Trẻ bị táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Trẻ bị táo bón là một vấn đề khá phổ biến, tuy nhiên việc thấy con khổ sở mỗi khi đi ngoài khó làm không ít cha mẹ lo lắng. Cách nhận biết và cách trị táo bón cho trẻ được tổng hợp dưới đây mong rằng sẽ giải tỏa lo lắng cho quý phụ huynh. Cùng Docosan tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Đặc điểm đi ngoài của trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón có các đặc điểm sau:

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần
  • Khó đi tiêu
  • Có phân cứng, khô và to bất thường

Táo bón là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em. Cha mẹ không cần phải lo lắng khi trẻ bị táo bón. Một chút điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

Triệu chứng táo bón ở trẻ

Những đứa trẻ khác nhau có thói quen đi ngoài khác nhau. Một đứa trẻ không đi tiêu mỗi ngày không hẳn là bị táo bón. Một đứa trẻ có thể đi 3 lần một ngày, trong khi một đứa trẻ khác có thể đi 1-2 ngày một lần.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Đi ít hơn bình thường
  • Gặp khó khăn hoặc đau khi đi vệ sinh
  • Cảm thấy đầy hoặc đầy hơi
  • Lảng tránh hoặc sợ đi ngoài
  • Có một chút máu trên giấy vệ sinh

Những đứa trẻ bị táo bón đôi khi làm bẩn quần lót vì són phân.

tre-bi-tao-bon
Trẻ sợ đi ngoài là triệu chứng táo bón ở trẻ

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ ăn uống không bao gồm đủ nước và chất xơ: Cản trở sự hoạt động bình thường của ruột. Ngoài ra, trẻ em ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, phô mai, bánh mì trắng và bánh mì tròn, và xúc xích có thể bị táo bón khá thường xuyên.
  • Các loại thuốc điều trị thiếu sắt có thể gây táo bón.
  • Táo bón có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khi trẻ chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc từ thức ăn trẻ em sang thức ăn đặc.
  • Trẻ mới tập đi vệ sinh có thể bị táo bón, đặc biệt nếu bé chưa sẵn sàng.
  • Trẻ nhịn đi vệ sinh vì lạ chỗ hay mải chơi, sau đó trẻ sẽ bị khó đi ngoài.

Trẻ em có thể bị táo bón khi lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như bắt đầu ở trường mới hoặc các vấn đề ở nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những rối loạn cảm xúc có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột và có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, biểu hiện điển hình là táo bón hay tiêu chảy.

Một số trẻ bị táo bón do hội chứng ruột kích thích. Táo bón ở trẻ có thể xảy ra khi trẻ bị căng thẳng hoặc ăn một số loại thực phẩm gây kích thích, thường có chất béo hoặc cay. Trẻ bị hội chứng ruột kích thích có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, hay đau dạ dày và đầy hơi.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, táo bón là dấu hiệu của các bệnh nội khoa khác. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng táo bón kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Khi nào trẻ cần đi khám?

Cha mẹ cần đưa bé đi khám nhi khi bé có các dấu hiệu:

  • Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
  • Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn. 

Điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ

Trẻ bị táo bón cần uống nhiều nước

Uống đủ nước và các loại nước ép khác giúp phân di chuyển dễ dàng hơn qua ruột. Thể tích chất lỏng trẻ em cần sẽ thay đổi tùy theo cân nặng và độ tuổi của trẻ. Nhưng hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học cần ít nhất 3 đến 4 cốc nước mỗi ngày.

Trẻ bị táo bón cần bổ sung chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ (chẳng hạn như trái cây, rau củ) có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Chất xơ không thể bị phân hủy, vì vậy chất xơ giúp làm sạch ruột bằng cách di chuyển trong ruột để gom chất thải. Việc tăng cường chất xơ trong chế độ ăn cần được thực hiện chậm trong vài tuần, kết hợp với tăng cường nước uống.

Nếu trẻ không chịu ăn rau, hãy thử cho trẻ ăn đậu, bột yến mạch, cam, chuối chín, bỏng ngô. Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi chuyển từ sữa mẹ hoặc thức ăn đặc, hãy thử cho trẻ uống một ít nước ép táo, lê mỗi ngày.

Trẻ bị táo bón cần vận động nhiều hơn

Hoạt động thể chất thúc đẩy ruột hoạt động, vì vậy hãy khuyến khích bé vận động nhiều. Cha mẹ cần khuyến khích bé chơi các trò trốn tìm, đạp xe.

Trẻ bị táo bón cần có lịch trình ăn uống và đi ngoài

Xây dựng một lịch trình ăn uống thường xuyên. Ăn uống là một chất kích thích tự nhiên cho ruột, vì vậy các bữa ăn thường xuyên có thể giúp trẻ hình thành thói quen đi tiêu thường xuyên. Nếu cần thiết, hãy lên lịch ăn sáng sớm hơn một chút để bé có cơ hội đi vệ sinh thoải mái trước giờ ngủ.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào các giờ cố định. Nếu bé không muốn đi vệ sinh, hãy để bé ngồi vào bồn cầu ít nhất 10 phút vào cùng một thời điểm mỗi ngày (tốt nhất là sau bữa ăn).

tre-bi-tao-bon
Trẻ bị táo bón cần tập thói quen đi vệ sinh theo giờ

Những thay đổi nhỏ này đã cải thiện tình trạng táo bón của hầu hết trẻ em. Nếu việc áp dụng các thay đổi này chậm hoặc không đem đến kết quả mà ba mẹ mong muốn hoặc tình trạng táo bón của bé không thay đổi sau 3 tuần, ba mẹ cần đưa bé đi khám nhi để ba mẹ hướng dẫn thêm.

Các bác sĩ nhi giỏi có kinh nghiệm điều trị táo bón

  • Bác sĩ Chế Hoàng Thái – Quận Bình Thạnh
  • Bác sĩ Lê Hồng Thiện – Quận Thủ Đức – TP. HCM
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – Quận Tân Bình – TP. HCM

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.