Đau răng cấm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau thường là do chấn thương hoặc do bệnh lý răng miệng. Khi gặp phải triệu chứng này, bạn cần phải đến bác sĩ nha khoa ngay để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Hãy cùng Docosan tìm hiểu một số thông tin về tình trạng đau răng cấm trong bài viết dưới đây nhé!
Đau rằng cấm là gì?
Cấu tạo của răng cấm bao gồm 3 lớp: lớp men, lớp ngà và cuối cùng là lớp tủy.
- Lớp men răng là lớp bao bọc ngoài cùng, có chức năng bảo vệ các cấu trúc ở bên trong và lớp men không đảm nhận cảm giác đau.
- Lớp bên cạnh men răng là lớp ngà răng, chứa nhiều ống ngà nhỏ. Bên trong các ống ngà này chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn các thực phẩm có vị chua hay ngọt, nóng hay lạnh,…
- Lớp trong cùng là tủy răng có chức năng nuôi dưỡng, tái tạo lớp tế bào ngà răng và cảm nhận kích thích từ bên ngoài. Do đó, các vấn đề về tủy như sang chấn do va đập, viêm tủy, chết tủy… gây đau nhức nhiều cho bệnh nhân.
Đau răng cấm ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng chính của răng hàm là chức năng nhai. Tình trạng đau kéo dài làm cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng xoay quanh đau răng cấm khá đa dạng với các cơn đau nhắc dữ dội có thể thoáng qua hoặc kéo dài hàng giờ đồng hồ:
- Cảm giác đau răng đột ngột
- Đau tăng lên khi nhai, cắn, va đập, đau giảm dần khi ngưng vận động của răng hàm
- Tăng nhạy cảm với nhiệt độ, cảm giác nóng lạnh hoặc vị chua, ngọt của đồ ăn hay thức uống
- Cơn đau có thể tự phát, thoáng qua hoặc kéo dài vài phút hoặc vài giờ.
- Sưng nướu hoặc vùng mặt có răng bị tổ thương.


Nguyên nhân đau răng cấm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng cấm, thường gặp nhất là do răng bị sâu hoặc bệnh viêm tủy răng. Sâu răng được miêu tả là các đốm đen nhỏ trên bề mặt răng được hình thành vi khuẩn trong nước bọt kết hợp acid tại các mảng bám và cao răng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể phải nhổ răng và gây đau nhức kéo dài dữ dội.
Khi tình trạng sâu răng xâm lấn vào lớp ngà, bệnh nhân cảm nhận tình trạng ê buốt răng khi đánh răng hay ăn uống. Nếu ảnh hưởng đến tủy, hậu quả có thể gây viêm tủy thậm chí là hoại tử gây ra các cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến chức năng nhai của bệnh nhân, ăn uống khó khăn.
Răng bị chấn thương hay va đập cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng cấm. Răng bị gãy, mẻ, nứt vỡ hoặc bất kỳ chấn thương đụng dập nào vào vùng răng cấm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tủy, hoại tử, viêm quanh nướu, áp xe chân răng,… khiến người bệnh bị đau nhức, ê buốt.
Đau răng có thể xảy ra theo từng, với mực độ nhẹ thì có thể đau tại chỗ, mức độ nặng hơn có thể các cơn đau dữ dội lan ra xung quanh. Trường hợp nặng hơn xuất hiện tình trạng đau dù không có bất kì tác động bên ngoài người bệnh cần đi khám sức khỏe để được bác sĩ hay nha sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
Khi mọc răng khôn cũng có thể gây ra tình trạng đau răng cấm do biến chứng của việc mọc răng khôn làm sưng viêm vùng nướu xung quanh, hạn chế các động tác nhai. Khi răng không mọc lệch, chúng có thể chèn ép sang các răng kế cận, thậm chí mọc xâm lấn ảnh hưởng tủy răng xung quanh.


Điều trị đau răng cấm như thế nào?
Cách duy nhất để cải thiện tình trạng đau nhức răng cấm là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa về răng hàm mặt. Nếu như chưa có điều kiện để đi khám nha khoa kịp thời để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tiến hành liệu trình điều trị phù hợp, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau đây để điều trị tình trạng đau răng cấm:
- Súc miệng bằng nước muối: giảm đau răng cấm bằng nước muối sinh lý là biện pháp điều trị khá đơn giản. Người bệnh cần súc miệng bằng nước muối sinh lý trong khoảng 30 giây rồi nhổ đi, súc miệng nhiều lần trong ngày thường là sau khi ăn để hạn chế các mảng bám lắng đọng gây bệnh, các cơn đau nhức răng sẽ giảm đáng kể khi thực hiện súc miệng thường xuyên.
- Súc miệng bằng nước trà xanh: nước trà xanh có tính kháng khuẩn nên có thể ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lý sâu răng. Súc miệng bằng trà xanh có thể xoa dịu các triệu chứng gây ra bởi tình trạng viêm nướu răng.
- Chườm đá: bạn có thể giảm tình trạng đau răng cấm bằng cách chườm đá vào vùng răng bị sưng đau. Khi thực hiện, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi đá tránh sử dụng đá để chườm trực tiếp lên da sẽ ảnh hưởng đến da.
- Súc miệng bằng nước cốt chanh: bạn có thể pha nước cốt chanh vào trong một cốc nước ấm để súc miệng vào sáng sớm, sau khi ăn. Điều này sẽ giúp răng được sạch sẽ, hạn chế các mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
Khi răng cấm có dấu hiệu bị đau nhức, ê buốt nghiêm trọng bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ đánh giá và thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn, trường hợp cần thiết sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra cấu trúc xương hàm và răng.


Tình trạng đau răng cấm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất phát từ nguyên nhân chấn thương, va đập, hoặc do một tình trạng bệnh lý gây viêm. Khi các triệu chứng xảy ra bạn cần đến bác sĩ hay nha sĩ ngay để kịp thời thăm khám chẩn đoán, hạn chế các biến chứng gây tổn thương sức khỏe răng miệng.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Nguồn tham khảo: NHS