Đau lợi đừng nên “đợi lâu”! – 3 cách khắc phục nhanh tại nhà

Đau lợi là một vấn đề răng miệng khá phổ biến ở tuổi dậy thì, hầu hết nam nữ trưởng thành đều gặp phải tình trạng này ít nhất một lần. Đau lợi đặc trưng bởi tình trạng viêm mô nướu nhưng không dẫn đến tình trạng mất răng. Tuy vậy, việc đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn là vấn đề ưu tiên vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe tổng quát. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về qua bài viết sau.

đau lợi

Đau lợi là gì?

Đau lợi là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ của răng, cụ thể là nướu răng. Đó là một quá trình viêm đặc trưng bởi lợi đỏ, sưng và có thể chảy máu do đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên, một vài trường hợp có thể do sử dụng máy tăm nước với mức độ không phù hợp. 

Bình thường, các mô lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng, có thể có đốm (như vỏ cam) và săn chắc. Nếu không có tình trạng đau lợi, lợi sẽ không bị chảy máu hoặc mưng mủ khi thăm khám các cơ sở chuyên khoa răng miệng.

Một tình trạng đau lợi nặng hơn là viêm nha chu. Viêm nha chu bao gồm kèm theo mất các mô liên kết hỗ trợ bao gồm dây chằng nha chu và xương ổ răng. Do đó, các triệu chứng có thể thấy trong viêm nha chu là đau lợi kèm theo chảy máu, răng hơi lung lay. Khi làm xét nghiệm X-quang sẽ thấy hiện tượng mất xương. Nếu tình trạng viêm nha chu tiến triển nặng hơn, có thể dẫn đến tình trạng mất răng.

Đặt hẹn khám và điều trị đau sưng lợi:

Nguyên nhân gây đau lợi 

Tình trạng đau lợi xảy ra để đáp ứng với vi khuẩn sống trong màng sinh học ở rìa nướu và kẽ nướu. Hệ vi khuẩn tại màng sinh học này khá phức tạp. Số lượng vi khuẩn trong màng sinh học này tăng cao do tình trạng viêm. Tình trạng đau lợi sẽ thuyên giảm dần khi các mảng sinh học kèm vi khuẩn này được loại bỏ khỏi răng, nướu một cách triệt để và đảm bảo an toàn không xâm lấn vào các mô lành của nướu. 

Ngoài yếu tố các mảng bám sinh học tích tụ vi khuẩn trên răng, còn nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau lợi. Trong những trường hợp đó, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở khám chuyên khoa để được xử trí kịp thời. 

Một vài nguyên nhân khác như: cấy implant, thay đổi nội tiết tố do mang thai, viêm nha chu loét hoại tử, thiếu vitamin C, viêm nướu do thuốc (phenytoin, cyclosporine, thuốc chẹn kênh calci: nifedipine, diltiazem, verapamil và amlodipine,…) và nhiều nguyên nhân khác. Hãy trao đổi với chuyên gia Nha khoa để biết thông tin chi tiết:

Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đau lợi

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu của đau lợi, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số yếu tố có thể kể đến như:

  • Niềng răng: các mảng bám của thức ăn có thể bám ở kẽ răng, nướu sâu và móc sắt, nếu không được loại bỏ hợp lý, vi khuẩn sẽ bám tại các vị trí này và gây đau lợi.
  • Răng mọc lộn xộn, chen chúc, răng khểnh,… những yếu tố của răng miệng này làm việc vệ sinh triệt để răng trở nên khó khăn hơn.
  • Có thói quen thở bằng miệng: việc để nướu hàm trên lộ ra nhiều có thể làm đau lợi hàm trên.
  • Răng khôn mọc cũng gây ra đau lợi cục bộ, tùy vào vị trí mà có thể bị hàm trên hoặc hàm dưới.
  • Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì và mang thai có thể khiến lợi bị viêm. Đau lợi tuổi dậy thì có thể tiến triển nặng và kèm theo những thay đổi về u hạt.
  • Suy dinh dưỡng, nhiễm vi rút, căng thẳng, thiếu ngủ có thể dẫn đến một dạng đau nghiêm trọng và mức độ đau cực độ được gọi là đau lợi loét hoại tử cấp tính. 
Nguyên nhân chủ yếu gây đau lợi là do các mảng bám tại chân răng và kẽ răng
Nguyên nhân chủ yếu gây đau lợi là do các mảng bám tại chân răng và kẽ răng

Biểu hiện của đau lợi

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm, đỏ và sưng đau. Trong trường hợp nặng, lợi có thể tự chảy máu do có vết loét. Đau lợi có thể cục bộ tại chỗ viêm hoặc có thể viêm toàn thân gây sốt và lan ra các cơ xung quanh. Một vài tình trạng đaucó thể kèm theo mủ.

Đau lợi hàm dưới

Đau lợi hàm dưới là trường hợp đau lợi ở vị trí hàm dưới, thường xảy ra ở răng trong cùng. Nguyên nhân hàm dưới có thể do đau lợi răng khôn là chủ yếu. Cách chữa trị trong trường hợp này cũng tương tự như trường hợp thông thường, sử dụng nước muối súc miệng để làm sạch hàm, chườm lạnh và thuốc giảm đau nếu tình trạng viêm đau quá sức chịu được của của bản thân.

Đau lợi hàm trên

Đau lợi hàm trên là trường hợp đau lợi ở vị trí hàm trên, nguyên nhân cũng tương tự đau hàm dưới có thể do đau lợi răng khôn. Một số nguyên nhân khác như: thói quen vệ sinh răng miệng, ăn uống,… cũng có thể gây đau lợi hàm trên.

Đừng để tình trạng đau lợi kéo dài. Hãy chủ động đặt lịch hẹn và điều trị từ sớm:

Biểu hiện lâm sàng của đau lợi chủ yếu là viêm, đỏ và sưng đau
Biểu hiện lâm sàng của đau lợi chủ yếu là viêm, đỏ và sưng đau

Biến chứng của đau răng sưng lợi

Đau lợi lâu ngày có thể dẫn đến sưng nướu mãn tính, đặc biệt là những bệnh nhân đeo dụng cụ chỉnh nha (niềng răng móc cài,…) và có thói quen vệ sinh răng miệng kém. Khi gặp tình trạng này, việc điều trị có thể sẽ kéo dài hơn so với bình thường.

Nếu tình trạng đau lợi không được giải quyết kèm theo mủ tại chân răng, nhiễm trùng răng miệng có thể xuất hiện và lan rộng đến khoang quanh hầu. Biến chứng về sau có thể đe dọa tính mạng.

Một vài biến chứng nguy hiểm khác có thể kể đến trong trường hợp đau răng sưng lợi nghiêm trọng mà không được điều trị đúng cách như: mất răng, tiêu xương hàm, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính (đái tháo đường, suy tim,…), nguy cơ kết thúc thai kỳ sớm ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng huyết lan từ nhiễm trùng miệng,…

Chẩn đoán đau lợi răng khôn

Đau lợi do mọc răng khôn là tình trạng lợi viêm, đau trùm lên răng khôn. Quá trình mọc răng khôn có thể qua nhiều giai đoạn, vì thế đau lợi do răng khôn có thể xuất hiện dai dẳng theo từng đợt. Nếu có kèm thêm sốt, mủ tại vùng lợi trùm răng khôn bạn nên thăm khám thêm bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được phát hiện kịp thời các nguyên nhân khác ngoài đau lợi răng khôn.

Răng khôn mọc lệch có thể được phát hiện bằng hình ảnh chụp X-quang, điều này giúp các bác sĩ có một hướng xử trí triệt để cho từng vị trí của răng khôn mọc lệch. 

Đau lợi răng khôn do viêm lợi trùm
Đau lợi răng khô do viêm lợi trùm

Phương pháp điều trị đau lợi

Kiểm soát mảng bám trên răng, lợi sau khi ăn uống là một cách phòng ngừa hiệu quả. Việc điều trị do mảng sinh học cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc này. Mục tiêu là giảm tải lượng vi khuẩn trong răng, loại bỏ mảng bám trên răng, lợi.

Phương pháp điều trị đau lợi có thể kể đến là cạo vôi răng bằng kỹ thuật máy móc tại nha khoa. Kèm theo là quá trình vệ sinh răng miệng đúng cách. Súc miệng bằng nước súc miệng chứa chlorhexidine 2 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng đau lợi thuyên giảm, sau đó thực hiện thói quen đánh răng bằng bàn chải 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày, từ bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có).

Một số cách chữa trị đau lợi tại nhà

Chữa đau lợi bằng nước muối

Nước muối có thể được pha bằng muối ăn và nước lọc tại nhà. Hòa tan muối vào nước tạo thành một dung dịch ưu trương, hỗ trợ tình trạng viêm do vi khuẩn tại các mảng bám sinh học.

Chữa đau lợi bằng lá trầu không 

Trong lá trầu không có hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, do đó khi nấu nước với lá trầu và sử dụng để súc miệng có thể làm giảm triệu chứng đau lợi.

Chữa đau lợi bằng mật ong

Mật ong ngoài công dụng làm đẹp tuyệt vời, nó còn hỗ trợ kháng khuẩn cho trường hợp viêm họng. Do đó, khi sử dụng trong trường hợp đau lợi cũng sẽ hỗ trợ giảm viêm.

Một số cách chữa trị dân gian kể trên có thể làm giảm tình trạng viêm, tuy nhiên để điều trị hiệu quả, bạn nên thăm khám tại các cơ sở khám bệnh răng miệng chuyên khoa: 

Chẩn đoán phân biệt đau lợi

Đau lợi cũng có thể do nhiều nguyên nhân ngoài nguyên nhân phổ biến là do các mảng sinh học bám ở nướu. 

  • Viêm nướu quanh implant: Trong trường hợp bệnh nhân được cấy ghép răng (răng thay thế được gắn trên một trụ kim loại được phẫu thuật cấy vào xương hàm) có thể gây ảnh hưởng đến nướu tương tự như trong trường hợp đau lợi do mảng bám.
  • Đau lợi loét hoại tử: Đặc trưng bởi sự khởi phát cấp tính với các triệu chứng hơi thở hôi, đau miệng dữ dội, bong tróc hoại tử loét ở nướu kèm theo chảy máu, ban đỏ, bộc lộ niêm mạc.
  • Đau lợi do thay đổi nội tiết tố: Các trường hợp như mang thai có thể khiến lợi bị viêm.
  • Ban đỏ nướu hay còn gọi là viêm nướu liên quan đến HIV: Dải lợi viền, rìa nướu bị viêm sáng rõ. Nướu đau và dễ chảy máu, có thể bị phá hủy nha chu nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này thường do nấm men, vi khuẩn kỵ khí, các vi khuẩn thường trú ở đường ruột.

Nha khoa khám và điều trị đau lợi gần bạn, chi phí rẻ

  • Nha khoa Thẩm mỹ Quốc tế Win Smile – Vũ Trọng Phụng, Hà Nội: Bên cạnh cập nhật và ứng dụng các công nghệ hàng đầu trên thế giới trong điều trị, đội ngũ nhân viên y tế của Win Smile cũng liên tục trau dồi kiến thức, kĩ năng trong lĩnh vực nha khoa. Đến nay, nha khoa tự hào là một trong những nha khoa hàng đầu, chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng an toàn.
  • Nha khoa 2000 – Quận 1, TPHCM: Nha khoa 2000 Quận 1 tự hào là nơi tập trung các chuyên gia nha khoa hàng đầu trong lĩnh vực. Các bác sĩ không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn áp dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng điều trị. Với phương pháp làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, bác sĩ luôn lắng nghe và tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
  • Nha khoa Sài Gòn Center – Quận 3, TPHCM: Là một địa chỉ đáng tin cậy cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng và tạo nụ cười đẹp. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ đa dạng và đánh giá tích cực từ khách hàng, Nha khoa Sài Gòn Center cam kết mang đến cho bệnh nhân một trải nghiệm tốt nhất và kết quả điều trị xuất sắc. 

Cách bảo vệ răng miệng 

Cách bảo vệ răng miệng cho người lớn

Một số thói quen nên được duy trì để đảm bảo răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa mảng bám vi khuẩn:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, tuy nhiên nên hạn chế đánh răng ngay sau khi ăn, uống vì điều này có thể làm yếu men răng.
  • Sử dụng bàn chải có đầu mềm, tránh gây tổn thương nướu.
  • Chỉ nha khoa khuyến cáo nên sử dụng 1 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám vi khuẩn ở chân và kẽ răng.
  • Cạo vôi răng nên được tiến hành mỗi năm một lần.

Cách bảo vệ răng miệng cho trẻ nhỏ

Một số cách bảo vệ răng miệng có thể được áp dụng cho trẻ nhỏ như: 

  • Sử dụng bàn chải có kích thước phù hợp (đầu nhỏ hơn và tay cầm lớn hơn, các loại bàn chải được dán nhãn dành cho nhóm tuổi trẻ em).
  • Sử dụng kem đánh răng có nhiều hương vị, điều này có thể hấp dẫn trẻ em vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.
  • Nên có sự hỗ trợ hoặc giám sát của người thân trong gia đình trong quá trình đánh răng của trẻ, nhất là ở độ tuổi từ 8 – 10 tuổi.
  • Không nên dùng chỉ nha khoa cho trẻ em vì chưa chứng minh được lợi ích của nó đối với trẻ em mà còn gây khó khăn trong thao tác. 
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng, ngừa đau lợi
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng, ngừa đau lợi

Câu hỏi thường gặp

Nổi cục cứng ở lợi không đau?

Nổi cục cứng ở lợi nhưng không đau có thể do khối u lành tính phát triển hoặc u thịt mọc ở vị trí mô nướu. Khi gặp trường hợp này, bạn có thể theo dõi và đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng đau hoặc bất thường khác.

Cắt lợi trùm có đau không?

Cắt lợi trùm với nhiều mục đích, chủ yếu là thẩm mỹ. Khi cắt lợi trùm sẽ có những biện pháp gây tê, gây mê tùy vào mức độ chịu đau của bạn nên sẽ đảm bảo an toàn.

Cách giảm đau lợi khi mọc răng khôn

Mọc răng khôn hầu hết sẽ gây đau lợi, đặc biệt là lợi trùm trên răng khôn. Thuốc giảm đau có thể được sử dụng, có thể kết hợp thêm chườm đá để giảm bớt tình trạng viêm. Tuy nhiên, nếu đã thử các cách trên mà vẫn không thấy bớt đau, cần đến ngay các phòng khám nha khoa để được tư vấn.

Cắt lợi bằng laser có đau không?

Cắt lợi bằng laser sẽ không xuất hiện cảm giác đau nhức. Trong quá trình cắt lợi, kỹ thuật viên sẽ được gây tê tại chỗ, đảm bảo thoải mái trong quá trình thực hiện kỹ thuật.

Đau nhức lợi là bệnh gì?

Đau nhức lợi có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất có thể là do việc vệ sinh răng miệng không triệt để dẫn đến vi khuẩn bám vào mảng thức ăn gây tình trạng viêm, đau nhức lợi.

Đau lợi thì phải làm sao?

Vệ sinh răng miệng đầy đủ kèm theo súc miệng bằng nước súc miệng chuyên biệt có chứa chlorhexidine trong thời gian đầu sẽ làm tình trạng đau lợi thuyên giảm trong đa số trường hợp.

Đau răng sưng lợi có mủ

Triệu chứng đau răng, sưng lợi kèm theo mủ có thể do nhiễm trùng răng miệng, nếu tình trạng này kèm theo sốt bạn nên đi khám sức khỏe răng miệng để được điều trị hợp lý.


Đau lợi là một tình trạng thường gặp ở hầu hết các thanh thiếu niên, nguyên nhân chủ yếu do thói quen vệ sinh và thức ăn thường ngày. Đau lợi kèm theo các triệu chứng như mủ, đau loét, sốt,… có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.