Tại sao nên lấy cao răng? Chi phí và quy trình thực hiện

Lấy cao răng (hay còn gọi là cạo vôi răng) là quá trình các nha sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng kết hợp với các kỹ thuật: cạo, đánh bóng răng nhằm loại bỏ những mảng bám bị vôi hóa. Phương pháp này có thao tác khá đơn giản và không gây hại cho răng. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những lý do nên lấy cao răng và quy trình lấy vôi răng tiêu chuẩn nhé!

Có nên lấy cao răng không?

Cao răng là một trong những bệnh về răng miệng phổ biến, làm mất thẩm mỹ và gây nên nhiều bệnh lý như: đau nhức chân răng, hôi miệng, viêm nướu, v.v. Dưới đây là những lợi ích từ việc lấy cao răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngăn ngừa chảy máu chân răng: Mảng bám quanh chân răng sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Do đó, cao răng sẽ làm cho vùng nướu, lợi  dễ bị viêm nhiễm và chảy máu. Lấy cao răng là cách giúp chân răng được thông thoáng và ngăn chặn được tình trạng viêm nướu.
  • Phòng tránh các bệnh lý răng miệng: Khi lớp vôi răng được hình thành, chúng sẽ thu hút một số loài vi khuẩn như Veillonella, Actinomyces, Capnocytophaga hay Streptococcus (vi khuẩn gây sâu răng). Nếu không sớm được làm sạch, các chủng vi khuẩn này sẽ xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý như: hôi miệng, viêm nướu, áp xe, v.v.
  •  Lợi ích giúp răng trở nên trắng sáng hơn: Cao răng thường sẽ có màu vàng hoặc nặng hơn là nâu, đen. Khi có quá nhiều mảng bám vôi răng thì vô tình nụ cười của bạn sẽ trở nên mất thẩm mỹ và kém duyên hơn. Không những vậy, vôi răng cũng dễ bị nhiễm màu nên khi sử dụng trà hay cà phê chúng sẽ nhanh chóng chuyển qua màu đậm hơn, gây mất thẩm mỹ nhiều hơn thông thường.
lay cao rang la gi
Hình ảnh trước và sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng giá bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí cạo vôi răng thường dao động từ 200.000 đồng – 800.000 đồng tùy thuộc vào lượng vôi của khách hàng. Với những khách hàng có lượng vôi ít, chi phí thường vào khoảng 200.000 đồng. Đối với những khách hàng có lượng vôi răng nhiều do ít cạo vôi răng hoặc hút thuốc lá thường xuyên v.v. thì thường mức giá lấy cao răng sẽ cao hơn.

Chính vì vậy, việc lấy cao răng định kỳ không chỉ giúp bạn có một hàm răng khoẻ mạnh mà còn tiết kiệm chi phí cạo vôi răng.

Quy trình lấy cao răng được thực hiện ra sao?

Bước 1: Thăm khám và tư vấn cách điều trị

Thăm khám là bước quan trọng đầu tiên để xác định được mức độ cao răng. Từ kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng trước khi cạo men răng

Ở Bước này, các bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch y tế chuyên dụng để vệ sinh răng miệng trước khi thực hiện loại bỏ cao răng.

Việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp làm lộ ra phần cao răng cần lấy, giảm thiểu nguy cơ cao răng bị sót lại. Đồng thời, đảm bảo môi trường sạch khuẩn trước khi cạo men răng.

Bước 3: Tiến hành lấy cao răng

Để việc lấy cao răng đạt kết quả cao nhất, bác sĩ sẽ cạo vôi răng trên toàn bộ hàm. Các mảng bám răng ở mặt trước, sau, đường viền nướu, các kẽ răng v.v. sẽ được làm sạch hoàn toàn một cách nhẹ nhàng.

lay cao rang
Kết quả sau khi thực hiện lấy cao răng

Bước 4: Đánh bóng và kết thúc quy trình

Bước đánh bóng sẽ giúp răng bạn trắng sáng, loại bỏ nốt những mảng bám còn sót lại trên răng và hỗ trợ ngăn ngừa các mảng bám quay trở lại.

Thông thường, quá trình lấy men răng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 15-20 phút/ ca tùy trình trạng răng.

Những lưu ý sau khi cạo vôi răng

Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm, vì vậy nếu không chăm sóc đúng cách, răng miệng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tích tụ lại mảng bám. Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng như sau:

  • Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ quá thấp hoặc cao có thể gây tổn hại đến men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
  • Không nên hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola v.v. sau khi lấy cao răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.
  • Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách, dùng lực vừa phải chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
  • Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Những câu hỏi thường gặp về việc lấy cao răng

Vôi răng là gì?

Vôi răng (hay cao răng) hình thành từ những mảng vụn thức ăn còn dư thừa và chưa được làm sạch trên bề mặt răng hoặc giữa răng với nướu. Sau một thời gian, những mảng bám này sẽ bị vôi hoá do khoáng chất có trong nước bọt và trở nên cứng hơn, không thể làm sạch bằng bàn chải bình thường.u003cbru003eVôi răng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại cho răng phát triển, từ đó gây ra các bệnh như: viêm nướu, viêm nha chu v.v. ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.

Khi nào nên cạo vôi răng?

Đối với khách hàng có sức khỏe răng miệng tốt nên đến nha khoa để lấy vôi răng ít nhất tầm 6 tháng/lần.u003cbru003eĐối với những khách hàng có men răng sần sùi, tích tụ nhiều mảng bám thức ăn dư thừa do thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc v.v. nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.u003cbru003eTình trạng vôi răng để lâu ngày có thể gây viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu. Vôi răng cũng là thủ phạm khiến cho hơi thở của bạn nặng mùi.u003cbru003eThường xuyên thăm khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng/ lần còn giúp cho khách hàng biết được tình trạng răng miệng hiện tại, sớm phát hiện các bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.

Cạo vôi răng có đau hay không?

Nhìn chung, cạo vôi răng không gây ra đau đơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau trong các trường hợp sau:u003cbru003eu003cstrongu003e- Tình trạng sức khỏe răng miệng của Khách hàng:u003c/strongu003e Nếu khách hàng đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.u003cbru003eu003cbru003e- u003cstrongu003eMức độ vôi răng:u003c/strongu003e Cao răng nằm ở thân răng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Quá trình lấy cao răng thường diễn ra nhanh chóng trong khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.u003cbru003eu003cbru003e- u003cstrongu003eKỹ thuật lấy vôi răng:u003c/strongu003e Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay, dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn. Đây là kỹ thuật lấy vôi răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho khách hàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.u003cbru003eCấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng. Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các phần xung quanh.u003cbru003eu003cbru003e- u003cstrongu003eTay nghề của bác sĩ:u003c/strongu003e Nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, việc lấy vôi răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi v.v. bạn sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào.u003cbru003eQuá trình cạo vôi răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.

Bác sĩ Nha khoa tư vấn và thực hiện cạo vôi răng

  • BS. Mai Ngọc Yến đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị trong lĩnh vực Nha khoa.
  • BS. Lê Nguyễn Như Ngọc đã có trên 10 năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện Quốc tế lớn và nhiều nha khoa lâu đời.
  • Nha khoa 2000 quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng.

Lấy vôi răng sẽ phát huy hiệu qủa nếu thực hiện đúng như chỉ định của các bác sĩ, và chỉ nên lấy vôi răng theo định kỳ khoảng 3 đến 6 tháng/1 lần. Không nên lạm dụng để lấy vôi răng quá thường xuyên, để tránh ảnh hưởng đến men răng.

Cạo vôi răng có đau không phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật và các thao tác lấy cao răng của bác sĩ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ê buốt, bạn chỉ nên lựa chọn các phòng khám nha khoa, trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline

Contact Me on Zalo
Call Now Button