dục. Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát việc mở rộng hoặc thu hẹp các mạch máu. Nếu các mạch máu và dây thần kinh ở dương vật bị tổn thương do bệnh tiểu đường, rối loạn cương dương có thể xảy ra.

Xuất tinh ngược

Nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng có thể phải đối mặt với tình trạng xuất tinh ngược. Điều này dẫn đến một số tinh dịch được giải phóng vào bàng quang. Các triệu chứng có thể bao gồm lượng tinh dịch tiết ra ít hơn đáng kể khi xuất tinh hoặc không thể xuất tinh.

Xem thêm: Xuất tinh ngược: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng có thể phải đối mặt với tình trạng xuất tinh ngược
Nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng có thể phải đối mặt với tình trạng xuất tinh ngược

Các vấn đề về đường tiết niệu

Các vấn đề về tiết niệu có thể xảy ra ở nam giới mắc bệnh tiểu đường do tổn thương thần kinh, bao gồm:

  • Bàng quang hoạt động quá mức (đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm)
  • Không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu hoặc bị rỉ nước tiểu
  • Khó tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các vấn đề sinh lý khác liên quan tới bệnh tiểu đường

Nam giới mắc bệnh tiểu đường có thể có mức testosterone thấp hơn những người khác. Lão hóa có thể làm giảm nồng độ testosterone một cách tự nhiên, dẫn đến mất hứng thú với tình dục, mệt mỏi, tâm trạng chán nản, nhưng bệnh tiểu đường và béo phì có khả năng làm giảm thêm mức testosterone. Testosterone thấp có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề sức khỏe tình dục khác.

Nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp tình trạng số lượng tinh trùng giảm, dẫn đến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra có thể tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng vật hang (bệnh Peyronie) hoặc cong dương vật, làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn và đau đớn hơn.

Nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng số lượng tinh trùng giảm
Nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng số lượng tinh trùng giảm

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng, bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Thừa cân
  • Ít hoặc không vận động thể chất
  • Bị huyết áp cao hoặc cholesterol cao
  • Trên 45 tuổi

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường

Thay đổi lối sống

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, ngoài việc sử dụng thuốc, chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch điều trị bao gồm điều chỉnh lối sống. Thông thường, những thay đổi như tập thể dục và chế độ ăn uống có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết, cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Về chế độ ăn uống, việc cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng trong bữa ăn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn, giữ cho lượng đường trong máu được ổn định và trì hoãn sự xuất hiện triệu chứng bệnh tiểu đường. Bạn cần xây dựng bữa ăn đủ và cân đối, bao gồm:

  • Tinh bột và carbs ngũ cốc nguyên hạt
  • Hoa quả và rau
  • Chất béo
  • Chất đạm
  • Bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa.

Bạn nên tránh dùng quá nhiều đường trong thực phẩm và đồ uống như soda, nước trái cây, thực phẩm chế biến sẵn, kẹo.

Việc cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn có thể giúp giữ đường huyết ổn định
Việc cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Tập thể dục thường xuyên, đều đặn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Bạn cần tìm hiểu những cách kiểm soát căng thẳng như thiền hoặc các liệu pháp thư giãn có lợi cho bệnh tiểu đường.

Cùng với những thay đổi trong chế độ ăn uống và tập thể dục, bạn cũng cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Theo dõi đường huyết giúp bạn biết liệu những gì đang thực hiện có hiệu quả không, và liệu bạn có cần nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc hay không.

Cuối cùng, bạn có thể khám phá thêm Chương trình Hướng dẫn Thay đổi lối sống Phòng ngừa Đái tháo đường Típ 2 để được tư vấn và đồng hành cùng các chuyên gia, bác sĩ và huấn luyện viên sức khoẻ của DiaB. Khi tham gia chương trình, bạn sẽ được xây dựng một lộ trình cá nhân hoá phù hợp với nhu cầu và sức khoẻ của bản thân.

Khi tham gia Chương trình, bạn có thể được các chuyên gia, bác sĩ và huấn luyện viên sức khoẻ của DiaB tư vấn lộ trình phù hợp
Khi tham gia Chương trình, bạn có thể được các chuyên gia, bác sĩ và huấn luyện viên sức khoẻ của DiaB tư vấn lộ trình phù hợp

Thông qua chương trình này, DiaB muốn giúp người bệnh xây dựng một lối sống lành mạnh hơn để cải thiện chỉ số đường huyết, kiểm soát bệnh ổn định dài hạn và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Khoá học được xây dựng theo chương trình của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và khoa học hành vi để phát triển phù hợp với người Việt Nam. Khoá học được thực hiện hoàn toàn trực tuyến (online), giúp bạn dễ dàng tiếp cận, chủ động và có thể lưu giữ bài học trọn đời.

Thuốc

Nếu những cách trên chưa hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc ổn định đường huyết, cũng như thuốc và liệu pháp giúp kiểm soát tình trạng rối loạn cương dương, testosterone thấp hoặc các bệnh ở đường tiết niệu cho bạn. Mỗi lựa chọn điều trị đều có ưu/nhược điểm, nhưng hầu hết tất cả nam giới mắc chứng rối loạn cương dương đều có thể được điều trị thành công. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất.

Bạn hãy nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ về tình trạng mắc phải để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Điều quan trọng là bạn cần chủ động với sức khỏe của mình. Bạn nên cân nhắc việc xét nghiệm máu nếu đã lâu bạn không kiểm tra đường huyết, đặc biệt nếu bạn đang bị rối loạn cương dương kèm các triệu chứng bệnh tiểu đường hoặc biến chứng. Bạn hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ và chuyên gia về chứng rối loạn cương dương và các biến chứng về đường tình dục hoặc tiết niệu khác khi mắc phải.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một số triệu chứng đặc trưng cho nam giới như rối loạn cương dương, tiểu tiện không tự chủ hoặc nồng độ testosterone thấp. Với những thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục, bỏ hút thuốc, ăn uống điều độ và duy trì cân nặng hợp lý, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như kiểm soát các biến chứng và triệu chứng.

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn

Tài liệu tham khảo:

CDC: Diabetes and Men

Healthline: Recognizing Diabetes Symptoms in Men

Contact Me on Zalo