6 điều nên biết khi tiêm phòng HPV

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Phí Thị Tuyết Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, mầm mống gây bệnh là do virut HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ hàng chục năm trước đó. Do vậy, tiêm phòng HPV ngay từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất để các chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Nhưng tiêm phòng HPV cần tuân thủ những điều gì, hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!

1. Vắc-xin HPV là gì?

Vắc-xin HPV là vắc-xin phòng bệnh do virus Papilloma ở người (Human Papilloma Virus-HPV). HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại virus liên quan, trong đó hơn 40 loại lây lan qua quan hệ tình dục trực tiếp. Trong số này, hai loại HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và khoảng một chục loại HPV có thể gây ra một số loại ung thư nhất định cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất.
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư.

Ba loại vắc-xin ngăn ngừa nhiễm trùng các loại vi-rút HPV gây bệnh được cấp phép sử dụng tại Việt Nam gồm: Gardasil®, và Cervarix®. Vắc-xin này đều ngăn ngừa nhiễm vi-rút HPV loại 16 và 18, là hai loại vi-rút có nguy cơ cao gây ra khoảng 70% bệnh ung thư cổ tử cung và tỷ lệ cao hơn so với một số bệnh ung thư do vi-rút gây ra khác.

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư.

  • Hai loại HPV (loại 6 và 11) gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc sinh dục là những mụn nhìn thấy được ở vùng sinh dục của đàn ông và phụ nữ. Những mụn này có thể nhỏ hoặc lớn, nhô hoặc bẹt và không gây đau. Mụn cóc không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể khó đối phó vì khả năng tái nhiễm sau điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục được coi là virus có nguy cơ thấp vì không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng đặc biệt (loại 16 và 18) dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư. Đây được gọi là HPV nguy cơ cao. Ung thư cổ tử cung có liên quan phổ biến nhất với HPV, nhưng HPV cũng có thể gây ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng. Tuýp  HPV 16,18 cũng là 2 túyp chính gây nên ung thư cổ tử cung và còn là tác nhân gây ra các loại ung thư như: Ung thư âm hộ (50%), Ung thư âm đạo (65%), Ung thư hầu họng (70%).

Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ.

Hầu hết những người bị nhiễm virus không có triệu chứng và cảm thấy hoàn toàn ổn, vì vậy họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh.

2. Cơ chế hoạt động của vắc-xin HPV là gì?

Giống như các loại vắc-xin khác giúp cơ thể chống lại nhiễm virus, vắc-xin HPV kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể và trong tương lai, khi cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với các loại vi-rút HPV, kháng thể sẽ liên kết với vi-rút và ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Tiêm phòng HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
Tiêm phòng HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Các vắc-xin HPV hiện tại dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) được hình thành bởi các thành phần bề mặt của HPV. Các VLP không lây nhiễm vì chúng thiếu ADN của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có hoạt động chống lại virus tự nhiên. Các VLP tạo được mức độ sản xuất kháng thể cao trong cơ thể, do đó làm cho vắc-xin có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, tiêmphòng HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, cũng như không điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi-rút gây ra.

3. Độ tuổi và đối tượng tiêm phòng ung thư cổ tử cung– tiêm phòng HPV

Trẻ em và người lớn từ 9 đến 26 tuổi

Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể tiêm ngừa HPV.

Người lớn từ 27 đến 45 tuổi

Mặc dù vắc-xin HPV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sẽ được tiêm cho đến tuổi 45, nhưng tiêm phòng HPV không được khuyến nghị cho tất cả người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi.

Thay vào đó, ACIP khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc thảo luận với người bệnh trong độ tuổi này xem xét liệu tiêm phòng HPV có phù hợp với họ hay không. Tiêm phòng HPV ở độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với vi-rút HPV.

Người đang mang thai

Không có bằng chứng cho thấy chích ngừa HPV sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ có thể chờ sau khi sinh xong và đi tiêm loại vắc-xin này.

Không nên tiêm phòng HPV nếu:

  • Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Hãy điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin. 
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đã nhiễm vi khuẩn HPV.

4. Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Quan hệ tình dục đồng giới.
  • Quan hệ nhiều bạn tình.
  • Tiếp xúc với mụn cóc.
  • Có hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Dinh dưỡng kém.

Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vắc xin phòng ngừa ung thư cở tử cung Human Papillomavirus ở phụ nữ trẻ tuổi.

5. Tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa HPV

Loại vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây và rất an toàn. Thế nhưng, cũng như nhiều loại vắc xin khác, tiêm ngừa HPV cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:

  • Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm.
  • Sốt nhẹ.
  • Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Ngất xỉu.

Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, nên các chuyên gia y tế khuyến cáo các chị em không nên quá lo lắng.

Xem thêm: Tiêm HPV giá bao nhiêu

6. Phụ nữ đã được tiêm phòng HPV thì có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Vắc-xin HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại vi-rút HPV có thể gây ung thư, do đó, phụ nữ đã được tiêm phòng HPV vẫn nên tuân theo các khuyến cáo sàng lọc giống như phụ nữ chưa được tiêm chủng. 

Cách tốt nhất chúng ta nên làm đó là chủ động tiêm phòng HPV- ung thư cổ tử cung
Cách tốt nhất chúng ta nên làm đó là chủ động tiêm phòng HPV- ung thư cổ tử cung

Có thể nói, bệnh ung thư cổ tử cung vẫn chưa có thuốc đặc trị vì vậy quá trình điều trị bệnh rất phức tạp và chưa đem lại hiệu quả thực sự cao. Cách tốt nhất chúng ta nên làm đó là chủ động tiêm phòng HPV- ung thư cổ tử cung. Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung.

Xem thêm: Xét nghiệm HPV ở bệnh viện nào

Bên cạnh đó, các bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Như vậy, chúng ta mới sở hữu sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm. Hãy theo dõi sức khỏe thường xuyên và nếu có dấu hiệu bất thường hãy tìm đến các bác sĩ uy tín tại Docosan các bạn nhé!


Nguồn tham khảo: mayoclinic