Giải pháp giúp giải tỏa căng thẳng cho bố mẹ bị bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường, bố mẹ thường căng thẳng và lo lắng. Chính tâm lý không yên ổn đã làm đường huyết không kiểm soát được, bệnh tình càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, đối với các bố mẹ đái tháo đường, bạn cần có các giải pháp giúp bố mẹ giải tỏa căng thẳng bệnh tiểu đường và sống lạc quan, yêu đời hơn.

Mối liên quan giữa căng thẳng và bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, việc kiểm soát và quản lý bệnh tiểu đường là một quá trình lâu dài có thể kéo dài đến hết đời, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng. Chính điều này có thể tạo thêm áp lực và căng thẳng bệnh tiểu đường cho người mắc.

Căng thẳng bệnh tiểu đường

Căng thẳng bệnh tiểu đường đang là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết

Ngược lại, căng thẳng lại là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Theo các chuyên gia, khi stress xảy ra cơ thể sẽ tăng sản xuất các hormone stress như cortisol và epinephrine. Khi bị tiểu đường, cơ thể không đủ insulin để chuyển đổi glucose do các tế bào thần kinh hoạt động mạnh sinh ra trong máu thành năng lượng. Chính điều này đã làm tăng mức đường huyết trong cơ thể người bệnh.

Nếu người bệnh tiểu đường bị căng thẳng liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.

Căng thẳng ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường như thế nào?

Theo các chuyên gia, căng thẳng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau đối với đối tượng bệnh nhân. Với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi căng thẳng, mức đường huyết thường tăng cao. Trong khi đó, bệnh tiểu đường tuýp 1 lại có phản ứng với tình trạng căng thẳng đa dạng hơn, có nghĩa là mức đường huyết của họ có thể tăng cao hoặc giảm thấp.

Khi căng thẳng, nồng độ đường trong máu bệnh nhân sẽ không ổn định, đa số sẽ tăng cao hơn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến một số biến chứng từ đái tháo đường ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh bao gồm các rối loạn về thận, suy giảm thị lực, tổn thương mạch máu và thần kinh, một số trường hợp nặng còn có thể làm nhiễm khuẩn nặng. 

Ngoài ra, nếu không kịp thời có các giải pháp kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng về tim mạch như đau tim và đột quỵ.

Căng thẳng còn làm người bệnh chán ăn, không muốn ăn khiến cơ thể thiếu dưỡng chất

Căng thẳng còn làm người bệnh chán ăn, không muốn ăn khiến cơ thể thiếu dưỡng chất

Không chỉ làm tăng lượng đường trong máu, các hormone stress còn làm mất cảm giác ngon miệng, khiến người bệnh chán ăn, không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Ở một trường hợp khác, căng thẳng cũng làm tăng đường huyết do tăng tiết cortisol, đồng thời kích thích người bệnh ăn nhiều hơn bình thường để giảm căng thẳng. Người bệnh thường có xu hướng tìm đến các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên hay bánh kẹo khiến lượng đường huyết trong máu tăng làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Các giải pháp giúp bố mẹ giảm căng thẳng khi bị tiểu đường

Khi bố mẹ bị bệnh tiểu đường, bên cạnh động viên bố mẹ tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề tinh thần, dinh dưỡng và vận động, giúp bố mẹ giảm căng thẳng bệnh tiểu đường trong việc kiểm soát hiệu quả đường huyết.

Khuyến khích bố mẹ vận động cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tăng cường vận động là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm căng thẳng cho bệnh nhân tiểu đường. Việc thường xuyên luyện tập sẽ giúp bố mẹ có tinh thần sảng khoái, lạc quan và yêu đời hơn. Bạn có thể dành thời gian cùng bố mẹ tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất như đi bộ, chạy chậm, đạp xe, đánh cầu lông,… vừa tăng cường sức khỏe vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Xem thêm: Thiết lập 7 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Đưa bố mẹ đi du lịch, nghỉ dưỡng

Đưa bố mẹ đi du lịch, nghỉ dưỡng để giảm căng thẳng

Đưa bố mẹ đi du lịch, nghỉ dưỡng để giảm căng thẳng

Để giảm căng thẳng bệnh tiểu đường, bạn có thể thay đổi môi trường và không gian sống bằng cách đưa bố mẹ đi du lịch, nghỉ dưỡng, nhìn ngắm thế giới xung quanh sẽ tạo thêm nhiều niềm vui. Bạn có thể dẫn bố mẹ đi du ngoạn, nhất là những nơi thuận tiện cho việc ngắm hoa vì mùi hương của một số loại hoa rất có ích đối với sức khỏe. 

Ví dụ như hoa lan tím giúp tinh thần khoan khoái, mùi hương của quả quýt, chanh giúp tinh thần hứng khởi, hồ hởi. Bên cạnh đó, mùi hương của hoa còn có thể điều tiết hoạt động của trung khu thần kinh, giúp bố mẹ có trí nhớ tốt hơn, thư giãn và giảm căng thẳng, thêm trẻ khỏe tâm hồn. Qua đó góp phần ổn định và kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Chọn những bài nhạc phù hợp cho bố mẹ

Âm nhạc là liều thuốc chữa lành cho những tổn thương của tâm hồn. Bạn có thể giúp bố mẹ giải tỏa căng thẳng bệnh tiểu đường bằng cách mở những bản nhạc với giai điệu yêu đời. Bạn hãy chọn những bản nhạc phù hợp với độ tuổi và sở thích của bố mẹ, hoặc bạn cũng có thể chọn những bản nhạc cổ điển có tiết tấu chậm sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa nhịp tim, nhịp thở và thư giãn tâm trí tốt hơn. 

Đôi khi, bạn không nên bỏ qua những bản nhạc nhẹ, bởi những bản nhạc này có thể giúp bố mẹ thay đổi tâm tình và có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Chú ý không gian sống thoáng mát, tận dụng ánh sáng tự nhiên cho bố mẹ

Phòng ở, không gian sống và sinh hoạt của bố mẹ cần đầy đủ ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Điều này sẽ giúp bố mẹ thêm sinh khí, phấn chấn và thư giãn hơn. Bạn hãy khuyến khích bố mẹ thường xuyên ra ngoài trời, không nên ở lì trong phòng ảnh hưởng không tốt tới tâm trạng. Không gian sinh hoạt đầy ắp ánh sáng, rộng rãi, thoáng mát giúp tinh thần bố mẹ tốt hơn, lạc quan hơn, qua đó kiểm soát tốt đường huyết và cải thiện bệnh hiệu quả.

Luôn bên cạnh tâm sự và động viên bố mẹ

Nên động viên và an ủi bố mẹ về tinh thần để giải tỏa lo lắng

Nên động viên và an ủi bố mẹ về tinh thần để giải tỏa lo lắng

Hãy nghe các cụ tâm sự và khéo léo giải thích để bố mẹ hiểu rằng bệnh tiểu đường không hề đáng sợ nếu kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp, vận động thể chất thường xuyên và thực hiện tốt các giải pháp kiểm tra đường huyết tại nhà. Qua đó, giúp bố mẹ có tinh thần lạc quan hơn, giảm căng thẳng bệnh tiểu đường, ổn định, kiểm soát tốt đường huyết và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài việc thực hiện các giải pháp giúp bố mẹ giải tỏa căng thẳng bệnh tiểu đường, bạn nên chú ý xây dựng cho các cụ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm tốt, hạn chế các thực phẩm có thể làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn. 

Để kiểm soát tốt đường huyết, bữa ăn của bố mẹ nên được chia thành nhiều bữa nhỏ, khuyến khích bố mẹ không bỏ bữa, ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp (GI<=55), dùng vừa phải thực phẩm có chỉ số GI thuộc nhóm trung bình (56<=GI<=69)và hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số GI cao (GI>70).

Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất

Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là vô cùng quan trọng cho người bị tiểu đường. Bạn hãy cho bố mẹ sử dụng DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người bị tiểu đường. Sản phẩm với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ người bệnh kiểm soát và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp sẽ bố mẹ bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. 

Để bố mẹ tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khoẻ cùng Đái tháo đường”

Bạn không thể lúc nào cũng có thể bên cạnh bố mẹ mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, việc tìm cho bố mẹ một “chuyên gia” sức khỏe và dinh dưỡng luôn đồng hành bên cạnh là điều cần thiết. Và chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” được phát triển bởi DiaB là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Thay đổi lối sống - Sống khoẻ cùng Đái tháo đường

Thay đổi lối sống – Sống khoẻ cùng Đái tháo đường

Đây là chương trình được dựa trên Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý bệnh đái tháo đường (DSMES) uy tín từ Hoa Kỳ sẽ giúp bố mẹ của bạn tự kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn ngay tại nhà. Từ đó, giải tỏa căng thẳng bệnh tiểu đường ở các cụ.

Chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” là chương trình trực tuyến linh hoạt, kết nối dễ dàng phù hợp với tất cả mọi người và ở bất cứ đâu. Với sự tham gia đồng hành của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: nội tiết, dinh dưỡng, vận động, tâm lý, tinh thần,… và huấn luận viên sức khỏe. Các chuyên gia sẽ luôn sát cánh, đưa ra lời khuyên và tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng và vận động bất cứ lúc nào.

Khi tham gia chương trình, bố mẹ không chỉ được hỗ trợ giải tỏa căng thẳng bệnh tiểu đường mà còn nhận được nhiều lợi ích như: giảm 1.2% HbA1c, giảm nguy cơ các biến chứng, giảm 3 – 5 kg cân nặng, ổn định đường huyết và được “tự do” ăn uống theo sở thích nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mà không cần phải kiêng khem quá mức.

Đến với DiaB, bố mẹ được tham gia vào cộng đồng người đái tháo đường tại Việt Nam, được sẻ chia cùng những người đái tháo đường khác…, đồng hành mà bạn cũng được cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết về bệnh tiểu đường. Để từ đó, bạn có thể chăm sóc bố mẹ tốt hơn, không chỉ giảm căng thẳng bệnh tiểu đường mà cả chế độ ăn hằng ngày và cả chế độ vận động của bố mẹ.

Tham khảo ngay Chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khoẻ cùng Đái tháo đường” với nhiều ưu đãi hấp dẫn TẠI ĐÂY

Với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn có thể giúp bố mẹ giải tỏa căng thẳng bệnh tiểu đường, có tinh thần lạc quan và yêu đời hơn khi gặp tình trạng này. Qua đó giúp hạn chế các biến chứng và đảm bảo sức khỏe cho bố mẹ.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo: 

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/emotions/stress

https://www.healthline.com/health/diabetes-and-stress https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1425110/#:~:text=Stress%20is%20a%20potential%20contributor,in%20elevated%20blood%20glucose%20levels.

Contact Me on Zalo