Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà phụ huynh cần biết

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà là một trong những phương pháp điều trị bênh tay chân miệng mà phụ huynh cần biết để chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em trong những nam đầu đời. Bệnh xuất hiện rải rải rác quanh năm nhưng có xu hướng tăng mạnh vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh được ghi nhận ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus sống ở đường ruột, có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác. Con đường giúp lây lan bệnh thường gặp nhất là đường tiêu hóa. Tại Việt Nam, tác nhân gây bệnh thường gặp là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71).

Bệnh có khả năng lây từ người sang người và gây dịch mỗi năm ở khắp các địa phương trên cả nước, số ca bệnh tăng nhanh trong những khoảng thời gian đỉnh dịch. Những yếu tố khiến bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em đó là do có sinh hoạt ở môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo hay công viên, khu vui chơi,…

Biểu hiện chính của hầu hết các ca bệnh tay chân miệng trẻ em là các sang thương xuất hiện trên da và niêm mạc ở các vị trí thường gặp như niêm mạc miệng, niêm mạc má, lòng bàn tay, lòng bàn chân… Ở các cấp độ cao hơn, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, cách điều trị tay chân miệng chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng, nâng đỡ thể trạng, xây dựng các biện pháp dự phòng và điều trị biến chứng xảy ra ở trẻ nếu có.

Để tránh gây quá tải cho bệnh viện và hạn chế các rủi ro khi nằm viện cũng như giúp cho các bậc cha mẹ tiết kiệm chi phí điều trị thì hầu hết các ca bệnh tay chân miệng độ 1 hoặc bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Do đó, cha mẹ cần nắm bắt một cách chính xác cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà để có thể chăm sóc bé tốt hơn khi bị bệnh.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Đa số các trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường sốt nhẹ < 38,5 độ C , xuất hiện một số triệu chứng như loét miệng, hồng ban mụn nước rải rác ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Hầu hết các trẻ khi bị bệnh ở trạng thái tỉnh táo, chơi đùa thường được chỉ định điều trị ngoại trú. Thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà thường được sử dụng là thuốc uống theo toa: hạ sốt, giảm đau. Cần hạ sốt khi sốt > 38 độ C bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống), nếu chưa hạ sốt thì có thể lặp lại trong mỗi 4-6h.

Điều trị chân tay miệng ở trẻ em hiện nay còn gặp nhiều do khó khăn vì bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị chính yếu là điều trị triệu chứng và kết hợp các biện pháp điều trị tích cực để duy trì sức khỏe cho bé và giảm độ nặng nếu xảy ra biến chứng nguy hiểm. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà như sau:

  • Hạ sốt: khi trẻ có dấu hiệu sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần sử dụng ngay hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị
  • Bù đủ nước và điện giải: cho trẻ uống nhiều nước và dung dịch điện giải như oresol trong trường hợp bé không uống nước đủ
  • Trường hợp trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm…
  • Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà bằng nước sát khuẩn: lau miệng trước và sau ăn bằng glycerin borat. Sử dụng các dung dịch có có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, san thương ở miệng mau lành sẽ giúp bé ăn ngon hơn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Khi nghi ngờ bé có các dấu hiệu, triệu chứng não – màng não: có sự thay đổi về tri giác, sốt co giật thì nên dưa bé đến bệnh viện ngay.

Khi nào cần đưa trẻ đi tái khám ngay: cha mẹ cần lưu ý khi bé có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt
  • Thở bất thường, nhịp thở tăng nhanh, thở sâu, thở mệt
  • Quấy khóc không thể dỗ nín
  • Khó ngủ,ngủ li bì hoặc ngủ gà kêu không tỉnh dậy
  • Giật mình chới với
  • Ngồi không vững, bước đi loạng choạng
  • Run tay, chân
  • Co giật
  • Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
  • Da nổi vân tím hoặc xanh tái

Như vậy, có thể thấy rằng cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà không quá khó, điều ba mẹ cần ghi nhớ đó là tuân thủ quy tắc điều trị. Đồng thời cần phải lưu y các dấu hiệu chuyển độ.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Cha mẹ tuyệt đối không nên:

  • Không được sử dụng Aspirin để giảm đau cho trẻ em vì nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết
  • Không tự ý mua kháng sinh cho trẻ uống
  • Không được sử dụng chanh hay muối để sát trùng vết thương cho bé vì có thể sẽ gây đau , xót, tổn thương da và để lại sẹo cho bé.

Bên cạnh cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà bằng thuốc thì việc xây dựng cho bé chế độ chăm sóc tốt và đầy đủ dinh dưỡng cũng cần được lưu ý:

  • Cần cho trẻ sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng mà trẻ ưa thích
  • Hạn chế các loại thức ăn cứng, dai, cay, nóng vì dễ kích thích sang thương của bé
  • Hạn chế chạm vào các vết thương của bé vì dễ gây đau, làm bé ăn không ngon, biếng ăn dẫn đến dinh dưỡng không đầy đủ
  • Nếu trẻ bị sốt cao, cần chườm ấm cho trẻ để hạ nhiệt, đây là cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà thường gặp nhất. Nếu vẫn tiếp tục tình trạng sốt cao, có thể dùng hạ sốt paracetamol dưới sự hướng dẫn của bac sĩ về liều lượng, cách dùng để tránh tình trạng ngộ độc thuốc hoặc quá liều dẫn đến tổn thương gan thận của bé, thậm chí có thể tử vong nếu sử dụng bừa bãi.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên hỏi bác sĩ về các dấu hiệu nhận biết những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tay chân miệng như sốt cao, li bì, khó thở, nôn ói, hôn mê… để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Docosan cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm đọc bài viết “Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà phụ huynh cần biết”. Khi cha mẹ phát hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám, trường hợp được chỉ định điều trị ngoại trú, cha mẹ cần phải biết cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà để chăm sóc bé tốt hơn.


Nguồn tham khảo: NHS

Có thể bạn quan tâm