Đo đường huyết: Bao lâu nên đo 1 lần?

Đo đường huyết thường xuyên là chìa khóa để kiểm soát tình trạng bệnh và duy trì sức khỏe. Đo đường huyết không chỉ giúp người bệnh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn về tần suất đo đường huyết phù hợp và cung cấp những bí quyết để duy trì chỉ số đường huyết ổn định.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là kết quả của nồng độ glucose trong máu, được tính theo đơn vị mmol/l hay mg/dl. Chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, não bộ và nhiều cơ quan khác. Khi đường huyết cao, lượng đường trong máu tăng đột ngột, dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe như:

  • Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ, tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng kháng insulin, tiền đề cho bệnh tiểu đường.
  • Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim: Nồng độ đường cao làm tổn thương thành mạch, dẫn đến hình thành mảng bám, cản trở lưu thông máu, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Khi GI cao, lượng đường trong máu tăng nhanh và giảm đột ngột, khiến cơ thể uể oải, thiếu tập trung.

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết

Tham khảo thêm: Như thế nào là chỉ số đường huyết bình thường?

Tại sao nên theo dõi đường huyết thường xuyên?

Theo dõi đường huyết thường xuyên mang lại những lợi ích thiết thực sau:

  • Hiểu rõ tình trạng sức khỏe: Biết được lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp, giúp chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị: Theo dõi mức độ thay đổi đường huyết giúp người bệnh và bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch hay các bệnh lý liên quan.
  • Phát hiện sớm nguy cơ biến chứng: Đường huyết cao hay thấp đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, theo dõi thường xuyên giúp phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.
  • Quản lý bệnh hiệu quả: Theo dõi tác động của các yếu tố như stress, chế độ ăn uống, tập luyện,… lên mức đường huyết để điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp, kiểm soát tốt bệnh lý.

Theo dõi đường huyết thường xuyên để quản lý bệnh hiệu quả

Theo dõi đường huyết thường xuyên để quản lý bệnh hiệu quả

Đối tượng nào nên đo đường huyết thường xuyên?

Việc theo dõi đường huyết tại nhà không bắt buộc đối với tất cả bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyến nghị phương pháp này trong một số trường hợp cụ thể, bao gồm:

  • Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 thường xuyên bị hạ đường huyết.
  • Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 đường huyết chưa ổn định, HbA1c ở mức nguy hiểm.
  • Người tiền đái tháo đường cần phòng tránh sự tiến triển của bệnh.

Đo đường huyết bao lâu 1 lần?

Lượng đường trong máu luôn biến đổi, dao động theo thời điểm trong ngày, từ lúc đói đến lúc ăn no. Việc nắm rõ các chỉ số đường huyết bình thường và bất thường đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết bình thường:

  • Bất kỳ lúc nào trong ngày: Dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
  • Khi đói: Dưới 100 mg/dL (5.6 mmol/L)
  • Sau ăn 2 tiếng: Dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)

Thời điểm đo đường huyết:

  • Khi đói: Lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy, đồng thời đảm bảo người bệnh đã nhịn ăn từ 8 tiếng trở lên. Đây là thời điểm phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết cơ bản của cơ thể.
  • Sau ăn 1-2 tiếng: đây là thời điểm để đánh giá khả năng xử lý glucose của cơ thể.
  • Trước khi đi ngủ: Để theo dõi mức đường huyết trong đêm và điều chỉnh chế độ ăn uống, liều lượng thuốc phù hợp.
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): Xét nghiệm này cung cấp thông tin về mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua, giúp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Mức HbA1c bình thường khi dưới 6.5%.

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Tần suất đo đường huyết phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và phác đồ điều trị của bác sĩ cho từng cá nhân.
  • Nên sử dụng máy đo đường huyết uy tín, chất lượng đảm bảo và thực hiện thao tác đo chính xác theo hướng dẫn.
  • Ghi chép kết quả đo đường huyết cẩn thận để theo dõi biến động chỉ số và trao đổi với bác sĩ khi cần thiết.

Hướng dẫn đo đường huyết ngay tại nhà

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc theo dõi sức khỏe tại nhà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với máy đo đường huyết cá nhân. Thiết bị tiện lợi này giúp bạn tự kiểm tra lượng đường trong máu mọi lúc mọi nơi, góp phần quản lý hiệu quả bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Đo đường huyết thường xuyên tại nhà

Đo đường huyết thường xuyên tại nhà

Tham khảo thêm: Đo đường huyết lúc nào chính xác nhất? 

Cách thức thực hiện:

  • Rửa tay sạch sẽ: Sử dụng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Lấy máy đo đường huyết, que thử, kim lấy máu và gạc vô trùng.
  • Lấy máu: Vị trí lấy lấy thường là đầu ngón tay. Dùng kim lấy máu chích nhẹ vào đầu ngón tay. Sau đó, bóp nhẹ để lấy một lượng máu vừa đủ.
  • Đo đường huyết: Đưa giọt máu vào que thử và gắn que vào máy đo theo hướng dẫn. Kết quả sẽ hiển thị ngay.
  • Ghi chép kết quả: Lưu lại kết quả đo, thời gian đo và các thông tin liên quan để theo dõi diễn biến của chỉ số đường huyết.

Một số lưu ý quan trọng khi đo chỉ số đường huyết tại nhà:

  • Sử dụng que thử và kim lấy máu đúng loại, có hạn sử dụng còn nguyên vẹn.
  • Bảo quản que thử theo hướng dẫn nhà sản xuất.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đo.
  • Không sử dụng chung dụng cụ lấy máu với người khác.
  • Thay đổi vị trí lấy máu thường xuyên để tránh tổn thương da.
  • Ghi chép cẩn thận kết quả đo và tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Hiện nay, DiaB đang cung cấp sản phẩm Máy đo đường huyết – Nipro Premier S. Nipro là thương hiệu đến từ Nhật Bản, nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới. Các máy đo đường huyết của họ không chỉ nhanh chóng và chính xác mà còn được các hệ thống bệnh viện uy tín tại Việt Nam chứng nhận và sử dụng rộng rãi. Đây sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn trong việc theo dõi đường huyết tại nhà, mang lại sự an toàn, tiện lợi và chính xác cho người dùng.

Những lợi ích mà máy đo đường huyết Nipro Premier S mang lại:

  • Hạn chế lấy máu: Mẫu máu chỉ 0,4µL, 5 giây cho kết quả.
  • Đo nhanh và cho kết quả chính xác cao.
  • Giúp giảm sai số giữa các Lot que thử.
  • Khả năng lưu trữ dữ liệu đường huyết trong một khoảng thời gian dài.
  • Thiết kế nhỏ gọn, sử dụng dễ dàng phù hợp để mang theo khi đi xa, tiện lợi mọi lúc, mọi nơi.
  • Nút nhả que giúp thao tác an toàn, vệ sinh và hạn chế lây nhiễm.
  • Chế độ tiết kiệm năng lượng.
  • Tuổi thọ pin lên đến 3000 test, bộ nhớ 1000 kết quả.

Việc kiểm soát tốt chỉ số glucose máu giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Dưới đây là những bí quyết vàng giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết ổn định:

  • Theo dõi và kiểm tra glucose máu thường xuyên để nắm bắt tình trạng sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. 
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Đối với người bệnh tiểu đường đang sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát glucose máu. Nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức uống có ga. Những thực phẩm như nho, dâu tây, việt quất, mâm xôi,… chứa anthocyanins giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Chế độ ăn uống khoa học giúp ổn định đường huyết

Chế độ ăn uống khoa học giúp ổn định đường huyết

  • Uống sữa: Sữa cung cấp protein và enzyme giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành đường trong máu.
  • Ăn sáng đầy đủ: Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động cả ngày, giúp ổn định lượng đường huyết.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường sử dụng glucose, cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Tham gia chương trình Thay Đổi Lối Sống của DiaB để có thể chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân. 

DiaB – Đồng hành cùng bạn trên hành trình chinh phục sức khỏe:

Chương trình Thay Đổi Lối Sống DiaB là giải pháp toàn diện, giúp bạn xây dựng thói quen sống lành mạnh, góp phần kiểm soát tốt lượng đường trong máu và phòng ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tham gia chương trình, bạn có thể đạt được những mục tiêu sau:

  • Giảm 5% cân nặng hiện tại.
  • Giảm 1,2% mức HbA1C.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
  • Duy trì thói quen vận động ít nhất 150 phút/tuần.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình có sự tham gia của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và vận động giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/7. Đăng ký ngay TẠI ĐÂY để bắt đầu hành trình chinh phục sức khỏe cùng DiaB!

Việc đo đường huyết đúng cách và định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường và duy trì sức khỏe. Hãy áp dụng những hướng dẫn và bí quyết trong bài viết để chăm sóc sức khỏe của mình và duy trì chỉ số đường huyết ổn định để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng!

Nguồn tham khảo: 

https://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html

https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/role-of-fiber.html

https://www.cdc.gov/diabetes/basics/type1.html https://www.cdc.gov/diabetes/basics/type2.html