Top 8 dấu hiệu Trẻ bị bắt nạt phụ huynh nên biết

Trẻ bị bắt nạt đã và đang là tình trạng của nhiều gia đình. Mỗi hành vi bắt nạt đều để lại những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển của trẻ hiện tại và cả sau này. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để phát hiện và hỗ trợ con mình kịp thời. Vậy trẻ bị bắt nạt có những dấu hiệu gì và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng  Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bắt nạt là gì?

Bắt nạt là hành vi hung hăng, liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực. Hành vi đó có thể được lặp lại hoặc có khả năng lặp lại theo thời gian. Cả những đứa trẻ bị bắt nạt và những đứa trẻ bắt nạt người khác đều có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và lâu dài.

Để được coi là bắt nạt, hành vi đó phải mang tính hung hăng và bao gồm:

  • Mất cân bằng quyền lực: Những đứa trẻ sử dụng quyền lực của mình (chẳng hạn như sức mạnh thể chất hoặc sự nổi tiếng) để kiểm soát hoặc làm hại người khác.
  • Lặp lại: Hành vi bắt nạt xảy ra nhiều lần hoặc có khả năng xảy ra nhiều lần.

Trẻ bị bắt nạt có thể đối mặt với các hành vi như bị đe dọa, lan truyền tin đồn, bị tấn công về mặt thể chất hoặc bằng lời nói và cố tình bị tách biệt ra khỏi nhóm. Hành vi bắt nạt có thể được chia thành 3 loại:

  • Bắt nạt bằng thể chất: Bao gồm các hành vi như đánh, đá, véo, xô đẩy, lấy hoặc làm vỡ đồ của ai đó, có cử chỉ tay ác ý hoặc thô lỗ,…
  • Bắt nạt xã hội: Bao gồm các hành vi như cố tình bỏ ai đó ra ngoài, nói với những đứa trẻ khác không được làm bạn với ai đó, truyền bá tin đồn về ai đó,…
  • Bắt nạt bằng lời nói: Bao gồm các hành vi như trêu chọc, chế nhạo, đe dọa gây tổn hại,…

Những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất phải đối mặt với nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Đây thường là trẻ em đến từ các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em có bản dạng giới khác nhau, trẻ em khuyết tật hoặc trẻ em di cư và tị nạn. 

Trẻ bị bắt nạt có thể xảy ra ở trường (khi giáo viên không có mặt), đi học, về nhà, trên sân chơi hoặc ở khu vực lân cận (khi không có sự giám sát của bố mẹ), hoặc thông qua các phương thức điện tử, chẳng hạn như mạng xã hội, tin nhắn,…

Trẻ bị bắt nạt thông qua mạng xã hội
Trẻ bị bắt nạt thông qua mạng xã hội

Tại sao trẻ bị bắt nạt?

Nhìn chung, trẻ bị bắt nạt có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:

  • Bị coi là khác biệt so với các bạn cùng lứa tuổi, chẳng hạn như thừa cân hoặc thiếu cân, đeo kính hoặc mặc quần áo khác, mới đến trường hoặc không có những điều mà trẻ cho là “ngầu”.
  • Bị coi là yếu đuối hoặc không có khả năng tự vệ.
  • Ít “nổi tiếng” hơn những người khác và có ít bạn bè.
  • Không hòa hợp với người khác, bị coi là người khó chịu hoặc gây sự chú ý cho người khác.

Trẻ bị bắt nạt có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nếu chúng ta không có sự quan tâm đúng cách. Không chỉ riêng về phía phụ huynh, giáo viên mà chính mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ và có phương án lên tiếng, can thiệp bảo vệ trẻ em khi thấy chúng bị bắt nạt. 

Đối với những đứa trẻ bắt nạt người khác, chúng không cần phải mạnh hơn hay to lớn hơn đối tượng bắt nạt và thường có nhiều hơn một trong những đặc điểm sau đây:

  • Hung hăng hoặc dễ nản lòng
  • Có ít sự quan tâm của phụ huynh hơn
  • Có vấn đề ở nhà
  • Nghĩ xấu về người khác
  • Gặp khó khăn trong việc tuân theo các quy tắc
  • Nhìn bạo lực theo hướng tích cực
  • Có bạn bè bắt nạt người khác.

Những đứa trẻ có hành vi bắt nạt người khác, cần phải được hỗ trợ để thay đổi và giải quyết các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến hành vi của mình.

Dấu hiệu khi trẻ bị bắt nạt

Nhận biết các dấu hiệu này là bước quan trọng đầu tiên trong việc xử lý tình trạng bắt nạt. Có nhiều dấu hiệu cảnh báo cho trẻ bị bắt nạt, chẳng hạn như:

  • Xuất hiện những vết thương không rõ lý do.
  • Quần áo, sách vở, đồ dùng học tập hoặc đồ trang sức bị mất hoặc bị hư hỏng.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng, cảm thấy ốm yếu hoặc giả bệnh.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như đột ngột bỏ bữa hoặc ăn uống vô độ.
  • Khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng.
  • Điểm kém, mất hứng thú học tập hoặc không muốn đến trường.
  • Đột ngột không chơi chung với bạn bè hoặc trốn tránh các hoạt động xã hội.
  • Những hành vi tự hủy hoại bản thân như bỏ nhà đi, làm hại bản thân hoặc thậm chí nói về việc tự tử. 
Đột ngột không chơi chung với bạn bè là dấu hiệu trẻ bị bắt nạt
Đột ngột không chơi chung với bạn bè là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị bắt nạt

Những dấu hiệu này cũng có thể là do các vấn đề khác, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lạm dụng chất gây nghiện. Để hiểu rõ và xác định đúng nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, bạn nên dành thời gian quan sát và nói chuyện với trẻ nhiều hơn.

Trẻ bị bắt nạt có thể khiến trẻ cảm thấy bất lực, có thể muốn tự mình giải quyết hoặc quá sợ hãi đối tượng bắt nạt nên chúng thường không kể cho bố mẹ vấn đề mình đang gặp phải. Tuy nhiên, hành vi bắt nạt lại mang đến rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, chính vì vậy, sự nhận thức của xã hội rất quan trọng để ngăn chặn và giải quyết tình huống này.

Những hậu quả của hành vi bắt nạt trẻ em

Hành vi bắt nạt là một vấn đề nghiêm trọng, có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với trẻ bị bắt nạt, cá nhân bắt nạt, cũng như người ngoài cuộc có mặt trong việc bắt nạt.

Những đứa trẻ bị bắt nạt

Những đứa trẻ bị bắt nạt có thể gặp các vấn đề tiêu cực về thể chất, xã hội, cảm xúc, học tập và sức khỏe tâm thần. Những đứa trẻ bị bắt nạt có nhiều khả năng gặp phải:

  • Trầm cảm và lo lắng, cảm giác buồn bã và cô đơn gia tăng, thay đổi thói quen ngủ và ăn uống, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích. Những vấn đề này có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
  • Giảm thành tích học tập, có nhiều khả năng nghỉ học hoặc bỏ học.
  • Một số rất nhỏ trẻ bị bắt nạt có thể trả thù bằng các biện pháp cực kỳ bạo lực.

Những đứa trẻ bắt nạt người khác

Những đứa trẻ bắt nạt người khác cũng có thể tham gia vào các hành vi bạo lực và nguy hiểm khác khi trưởng thành. Những đứa trẻ bắt nạt có nhiều khả năng:

  • Lạm dụng rượu và các loại ma túy khác ở tuổi thiếu niên và khi trưởng thành.
  • Đánh nhau, phá hoại tài sản rồi bỏ học.
  • Tham gia hoạt động tình dục sớm.
  • Có tiền án và phạt vi phạm giao thông khi trưởng thành.
  • Có hành vi ngược đãi đối với bạn tình, vợ/chồng hoặc con cái của họ khi trưởng thành.
trẻ bắt nạt người khác có nguy cơ tham gia vào các hành vi bạo lực
Những đứa trẻ bắt nạt người khác có nguy cơ tham gia vào các hành vi bạo lực và nguy hiểm khác khi trưởng thành

Những đứa trẻ chứng kiến việc bắt nạt

Những đứa trẻ chứng kiến sự bắt nạt có nhiều khả năng:

  • Tăng cường sử dụng thuốc lá, rượu hoặc các loại ma túy khác.
  • Có các vấn đề về sức khỏe tâm thần gia tăng, bao gồm trầm cảm và lo lắng.
  • Nghỉ học hoặc trốn học.

Hành vi bắt nạt không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tính cách, xu hướng phát triển sau này của trẻ nếu không được can thiệp, hỗ trợ từ xã hội.

Làm thế nào khi trẻ bị bắt nạt?

Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi biết con mình bị bắt nạt. Hãy cho trẻ biết bạn luôn ở bên cạnh, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ. Vậy làm sao khi trẻ bị bắt nạt? Dưới đây là một số phương án bạn có thể tham khảo để giúp đỡ và hỗ trợ trẻ xử lý tình huống:

Tìm đến chuyên gia tâm lý

Khi trẻ bị bắt nạt, việc tìm đến chuyên gia tâm lý sẽ giúp bố mẹ có những phương án ứng xử phù hợp với tình huống của con em mình. Một số địa chỉ uy tín, bạn có thể tham khảo sau đây:

Viện Tâm Lý Sunnycare

Viện Tâm lý Sunnycare thực hiện chức năng tham vấn – tâm lý trị liệu chuyên sâu mọi lĩnh vực bao gồm cả tâm lý trẻ em. Thêm vào đó Sunnycare cung cấp đa dạng các hình thức tham vấn (trực tiếp/ online) với đội ngũ chuyên gia có bằng cấp, chứng chỉ đầy đủ. Chính vì vậy bố mẹ có thể yên tâm tin tưởng đưa con em đến thăm khám khi nghi ngờ trẻ bị bắt nạt.

FMP Group | Family Medical Practice

Family Medical Practice là hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế. Phòng khám cung cấp dịch vụ khám tâm lý cho trẻ em với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp đến từ khắp nơi trên thế giới. Family Medical Practice là một trong những địa chỉ uy tín khi bạn có nhu cầu thăm khám tâm lý cho trẻ, đặc biệt là trong tình huống trẻ bị bắt nạt. 

Công Ty TNHH Tham Vấn Tâm Lý Giang Vũ

Công Ty TNHH Tham Vấn Tâm Lý Giang Vũ là văn phòng thực hành trị liệu tâm lý của hai nhà tâm lý học là NCS.TS Trần Anh Vũ và NCS.TS Đặng Thị Kiều Giang. Với sự chuyên nghiệp và kiến thức chuyên môn vững vàng về tâm lý trị liệu, bố mẹ có thể liên hệ với phòng khám khi cần tư vấn về tâm lý cho trẻ bị bắt nạt, để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Công Ty Cổ Phần Softenmind

SoftenMind là nền tảng tiên phong về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Softenmind cung cấp gói tham vấn tâm lý cho trẻ trên nền tảng online, giúp các gia đình tối ưu chi phí khám bệnh bên cạnh đó vẫn có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý chuyên nghiệp. Với SoftenMind, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ khi trẻ bị bắt nạt mà không cần phải đối mặt với các hạn chế về vị trí hoặc thời gian. 

Trung tâm trị liệu, tham vấn tư vấn Tâm Lý Mindcare

Tham vấn tâm lý MindCare là thương hiệu của Công ty TNHH Viện Tâm Lý và Giáo Dục Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Tâm lý học, với 2 trụ sở ở Hà NộiTP. HCM. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, Mindcare cung cấp các dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy khi có nhu cầu thăm khám tâm lý cho trẻ bị bắt nạt, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn MindCare.

Lắng nghe trẻ một cách cởi mở và bình tĩnh

Hãy tập trung vào việc khiến trẻ cảm thấy được lắng nghe và hỗ trợ thay vì cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi bắt nạt hoặc cố gắng giải quyết vấn đề. Chắc chắn rằng trẻ nhận biết rằng đó không phải là lỗi của mình. 

Hỗ trợ các hoạt động mà trẻ quan tâm, bằng cách tham gia các hoạt động như thể thao, nhóm nhạc hoặc câu lạc bộ, trẻ sẽ phát triển những khả năng và kỹ năng xã hội mới. Khi trẻ cảm thấy hài lòng về cách chúng liên hệ với người khác, chúng sẽ ít bị bắt nạt hơn.

Cha mẹ cần lắng nghe trẻ chia sẻ một cách bình tĩnh và cởi mở
Cha mẹ cần lắng nghe trẻ chia sẻ một cách bình tĩnh và cởi mở

Trấn an trẻ

Nói với trẻ rằng bạn tin tưởng chúng, bạn rất vui vì con đã chia sẻ điều này với bạn và bạn sẽ cố gắng hết sức để tìm sự giúp đỡ.

Bạn cũng có thể dạy trẻ khi nào và làm thế nào để yêu cầu giúp đỡ. Không nên ngại nhờ người lớn giúp đỡ khi bị bắt nạt. Vì một số trẻ cảm thấy xấu hổ khi bị bắt nạt nên cha mẹ cần cho con biết việc bị bắt nạt không phải lỗi của chúng.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ trẻ

Đối với trẻ, việc có cha mẹ hỗ trợ là điều cần thiết để đối phó với những ảnh hưởng của việc bắt nạt. Hãy cho trẻ biết rằng chúng có thể nói chuyện với bạn bất cứ lúc nào.

Làm thế nào để ngăn chặn trẻ bị bắt nạt

Bước đầu tiên để giữ an toàn cho trẻ, là đảm bảo chúng nhận biết được vấn đề đang diễn ra với mình. Ngăn chặn trẻ bị bắt nạt là một quá trình kết hợp nhiều biện pháp từ cả gia đình, trường học và cộng đồng xung quanh. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo như sau:

Giáo dục và tạo ý thức

  • Giáo dục về việc bắt nạt: Dạy trẻ về sự khác biệt, sự đa dạng, và tôn trọng người khác, giúp trẻ nhận biết bắt nạt là như thế nào.
  • Khuyến khích sự chia sẻ: Khuyến khích trẻ chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc với người lớn.
  • Tạo ý thức về tác động của bạo lực: Giúp trẻ hiểu rõ về hậu quả của hành vi bắt nạt đối với người khác.
  • Xây dựng sự tự tin cho trẻ: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động yêu thích, điều này sẽ giúp trẻ tạo dựng sự tự tin cũng như một nhóm bạn có cùng sở thích.

Xem thêm: Làm sao để có tâm lý vững vàng

Xây dựng môi trường an toàn

  • Tạo môi trường an toàn: Tạo không gian ở trường và trong cộng đồng nơi trẻ cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
  • Khuyến khích giao tiếp mở: Tạo cơ hội để trẻ thoải mái chia sẻ vấn đề và lo lắng của mình với người lớn.

Đề cao sự can thiệp và hỗ trợ

  • Hỗ trợ tinh thần và tư vấn: Luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn cho trẻ ngay cả khi là đối tượng bắt nạt hoặc bị bắt nạt.
  • Trang bị kiến thức: Cung cấp đào tạo cho giáo viên và phụ huynh để họ nhận biết và xử lý tình huống bắt nạt.

Hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng

  • Hỗ trợ từ gia đình: Gia đình cần hỗ trợ và tham gia tích cực vào việc giáo dục và hỗ trợ trẻ. Luôn là tấm gương tử tế cho trẻ học tập và làm theo.
  • Sự tham gia của cộng đồng: Cộng đồng có thể hỗ trợ thông qua các chiến dịch, sự kiện, hoặc các cơ hội giáo dục.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế: Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào nghiêm trọng, cần sự chăm sóc y tế, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia, bác sĩ để nhận được sự tư vấn phù hợp với tình hình của trẻ.
Cha mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào nghiêm trọng 
Cha mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ về y tế khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào nghiêm trọng 

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị bắt nạt thường gặp vấn đề tâm lý gì?

Trẻ bị bắt nạt thường gặp một số vấn đề tâm lý như tự ti, lo lắng, cảm giác cô đơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự làm hại bản thân,…

Có cần đi khám tâm lý khi trẻ bị bắt nạt?

Một số trường hợp khi sự can thiệp của bố mẹ không hiệu quả hoặc có những vấn đề phát sinh khi trẻ bị bắt nạt, bố mẹ cần cho trẻ đi khám tâm lý để tìm kiếm sự hỗ trợ hiệu quả hơn và sự chăm sóc y tế cần thiết.

Như vậy có thể thấy để xây dựng một môi trường an toàn, ngăn ngừa tình trạng trẻ bị bắt nạt, tất cả mọi người cần cùng nhau xây dựng và hợp tác. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về dấu hiệu cũng như cách xử lý khi trẻ bị bắt nạt.