Nhận biết các triệu chứng hen suyễn ở trẻ và hướng xử lý

Bệnh hen suyễn ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy các triệu chứng hen suyễn ở trẻ là gì? Nguyên nhân gì gây ra các triệu chứng hen suyễn ở trẻ? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan

Khi trẻ mắc bệnh hen suyễn, đường thở và phổi dễ bị kích thích viêm khi trẻ tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, thời tiết lạnh hoặc các tình trạng nhiễm trùng hô hấp khác. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ có thể khó chịu trong các sinh hoạt hàng ngày như chơi đùa, vận động thể thao, học hành và nghỉ ngơi. Ở một số trẻ không được kiểm soát bệnh hen suyễn có thể dẫn đến các cơn hen suyễn đe dọa tính mạng.

Không may là bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng hen suyễn ở trẻ có thể kéo dài đến khi chúng thành. Tuy nhiên với phương pháp điều trị phù hợp, có thể kiểm soát được sự tái phát các triệu chứng và ngăn ngừa những tổn thương của phổi sau này.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ

Các triệu chứng và dấu hiện phổ biến của hen suyễn ở trẻ em như sau:

  • Tình trạng ho nặng hơn khi mắc cúm, nhiễm siêu vi, thời tiết lạnh hoặc khi trẻ tập thể dục
  • Thở khò khè
  • Trẻ bị khó thở
  • Nặn ngựa, tức ngực

Bên cạnh đó, các triệu chứng của hen suyễn ở trẻ cũng có những ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Trẻ mất ngủ vì khó thở, ho
  • Khi bị cúm hoặc nhiễm siêu vi, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Sau một đợt nhiễm trùng hô hấp cũng dễ khiến các triệu chứng tái phát trở lại
  • Khi chơi hoặc vận động quá sức, trẻ bị khó thở.
  • Trẻ gầy yếu.
  • Cản trở việc học của trẻ

Ở mỗi trẻ sẽ biểu hiện các dấu hiệu khác nhau, và có những trẻ chỉ có đơn thuần 1 triệu chứng.

Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ đôi khi khó phân biệt với các dấu hiệu của các bệnh lí hô hấp khác. Ví dụ như thở khò khè hoặc ho kéo dài có thể do viêm phế quản bội nhiễm hoặc viêm phổi gây ra.

Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?

Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu

Nếu nghi ngờ trẻ mắc hen suyễn, nên khám bác sĩ nhi khoa để được điều trị sớm nhằm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự tái phát các cơn hen.

Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có 1 trong các dấu hiệu sau đây:

  • Ho liên tục hoặc ngắt quãng hoặc sau khi trẻ vừa mới hoạt động thể chất
  • Thở khò khèhoặc tiếng thở rít (trẻ đang bị suy hô hấp nghiêm trọng).
  • Thở nhanh, co lõm lồng ngực.
  • Nặng, tức ngực.
  • Phập phồng cánh mũi
  • Các đợt viêm đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.

Những dấu hiệu in đậm báo động tình trạng suy hô hấp của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi trẻ đã được chẩn đoán bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn theo dõi các triệu chứng và những cách xử trí nếu như trẻ lên cơn hen.

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn ở trẻ

Khói thuốc lá được xem là 1 nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn ở trẻ chưa được làm rõ, tuy nhiên có những yếu tố được cho là liên quan đến bệnh hen suyễn hen bao gồm:

  • Người trong gia đình bị dị ứng, chàm da, viêm da cơ địa.
  • Bố mẹ bị hen suyễn
  • Từng bị nhiễm trùng hô hấp khi còn rất bé
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khí thải công nghiệp, khói bụi giao thông và khói thuốc lá.
  • Béo phì
  • Mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Bé trai
  • Chủng tộc người Puerto Rico hoặc người da đen

Khi tiếp xúc với nhứng tác nhân trên trong 1 thời gian dài sẽ làm tăng tính nhạy cảm của hệ miễn dịch làm sưng lên hệ thống đường dẫn khí của phổi và tăng tiết chất nhầy.

Bên cạnh đó, các yếu tố gọi là dị nguyên (tác nhân kích thích dị ứng) làm khởi phát cơn hen thường khác nhau đối với từng trẻ và chúng bao gồm:

  • Nhiễm siêu vi như cảm cúm
  • Bụi quần áo, lông chó mèo, nấm mốc hoặc phấn hoa
  • Vận động gắn sức
  • Thời tiết lạnh

Đôi khi, các triệu chứng hen suyễn xảy ra mà không có yếu tố khởi phát rõ ràng.

Các biến chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn nếu không được kiểm soát có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

  • Các cơn hen đe dọa tính mạng cần được điều trị khẩn cấp hoặc chăm sóc tại bệnh viện
  • Chức năng phổi của trẻ bị suy giảm vĩnh viễn
  • Không thể đến trường học như bạn cùng lứa tuổi
  • Mất ngủ và suy nhược cơ thể
  • Không chơi đùa, vận động thể thao với bạn bè.

Cách phòng ngừa cách triệu chứng của hen suyễn ở trẻ em

Sử dụng thuốc điều trị hen đúng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như tránh xa các tác nhân gây ra hen suyễn là cách phòng ngừa tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của con bạn.

  • Giúp trẻ tránh xa các chất gây dị ứng cũng như các chất kích hoạt các triệu chứng hen suyễn ở trẻ. Tốt nhất nên cách ly trẻ khỏi chúng.
  • Không được hút thuốc lá, giữ trẻ tránh xa khói thuốc. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá không những tăng nguy cơ mắc hen suyễn mà còn những vấn đề khác về sức khỏe trong tương lai.
  • Khuyến khích trẻ vận động vừa sức mình. Miễn bạn kiểm soát tốt các triệu chứng hen suyễn ở trẻ, việc cho trẻ vận động, chơi thể thao thường xuyên có thể giúp chức năng phổi của trẻ được cải thiện hơn.
  • Tái khám bác sĩ đúng hẹn. Đừng tự ý dừng điều trị cho dù các dấu hiệu có tự thuyên giảm. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị cũng như điều chỉnh liều thuốc phù hợp với từng giai đoạn cải thiện bệnh của trẻ.
  • Theo thời gian, khi trẻ dần lớn lên thì sự xuất hiện các triệu chứng hen suyễn ở trẻ có thể thay đổi theo, chẳng hạn như giảm bớt. Bác sĩ điều chỉnh các phương pháp điều trị cần thiết để kiểm soát bệnh hen cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển.
  • Duy trì cân nặng của trẻ hợp lý. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ có thể trở nên trầm trọng hơn khi trẻ bị thừa cân, béo phì và sự phát sinh các vấn đề sức khỏe khác.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của trẻ. Sự trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản có thể ảnh hưởng đến độ nặng của các triệu chứng hen suyễn ở trẻ. Hay đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa tiêu hóa để có điều trị thích hợp và kịp thời.

Tóm lại, không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng của hen suyễn ở trẻ, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chúng tái phát bằng cách làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng như kế hoạch điều trị hen. Đừng tự ý dừng thuốc và nhớ tái khám đúng hẹn để giúp sức khỏe con bạn có thể trở nên tốt hơn trong tương lai.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Nhận biết 1 số triệu chứng hen suyễn ở trẻ để có thể điều trị kịp thời tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org