Tê bì bả vai là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Tê bì bả vai có thể do tổn thương chèn ép hoặc rối loạn dẫn truyền thần kinh cảm giác vùng vai, cổ, cột sống. Hãy cùng Docosan tìm hiểu bí quyết giúp điều trị tê bì bả vai trong bài viết dưới đây nhé!

Tê bì bả vai là gì?

Tê bì bả vai được định nghĩa là sự mất cảm giác hoặc cảm giác châm chích ở vùng bả vai. Tình trạng này có thể xảy ra do sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu trong vùng vai, cổ, hoặc cột sống.

Tê bì bả vai có thể đi kèm với những cơn đau nhức, căng cơ, cứng cơ. Cảm giác châm chích, kim châm ở vùng bả vai có thể lan xuống cánh tay. Nguyên nhân có thể bao gồm thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, hoặc các chấn thương vùng vai.

Điều trị tê bì bả vai thường bao gồm các loại thuốc giảm đau, giảm tê, các bài tập vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt. Trong trường hợp có nguyên nhân chèn ép thì bác sĩ sẽ xem xét giải quyết nguyên nhân gây chèn ép trước tiên.

Tê bì bả vai có thể do sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu trong vùng vai, cổ, hoặc cột sống
Tê bì bả vai có thể do sự chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu trong vùng vai, cổ, hoặc cột sống

Nguyên nhân gây tê bì bả vai

Một số bất thường cột sống có thể dẫn tới tình trạng tê bì bả vai như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Tổn thương thoái hóa cột sống thường là nguyên nhân mạn tính, điều trị bằng thuốc giảm đau, chống thoái hóa bằng cách ngừa loãng xương là những biện pháp điều trị chính yếu.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Trường hợp thoát vị có chèn ép, nguy cơ gây tê, yếu liệt các chi có thể cần đến phẫu thuật để điều trị cho người bệnh.
  • Gai cột sống cổ: Thường gây đau, tương tự như thoái hóa đốt sống cổ.

Chấn thương vùng vai có thể gây gãy xương, tổn thương phần mềm vùng vai, bên cạnh đó người bệnh có thể gặp phải tình trạng tê bì, đau râm ran vùng bả vai sau chấn thương:

  • Bong gân, trật khớp, gãy xương vai: Cần thăm khám, chụp phim xác định tổn thương để có kế hoạch điều trị phù hợp, việc để lâu các trường hợp bệnh lý này sẽ gây tê bì, mất cảm giác cử động các chi.
  • Chấn thương dây thần kinh vai: Chấn thương đụng dập chèn ép dây thần kinh có thể gây đau dữ dội kèm tê bì, giải quyết nguyên nhân, giảm triệu chứng như giảm đau để người bệnh thấy dễ chịu hơn.

Các nguyên nhân khác có thể làm tê bì bả vai như:

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tê bì bả vai
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tê bì bả vai

Dấu hiệu, triệu chứng của tê bì bả vai

Dấu hiệu và triệu chứng của tê bì bả vai có thể gặp, ví dụ như:

  • Tê hoặc mất cảm giác ở vùng bả vai, cổ, hoặc tay.
  • Cảm giác châm chích hoặc ngứa ran, người bệnh có thể có cảm giác như kiến bò dưới da.
  • Yếu cơ ở vai hoặc cánh tay, làm giảm khả năng xoay trở hoặc cử động.
  • Đau lan tỏa bả vai, có thể từ đau âm ỉ đến đau nhói, thường liên quan đến tổn thương dây thần kinh.
  • Giới hạn cử động khiến bạn hạn chế phạm vi chuyển động của khớp vai hoặc gây cứng cơ vai, chân, tay.
Dấu hiệu tê bì bả vai có thể đi kèm các cơn đau
Dấu hiệu tê bì bả vai có thể đi kèm các cơn đau

Các biện pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tê bì bả vai, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi bệnh, tìm các dấu hiệu, nguyên nhân cần xử trí cấp cứu. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các biện pháp xét nghiệm và chẩn đoán.

Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng bằng cách hỏi về bệnh sử, tiền sử bệnh lý và kiểm tra cảm giác cũng như khả năng vận động của vai và cánh tay.

Tiếp theo, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, X-quang và MRI có thể sẽ được chỉ định với những mục đích khác nhau. Ví dụ, bệnh nhân có thể cần được siêu âm giúp đánh giá tình trạng mô mềm, dây thần kinh, gân và bao hoạt dịch xung quanh vai, đặc biệt nếu ghi nhận có tổn thương phần mềm trên lâm sàng. Chụp X-quang giúp phát hiện bất kỳ bất thường nào về xương và khớp, trong khi đó MRI là công cụ chẩn đoán cao cấp hơn, có thể cung cấp hình ảnh chi tiết và chính xác về tổn thương mô mềm, dây thần kinh, đĩa đệm và các cấu trúc khác trong vùng vai.

Ngoài ra, các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, điện tâm đồ có thể được thực hiện nếu cần thiết để khảo sát loại trừ các bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng cấp cứu cho người bệnh.

Hình ảnh học có thể được chỉ định để tìm nguyên nhân gây tê
Hình ảnh học có thể được chỉ định để tìm nguyên nhân gây tê

Các phương pháp điều trị tê bì bả vai

Điều trị tê bì bả vai có thể được thực hiện qua các biện pháp không phẫu thuật và phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Điều trị không phẫu thuật tình trạng tê bì bả vai bao gồm việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm tê, thuốc kháng viêm,…

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng, bao gồm các bài tập luyện, massage và việc chườm nóng, chườm lạnh để cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng cứng cơ. Nẹp cố định vai có thể được sử dụng trong trường hợp có ghi nhận chấn thương vai, cần cố định vị trí tổn thương, để giúp ổn định vùng vai và ngăn ngừa các cử động gây tổn thương thêm.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, chỉ định phẫu thuật có thể được cân nhắc để loại bỏ tổn thương cho người bệnh ví dụ gai cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu chèn ép. Ngoài ra, phẫu thuật có thể khắc phục các tổn thương dây thần kinh nếu giải quyết được tình trạng tắc nghẽn.

Thuốc giảm đau, giảm tê là biện pháp điều trị thường thấy
Thuốc giảm đau, giảm tê là biện pháp điều trị thường thấy

Các biện pháp phòng ngừa tê bì bả vai hiệu quả

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng thường xuyên, tập đúng động tác, tránh tập quá nặng có thể làm chấn thương, tránh căng thẳng.
  • Nâng cao sức khỏe xương khớp: Uống đủ canxi, bổ sung vitamin D. Hay sử dụng Sản phẩm bổ sung Vitamin B để giúp hỗ trợ quá trình truyền dẫn thần kinh, duy trì chức năng của các dây thần kinh, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tê bì, đau nhức. Ngoài ra, kiểm soát cân nặng cũng góp phần phòng ngừa hiệu quả.
  • Chú ý tư thế: Ngồi, đứng, ngủ đúng tư thế, tránh mang vác các vật có trọng lượng quá nặng, tránh các động tác gây áp lực lên vai.
  • Kiểm soát bệnh lý: Thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến tê bì bả vai.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ hạn chế tê bì bả vai
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ hạn chế tê bì bả vai

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu, triệu chứng bất thường

Dưới đây là một số dấu hiệu khi bị tê bì bả vai mà bạn cần đi thăm khám bác sĩ:

  • Cảm giác tê rần hoặc châm chích kéo dài.
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu lan tỏa ngày càng rộng dần.
  • Mất cảm giác hoặc yếu cơ không có dấu hiệu hồi phục.
  • Cơn đau xuất hiện khi cử động cổ hoặc vai, cơn đau ngày càng tăng lên.
  • Triệu chứng kèm theo như chóng mặt, đau ngực, khó thở.
Khi tình trạng tê bì bả vai xấu đi bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay
Khi tình trạng tê bì bả vai xấu đi bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Khi xuất hiện các triệu chứng tê bì bả vai, bạn có thể đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa hoặc lựa chọn các phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên có kinh nghiệm như bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện 1A… để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề tê bì bả vai. Khi triệu chứng tê bì bả vai ngày càng nặng lên, bạn cần đi thăm khám ngay để được chẩn đoán, can thiệp kịp thời. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Why Is My Shoulder Numb? – Healthline

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/shoulder-numbness
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024
Contact Me on Zalo