Hăm tã ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Hăm tả là tình trạng thường gặp khi thời tiết nắng nóng và việc phải mang tã (bỉm) thường xuyên khiến làn da mỏng manh của trẻ ngột ngạt, tổn thương. Đây là một vấn đề rất thường gặp, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh. Hãy cùng Docosan tìm cách xử trí đúng để tránh tình trạng hăm tã ở trẻ nặng hơn và dẫn đến nhiễm trùng da.

Tại sao bé bị hăm tã?

Hăm tã ở trẻ là tình trạng viêm da, xảy ra khi da bé bị kích thích bởi tã ẩm, ướt hoặc bẩn. Trên bề mặt da của trẻ sẽ xuất hiện những mẩn đỏ, từ từ lan rộng, đặc biệt là ở các nêp gấp, ngấn ở mông, đùi, bẹn, khiến trẻ ngứa rát, đau, quấy khóc nhiều hoặc trằn trọc khó ngủ. Nếu tình trạng hăm của bé không được xử trí đúng cách và đúng lúc thì nó có thể diễn tiến nặng hơn, chảy máu hoặc nhiễm trùng kèm theo.

Hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ là ẩm ướt và ma sát. Về cơ bản, nước tiểu và phân của trẻ khi được bài tiết ra ngoài, và đọng trên tã lót, sẽ gây kích ứng da theo thời gian. Tã với chất liệu không phù hợp, ngoài việc thấm hút kém, thì cũng sẽ ma sát, trong những cử động của bé, nhất là khi cha mẹ đóng tã cho trẻ quá chật, gây tổn thương lớp da mỏng manh, từ đó xuất hiện tình trạng hăm tã ở trẻ.

hăm tã
Tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Các mẩn đỏ thường là dấu hiệu đặc trưng và ban đầu của tình trạng hăm tã ở trẻ. Nguyên nhân là do sự thay đổi pH của da khi tiếp xúc với nước tiểu và phân dẫn đến gây phát ban trên da.

Tình trạng da bị hăm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất là ở lứa tuổi trẻ sơ sinh từ 9 đến 12 tháng tuổi và gắn liền với việc mang tã lót thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng hăm tã ở trẻ xảy ra khi:

  • Có sự thay đổi về chế độ ăn, ví dụ trẻ mới bắt đầu ăn dặm.
  • Giấc ngủ đêm của trẻ kéo dài hơn, trẻ ngủ suốt đêm (số lần thay tã ít hơn).
  • Trẻ bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ đang dùng thuốc kháng sinh.

Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã rất thường gặp và cũng rất dễ được người chăm sóc trẻ nhận ra. Dấu hiệu sớm nhất đó là khi cha mẹ nhận thấy vùng da xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ tấy đỏ, đặc biệt là vùng da được quấn tã của trẻ, kèm theo có mùi khai.

Sau đó, tình trạng da đỏ tấy sẽ lan rộng hơn về phía mông và đùi, kèm theo là các mẩn đỏ, lốm đốm. Nặng hơn nữa là da sẽ đỏ tươi, trầy xước, nứt da, chảy máu… hoặc trẻ có những triệu chứng của nhiễm trùng như sốt cao, lừ đừ,…

hăm tã
Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ theo từng mức độ nặng nhẹ

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Hăm tã rất thường gặp và cũng rất dễ được người chăm sóc trẻ nhận ra. Dấu hiệu sớm nhất đó là khi cha mẹ nhận thấy vùng da xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ tấy đỏ, đặc biệt là vùng da được quấn tã của trẻ, kèm theo có mùi khai.

Sau đó, tình trạng da đỏ tấy sẽ lan rộng hơn về phía mông và đùi, kèm theo là các mẩn đỏ, lốm đốm. Nặng hơn nữa là da sẽ đỏ tươi, trầy xước, nứt da, chảy máu… hoặc trẻ có những triệu chứng của nhiễm trùng như sốt cao, lừ đừ,…

Bác sĩ trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

  • Bác sĩ Nguyễn Đắc Minh Châu – Q. 7
  • Bác sĩ Phạm Hải Uyên – Q. Bình Thạnh
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Cúc – Q. Bình Tân

Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh?

Tuỳ thuộc vào tình trạng hăm tã ở trẻ sẽ có các biện pháp điều trị thích hợp. Nếu được phát hiện sớm và có cách xử trí thích hợp, vùng da bị hăm sẽ sớm trở lại bình thường và không để lại sẹo. Ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. 

Quan trọng nhất là vấn đề giữ vệ sinh cho trẻ, bằng những biện pháp cụ thể sau:

  • Rửa sạch, lau khô vùng kín của trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh, bằng nước ấm và khăn mềm. Sau đó thay tã mới cho trẻ.
  • Bàn tay người chăm sóc cần cắt gọn móng tay. Rửa bàn tay của người chăm sóc với xà phòng trước và sau khi vệ sinh, thay tã cho trẻ.
  • Khi rửa cần thao tác nhẹ nhàng trên làn da của trẻ, tránh để bé đau hoặc xây xước da.
  • Nên sử dụng khăn giấy ướt hơn là khăn giấy khô. Lựa chọn loại khăn giấy ướt cần lưu ý chọn loại không mùi và không cồn để tránh kích ứng làn da trẻ.
hăm tã
Dùng thuốc bôi điều trị hăm tã

Một số loại thuốc dạng bôi để chống hăm tã ở trẻ được bán khá rộng rãi ở các nhà thuốc, tuy nhiên, chúng tôi khuyên các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc, phương pháp nào cho con em.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, không nên dùng phấn rôm để rắc vào vị trí da bị hăm vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương da. Một số loại thuốc bôi trong thành phần có chứa corticoid cần đặc biệt cẩn trọng và phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Ở các trường hợp hăm tã nặng hơn, nứt da, chảy máu hoặc có mủ, cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để được thăm khám, đánh giá và có phác đồ điều trị thích hợp.

Phòng tránh hăm tã cho trẻ

Như đã đề cập ở phía trên, để phòng tránh hăm tã thì vấn đề quan trọng nhất là giữ vệ sinh vùng kín cho trẻ, đặc biệt là sau khi trẻ đi vệ sinh, cần đảm bảo cho da của trẻ luôn ở trạng thái sạch sẽ và khô ráo.

Cha mẹ cần chú ý đến việc đi tiểu và đi cầu của trẻ, tốt nhất, cứ mỗi 2 tiếng, chúng ta nên kiểm tra tình trạng tã của trẻ một lần. Đồng thời, cha mẹ và người chăm sóc cần chú ý rửa tay của mình với xà phòng trước khi vệ sinh cho trẻ, thao tác thật nhẹ nhàng và không quên rửa tay lại với xà phòng sau khi công việc kết thúc.

hăm tã
Cha mẹ cần chú ý vệ sinh hậu môn và mông của con trẻ mỗi ngày

Cha mẹ nên chọn loại tã lót có chất liệu tốt cho trẻ. Nếu sử dụng tã vải, cha mẹ nên ngâm tã với nước sôi sau khi tã đã được giặt sạch, rồi sau đó đem tã đi phơi khô dưới nắng để giúp tiêu diệt những vi khuẩn cư trú trên bề mặt của tã.

Không nên đóng tã quá chật. Cha mẹ có thể sử dụng loại tã miếng, thường bằng vải, có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, trải và đặt phần mông đùi của bé lên trên tã, loại tã này giúp cha mẹ dễ quan sát, nhận biết khi bé đi vệ sinh, và cũng giảm sự kích ứng của các chất thải lên da của bé.

Tổng kết

Làn da khô thoáng, sạch sẽ là yếu tố quan trọng để phòng tránh hăm tã cho trẻ nhỏ. Tình trạng hăm tã không phải là vấn đề sức khoẻ gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nó gây ra nhiều khó chịu, đau rát, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, chậm lớn và khiến cha mẹ mệt mỏi trong việc chăm sóc con. Hi vọng bài viết này đã đem đến những kiến thức bổ ích, thiết thực và qua đó, mong cùng đồng hành với các bậc làm cha làm mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ – một công việc tuy vất vả, mệt nhọc nhưng cũng đầy ý nghĩa và sự yêu thương.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.