Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không và bao lâu thì hết?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không, thời gian khỏi bệnh là bao lâu, đây là những thắc mắc thường gặp của cha mẹ có con mắc phải bệnh này. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu xem chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không trong bài viết dưới đây nhé!

Chàm sữa trẻ ở sơ sinh là bệnh gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là lác sữa ở trẻ sơ sinh. Chàm sữa là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh có thể tái phát và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ về lâu dài.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó phần lớn là yếu tố di truyền và yếu tố cơ địa. Ví dụ trong nhà của trẻ có người thân có tiền căn mắc các phản ứng dị ứng hay mắc các bệnh lý tự miễn, cơ địa thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý tương tự cao hơn, trong đó bao gồm cả bệnh chàm sữa.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 giai đoạn:

  • Cấp tính: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước có màu hồng, khi các mụn nước này vỡ ra có thể gây ngứa ngáy cho trẻ.
  • Mạn tính: xuất hiện những tổn thương trên một vùng da rộng và dày, thường là ở hai bên má của trẻ, tổn thương khiến da khô ráp hơn bình thường, xuất hiện các rãnh ngang dọc có màu đỏ.
  • Bán cấp: là giai đoạn có cả những đặc điểm của 2 giai đoạn kể trên.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không thường là nỗi băn khoăn thường gặp của cha mẹ. Bệnh có thể khỏi nếu cha mẹ đưa trẻ đi khám và được chăm sóc đúng cách. Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và mức độ bệnh của trẻ.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Để trả lời cho câu hỏi chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không thì câu trả lời là có. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi khi trẻ trên 2 tuổi, độ tuổi có sức đề kháng cao hơn, có thể bảo vệ bé tốt hơn. Đồng thời chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không cũng phụ thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ.

Bệnh lý này nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng hơn và phát triển thành bệnh lý mạn tính hay chàm thể tạng. Vậy thời gian bao lâu thì bệnh sẽ khỏi? Thông thường chàm sữa sẽ tiến triển thành 5 giai đoạn, kéo dài trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày:

  • Giai đoạn 1: biểu hiện triệu chứng da mẩn đỏ, tấy đỏ, tập trung thành từng đám và gây ngứa nhiều. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày sau đó sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ li ti.
  • Giai đoạn 2: mụn nước bắt đầu xuất hiện với kích thước nhỏ, có dịch trong, cha mẹ không nên để trẻ gãi vào vì có thể gây vỡ sớm. 
  • Giai đoạn 3: mụn nước bị gãi hoặc tự vỡ sau 2 ngày có thể có hiện tượng chảy dịch trong tạo ra những vết thương hở, có nguy cơ nhiễm trùng. Đây là giai đoạn nguy hiểm vì nguy cơ nhiễm khuẩn và gây ngứa nhiều, sau 1 đến 2 ngày sẽ sang thương sẽ khô lại.
  • Giai đoạn 4: sau khi khô lại sang thương sẽ làm cho da nhẫn đi, sau đó sẽ bong vảy bộc lộ lớp da non mỏng, căng rát, dễ bị nứt nẻ do đó dễ gây nhiễm khuẩn. Nếu giai đoạn này bé được chăm sóc kĩ lưỡng thì sẽ khỏi bệnh sau khoảng 3 ngày.
  • Giai đoạn 5: lớp da non ở giai đoạn 4 tự bong ra thành từng mảng tạo thành các vết chàm sữa khô, sau cùng có thể để lại sẹo

Trong trường hợp quá trình điều trị trẻ không may bị bội nhiễm vi khuẩn khi mụn nước vỡ hoặc khi lên da non, quá trình điều trị có thể kéo dài lên đến 3 tuần do sức đề kháng của trẻ còn yếu, việc điều trị nhiễm khuẩn mất nhiều thời gian kết hợp với bệnh chàm sữa có sẵn khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Cách chăm sóc chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý dễ tái phát, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên rất dễ tái phát một đợt chàm sữa, hoặc trẻ có tiền căn dị ứng thời tiết, thực phẩm. Do đó sau khi khỏi bệnh trẻ cũng cần được theo dõi kĩ lưỡng để chăm sóc điều trị kịp thời khi tái phát.

Chăm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc của cha mẹ trong thời gian bé mắc bệnh. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa như thế nào là đúng? Trong thời gian bé bị bệnh, mục tiêu điều trị chủ yếu là giảm ngứa, tránh bị nhiễm khuẩn, hạn chế tái phát.

Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm trẻ bị ứng, đặc biệt là các yếu tố nguyên nhân gây bệnh chàm sữa.
  • Đưa trẻ thăm khám bac sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn về cách điều trị cũng như thuốc dùng
  • Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, đặc biệt là thuốc có chứa corticoid vì tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc, thậm chí có thể gây suy thận cho trẻ.

Bên cạnh đó cha mẹ cần lưu ý phải đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho con một cách khoa học để trẻ hồi phục tốt hơn. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của bé:

  • Duy trì sữa mẹ cho trẻ từ 12 đến 24 tháng sau sinh, tối thiểu là 6 tháng sau khi sinh. Vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể, trong những tháng đầu đời bé không thể tạo ra nhiều kháng thể để tự bảo vệ.
  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ, độ tuổi phù hợp để bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao cho trẻ, đặc biệt là trẻ có tiền căn gia đình hoặc bản thân có dị ứng

Như vậy, việc chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc của cha mẹ cũng như giai đoạn bệnh và mức độ nặng của bé. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo
Call Now Button