Viêm phế quản cấp ở trẻ: Định nghĩa, triệu chứng và điều trị

Viêm phế quản cấp ở trẻ em không phải là hiếm gặp, đặc biệt ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em thường sẽ tự khỏi nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì vẫn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy cha mẹ hãy cùng Docosan tìm hiểu kỹ hơn về các căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Viêm phế quản cấp ở trẻ trẻ là gì?

viêm phế quản cấp ở trẻ
Viêm phế quản cấp ở trẻ em: triệu chứng và điều trị

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong đường hô hấp dưới của con người. Đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó sẽ phân thành các nhánh nhỏ sâu bên trong phổi tạo nên cây phế quản. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi.

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị kích thích phồng lên, tăng tiết dịch nhầy làm bít tắc phế quản, thường xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến gồm:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phế quản cấp ở trẻ em là do sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào trong niêm mạc đường hô hấp. Các vi khuẩn thường gây viêm đường hô hấp bao gồm: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, …   
  • Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp viêm đường hô hấp do virus như: HSV, Coronavirus, Enterovirus, …
  • Hoặc do các tác nhân vật lý như: do nhiệt, xạ trị, chấn thương lồng ngực, không khí quá khô, quá ẩm, quá nóng, …
  • Và các tác nhân hóa học như: chất kích ứng ở dạng khí, bụi, hoá chất, khói thuốc lá, khói xe,… 
  • Ngoài ra các nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra sự hoại tử các mô hô hấp như: tắc nghẽn, xuất huyết mạch máu phổi, viêm tắc động mạch phổi, …

Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ

viêm phế quản cấp ở trẻ
Viêm phế quản cấp ở trẻ em: triệu chứng và điều trị

Để chẩn đoán trẻ bị viêm phế quản cấp, ta có thể chú ý đến các Hội chứng bệnh và triệu chứng bệnh sau:

  • Hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới: bé bị viêm phế quản thở khò khè, khó thở thì thở ra, nghe phổi có ran ngáy hoặc ran rít
  • Thường sẽ có Hội chứng đáp ứng Viêm toàn thân nếu viêm đường hô hấp trên do nhiễm vi khuẩn: sốt > 38 độ C hoặc < 36 độ C, nhịp tim > 90 nhịp/phút, nhịp thở > 20 lần/phút, …
  • Nếu nguyên nhân do siêu vi, người bệnh có Hội chứng nhiễm siêu vi: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu, …
  • Nặng hơn nữa có thể dẫn đến Hội chứng suy hô hấp cấp: khó thở, nhịp thở > 30 lần/phút, co kéo cơ hô hấp phụ, …
  • Triệu chứng liên quan đến phế quản: ho khan, ho kèm theo đờm, nặng tức ngực.
  • Nếu bệnh tiến triển nặng có tổn thương phổi: khó thở, đau ngực khi hít sâu, ho khạc đờm, ho ra máu.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em thường biểu hiện khác nhau qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát: viêm xuất tiết đường hô hấp trên và có Hội chứng nhiễm siêu vi
  • Giai đoạn viêm khô: kéo dài 1-3 ngày, ho, khó khạc đờm, khó thở, cảm giác đau rát sau xương ức
  • Giai đoạn viêm tiết dịch: tương tự triệu chứng giai đoạn viêm khô nhưng lúc này đàm dễ đẩy ra ngoài hơn
  • Triệu chứng: sốt nhẹ, nhức đầu, đau mỏi khắp cơ thể, ho khan hoặc đờm trắng, có thể ho ra máu do khạc đờm nhiều gây tổn thương niêm mạc, xuất hiện khi có sự thay đổi nhiệt độ không khí, khó thở, đau ngực, … Bệnh thường tự khỏi sau vài tuần lễ, hô hấp bình thường sau 20-30 ngày.

Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ

viêm phế quản cấp ở trẻ
Viêm phế quản cấp ở trẻ em: triệu chứng và điều trị

Trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được điều trị sớm và đúng cách. Để chữa dứt điểm bệnh, cha mẹ cần chăm sóc trẻ ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên, cách điều trị cơ bản là điều trị triệu chứng:

  • Sốt: Phổ biến là acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao (từ 38,5 độ trở lên) và có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là bệnh nhi, bố mẹ không nên tự cho con dùng thuốc hạ sốt khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Ho: Các thuốc giảm ho chủ yếu là Dextromethorphan, Terpin codein… được sử dụng trong các trường hợp ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ… Người bệnh không nên lạm dụng thuốc ho vì có thể làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, không khuyến khích dùng thuốc ho cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp.
  • Đờm: Thuốc loãng đờm thường được sử dụng là acetylcystein, bromhexin, carbocystein… giúp dễ đẩy đờm ra khỏi đường dẫn khí hơn.
  • Khó thở, co thắt phế quản: Dùng thuốc giãn phế quản như Theophyllin, Salbutamol… dạng khí dung.

Và bố mẹ nên phối hợp chung với một số phương pháp sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước có thể làm loãng đờm, giúp giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước, có thể đó là nước hoa quả, nước rau. Tốt nhất là nước ấm, không nên uống nước lạnh để tránh khiến tình trạng viêm họng trong viêm phế quản nặng hơn.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm toàn thân.  
  • Bố mẹ nên xây dựng cho trẻ viêm phế quản một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh như sau:
    • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh và hoa quả
    • Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt.
    • Ăn thịt gia cầm, cá và các loại đậu để bổ sung protein.
    • Sử dụng các loại sữa ít béo hoặc sữa thực vật.
    • Giảm hàm lượng muối, đường phụ gia, cholesterol
  • Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì trong chế độ ăn, trẻ mắc viêm phế quản nên tránh những thực phẩm sau:
    • Tránh đồ uống có ga và thức ăn chứa nhiều đường.
    • Hạn chế dùng thịt đỏ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thịt chế biến sẵn và thịt đỏ nếu ăn nhiều sẽ khiến các triệu chứng của người mắc viêm phế quản trở nên nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm có chứa vitamin D từ các loại cá như: Cá thu, cá mòi, cá hồi,…
    • Thực phẩm chứa nhiều sữa, chất béo, phô mai hoặc thực phẩm chiên xào, dầu mỡ, chứa nhiều gia vị,… sẽ dễ gây đầy hơi, chướng bụng khiến người viêm phế quản cảm thấy khó thở hơn.
    • Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng sản xuất chất nhầy khiến đờm trở nên đặc và gây nhiều kích ứng cho người bệnh.
  • Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt để trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu do virus gây nên, vì vậy, dùng kháng sinh thường không có tác dụng. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, thường sẽ được chỉ định dùng nếu trẻ đang trong tình trạng sau:

  • Ho kéo dài trên 7 ngày.
  • Ho, khạc đờm mủ rõ.
  • Viêm phế quản cấp ở trẻ có bệnh mạn tính nặng như suy tim, hen.
  • Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương.

Viêm phế quản cấp ở trẻ thường gặp ở bé dưới 5 tuổi, các triệu chứng hô hấp đa dạng tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được điều trị sớm và đúng cách bằng các toa thuốc bác sĩ chỉ định và đồng thời bố mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp mà chúng tôi nêu phía trên để giúp trẻ mau hồi phục nhất.

Nguồn: indembassy.com.vn

Contact Me on Zalo
Call Now Button