Một số điều bạn cần biết về bệnh viêm sưng lợi có mủ

Một trong những bệnh lý thường gặp về răng miệng đó là sưng lợi có mủ (viêm nướu răng mủ). Vậy lợi sưng có mủ là gì? Người bị sâu răng sưng lợi có mủ nghiêm trọng hơn hay không? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về sưng lợi có mủ

Sưng lợi răng có mủ (viêm sưng nướu răng có mủ) là tình trạng nhiễm trùng nướu răng, tạo ra các ổ mủ xung quanh vị trí chân răng gây sưng đỏ và đau nhức cho người bệnh. Bên trong ổ mủ thường có chứa mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn và bạch cầu. Vì vậy hơi thở của người mắc bệnh sưng lợi có mủ thường rất hôi, khó chịu cho những người xung quanh.

Bệnh sưng lợi có mủ nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như toàn bộ cơ thể như mất răng, nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân của sưng lợi có mủ

Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách

sưng lợi có mủ
Thói quen vệ sinh răng miệng sai cách

Đây là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh sưng lợi có mủ, chúng bao gồm việc dùng bàn chải quá cũ (lông bị tòe và cứng), đánh răng với lực quá mạnh hoặc xỉa răng bằng tăm và vô tình đâm vào nướu… khiến nướu bị tổn thương. Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ xâm nhập vào những vết thương này, gây nên tình trạng viêm nhiễm, nếu kéo dài và  không được điều trị kịp thời, đúng lúc thì sẽ tiến triển đến viêm sưng lợi có mủ.

Bệnh lý về răng và nướu

Các bệnh lý như viêm tủy, viêm nha chu cũng là nguyên nhân của tình trạng sưng lợi có mủ. Những triệu chứng kèm theo đó chính là viêm đau vùng bị nhiễm trùng, ê buốt răng. Hai bệnh này đều có thể tiến triển thành biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Thay đổi hormone khi mang thai

sưng lợi có mủ
Thay đổi hormone khi mang thai

Sự thay đổi hormone khi đang mang thai biểu hiện ở việc gia tăng hàm lượng progesterone và estrogen trong cơ thể. Sự thay đổi này làm giãn nở, gấp khúc hệ mao mạch ở nướu, gây ứ đọng dịch huyết và gây tăng tính thấm của thành mao mạch, từ đó tăng nguy cơ gây viêm lợi.

Ở tình trạng này, nếu không chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng thì tình trạng viêm sưng nướu có thể ngày càng nặng hơn, dễ bị chảy máu và tiến triển thành sưng lợi có mủ.

Mọc răng khôn

Người có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cũng có thể dẫn làm cho nướu răng bị viêm sưng và tạo mủ. Cảm giác khó chịu khác kèm theo đó là cảm giác đau nhức phía trong cùng của hàm – nơi mọc của răng khôn, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nói chuyện và ăn uống.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Người hay ăn nhiều đồ cay nóng dễ bị bỏng nướu hơn bình thường, kết hợp với thói quen không chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn thường trú ở miệng xâm nhập vào nơi niêm mạc nướu bị tổn thương, gây viêm nướu và lâu ngày sẽ tiến triển thành sưng lợi có mủ.

Xem thêm: Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới: Nguyên nhân và điều trị

Triệu chứng sưng lợi có mủ trắng

  • Đau nhức răng có thể lan ra cả vùng hàm, đến mang tai hoặc xuống cổ. Tần suất xuất hiện và thời gian mỗi cơn phụ thuộc mức độ viêm sưng lợi có mủ.
  • Nướu răng sưng nề, tấy đỏ, dễ chảy máu, rất đau, kèm theo vùng da mặt ở nơi viêm bị sưng đỏ.
  • Ăn uống khó khăn, nhất là khi ăn thức ăn cứng, vì nướu răng bị bệnh sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị đau khi va chạm.
  • Hôi miệng và miệng có vị đắng là những triệu chứng thường gặp ở bệnh sưng lợi có mủ. Mùi hôi do mủ dễ khiến bệnh nhân xấu hổ khi giao tiếp. Bên cạnh đó, đắng miệng sẽ ảnh hưởng nhiều đến vị giác của bệnh nhân, khiến họ chán ăn, ăn không được ngon miệng.
  • Sốt là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể giúp tự bảo vệ khi bị các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) xâm nhập vào. Người bị sưng lợi có mủ có thể bị sốt hoặc không, và nếu được điều trị đúng cách có thể hạ sốt, cải thiện tốt tình trạng bệnh.
  • Nổi hạch cổ do tình trạng viêm sưng lợi có mủ có thể có hoặc không, vì vùng cổ chứa nhiều hạch bạch huyết, chúng dễ bị phì đại khi cơ thể bị nhiễm trùng (cụ thể ở đây là sưng lợi có mủ).

Điều trị sưng lợi có mủ

Gừng

Gừng trong quan điểm Đông y có vai trò kháng khuẩn, kháng viêm và hoạt chất trong gừng tươi giúp hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Do đó, việc uống trà gừng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm sưng lợi có mủ.

Hoa cúc

Theo đông y, vai trò của hoa cúc là giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Vì vậy người bị viêm sưng lợi có mủ có thể lựa chọn uống trà hoa cúc mỗi ngày nhằm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra.

Kinh giới

Kinh giới được biết đến với khả năng sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng tương đối tốt so với các phương thuốc đông y khác. Có thể súc miệng bằng nước đun lá kinh giới để cải thiện tình trạng sưng lợi có mủ.

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý NaCl cũng có tính sát khuẩn nên cũng có tác dụng tương đối hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị sưng lợi có mủ. Duy trì súc miệng với nước muối sinh lý tối thiểu 2 lần/ ngày sẽ đem lại hiệu quả đáng kể.

sưng lợi có mủ
Súc miệng với nước muối sinh lý hỗ trợ điều trị sưng lợi có mủ

Thăm khám bác sĩ nha khoa

sưng lợi có mủ
Thăm khám bác sĩ nha khoa trong trường hợp sưng lợi có mủ mức độ nặng

Những cách nêu trên chỉ áp dụng cho viêm sưng lợi có mủ mức độ trung bình và nhẹ. Trong trường hợp mức độ nặng, chúng có thể không độc lập cải thiện được tình trạng viêm sưng nướu răng mà chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị. Lúc này bệnh nhân cần đi khám bác sĩ nha khoa để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhằm cải thiện tối ưu tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com