4 hình thức điều trị viêm nha chu cơ bản mà bạn cần biết

Điều trị viêm nha chu sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng của người bệnh, khi thực tế viêm nha chu hiện là bệnh lý răng miện rất phổ biến ở đối tượng trung niên, người cao tuổi và nguyên nhân phổ biến gây rụng răng. Vậy những kinh nghiệm chữa viêm nha chu là gì? Có mấy cách chữa viêm nha chu răng? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ CKII Thái Uyển Nhi, chuyên Nha khoa, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Vigor Health.

Tổng quan về bệnh viêm nha chu

điều trị viêm nha chu
Tổng quan về bệnh viêm nha chu

Định nghĩa

Viêm nha chu (còn được gọi là bệnh nha chu) là tình trạng viêm các tổ chức xung quanh răng như chân răng, nướu răng. Bệnh viêm nha chu được phân loại thành hai nhóm chính, bao gồm:

  • Viêm lợi: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nhóm tuổi dậy thì.
  • Viêm nha chu: Thường có nguyên nhân là viêm lợi không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách.

Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã ước tính có tới khoảng 60% người mắc bệnh viêm nha chu ở độ tuổi 35 đến 45 tuổi. Đôi khi bệnh lý này cũng xuất hiện ở trẻ em này với triệu chứng viêm lợi, vôi răng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của viêm nha chu chính là sự sinh sôi của vi khuẩn tích tụ trong những mảng bám răng. Nếu không chải răng đúng cách và vệ sinh răng miệng tốt, các mảng bám sẽ dần dần tích tụ và khoáng hóa để hình thành vôi răng, đồng thời với sự gia tăng hàm lượng vi khuẩn. Độc tố sinh ra bởi vi khuẩn sẽ gây viêm nướu răng, hủy hoại mô nâng đỡ của răng khiến chân răng dần lung lay, dễ rụng.

Yếu tố nguy cơ của viêm nha chu bao gồm

  • Thiếu dinh dưỡng thiết yếu, vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai.
  • Khói thuốc lá
  • Bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, HIV
  • Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc

Triệu chứng

điều trị viêm nha chu
Triệu chứng viêm nha chu
  • Chảy máu chân răng khi chải răng
  • Viêm sưng đỏ nướu răng
  • Mảng bám kẽ răng và vôi răng.
  • Hôi miệng.
  • Dịch, mủ xì ra khi ấn vào chỗ nướu răng bị sưng (có thể do abcess)
  • Răng dễ di lệch, lung lay, cảm giác đau khi nhai.

Bệnh viêm nha chu thường tiến triển qua 2 giai đoạn viêm lợi rồi mới đến viêm nha chu. Nếu may mắn điều trị ở giai đoạn viêm lợi có thể giải quyết hoàn toàn tình trạng bệnh. Ngược lại, đa số các trường hợp viêm lợi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, lúc này quá trình viêm mạn sẽ phá hủy nhu mô nâng đỡ bên dưới nướu răng như dây chằng quanh răng, xương hàm. Khi đã bị viêm nha chu, nguy cơ rụng răng của người bệnh là khá cao.

Phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Điều quan trọng nhất trong phòng ngừa bệnh viêm nha chu là chải răng thường xuyên và đúng cách để loại bỏ các mảnh thức ăn bám trên bề mặt kẽ răng và khe nướu. Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần và lấy vôi răng định kì để đảm bảo vệ sinh răng miệng.

Nha sĩ có thể hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng đắn cũng như việc lựa chọn bàn chải đánh răng, việc dùng chỉ nha khoa để lấy sạch mảnh thức ăn bám ở kẽ răng cũng như lựa chọn dung dịch súc miệng an toàn mà hiệu quả, kem đánh răng phù hợp để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho người bệnh và phòng ngừa tối ưu khả năng bị viêm nha chu.

Biện pháp điều trị viêm nha chu

điều trị viêm nha chu
Biện pháp điều trị viêm nha chu

Điều trị viêm nha chu khẩn cấp

Khi viêm nha chu tiến triển thành ổ abcess (ổ mủ) ở vùng nướu răng, niêm mạc thì sẽ có chỉ định điều trị viêm nha chu khẩn cấp.

Triệu chứng thường gặp là niêm mạc sưng đỏ, sờ thấy khối phập phều, đau từ ít tới nhiều. Ổ abcess có thể tự giới hạn khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh, tuy nhiên bệnh vẫn còn và chuyển thành tình trạng viêm mạn tính, sau đó thỉnh thoảng sẽ tái phát những đợt cấp tính, tình trạng đó sẽ lặp đi lặp lại và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

  • Thay thế hoặc chỉnh sửa tất cả các những miếng trám, phục hình sai kỹ thuật.
  • Tìm và đánh giá xem răng nào cần phải nhổ bỏ.
  • Nếu có răng bị lung lay thì tìm cách cố định răng.
  • Tiến hạnh phục hình răng tạm thời.
  • Cạo vôi răng, vệ sinh gốc răng.
  • Bôi (chấm) thuốc kháng viêm, sát khuẩn.

Điều trị viêm nha chu bằng phẫu thuật

Lưu ý, phẫu thuật chỉ được thực hiện khi đã điều trị bằng các biện pháp thông thường vẫn không cải thiện được tình trạng bệnh, hoặc đã có cải thiện như bệnh vẫn tái đi tái lại. Phẫu thuật trong điều trị viêm nha chu thường bao gồm các loại như sau:

  • Loại bỏ ổ viêm nha chu: Cắt rạch, làm nông ổ nha chu, tiện lợi cho việc chải răng, vệ sinh các mảng bám trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Mô nha chu và xương hàm bị phá hủy tạo hình thành ổ nha chu quanh răng. Các ổ nha chu khi xâm lấn càng sâu sẽ càng chứa đựng thêm nhiều vi khuẩn và phá hủy thêm nhiều cấu trúc xương và mô nha chu hơn, khiến cho răng không còn vững chắc, lung lay nhiều. Vì thế bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo lại cấu trúc xương và mô nha chu đã bị phá hủy.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng trong bệnh viêm nha chu bị lộ ra ngoài là hậu quả của tình trạng tụt nướu. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật ở 1 hay nhiều răng để đem lại sự trọn vẹn của đường viền rướu răng, ngoài ra có thể giúp cải thiện triệu chứng ê buốt răng. Phương pháp ghép mô mềm sẽ giúp phục hồi những thương tổn và ngăn ngừa tụt nướu tái phát gây phá hủy thêm mô nướu và cấu trúc xương quanh răng.

Điều trị viêm nha chu duy trì

Sau khi đã được các bác sĩ điều trị tích cực và ổn định thể trạng, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi, tái khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra hiệu quả và việc đáp ứng điều trị, từ đó giúp kiểm soát, phòng ngừa  viêm nha chu tái phát và gây ra những biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng, abcess, rụng răng.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 4 hình thức điều trị viêm nha chu cơ bản mà bạn cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com