Làm gì khi áp lực công việc quá lớn? – 9 cách giúp bạn giải tỏa

Ngày nay, việc cuộc sống luôn phát triển đồng nghĩa với việc con người càng ngày càng phải làm việc và phát triển bản thân. Điều này vô tình làm gánh nặng lên các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm vào đời phải chạy thật nhanh để kịp với cuộc sống. Áp lực công việc không chỉ đến từ các bạn trẻ, nhân viên lâu năm cũng có thể gặp phải. Vậy khi áp lực công việc quá lớn, làm cách nào để giải quyết tốt nhất tình trạng này. Bài viết sau của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn giải đáp một phần câu hỏi hóc búa này.

áp lực công việc

Áp lực công việc 

Áp lực công việc là sự thôi thúc bản thân bạn phải hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ liên quan đến công việc trong một thời gian cụ thể. Việc cảm thấy bị áp lực là điều bình thường khi bạn nhận ra công việc của bạn có thời hạn và cần đạt được chất lượng mong đợi.

Áp lực công việc cuộc sống đến từ đâu? Câu trả lời:

  • Áp lực công việc có thể đến từ bản thân bạn, một người có chủ nghĩa cầu toàn, kỹ lưỡng và kỷ luật sẽ có một cách nhìn khắt khe với bản thân trong công việc. Từ đó tạo nên một áp lực vô hình. 
  • Áp lực công việc có thể đến từ sếp của bạn. Một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách khai thác tiềm năng trong mỗi nhân viên mình quản lý và thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Do đó, vô hình chung họ sẽ giao cho bạn những công việc mà bạn chưa từng thử thách trước đây và gây cho bạn một áp lực công việc. Tuy nhiên, nếu như bạn có năng lực, bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
  • Áp lực công việc còn có thể đến từ đồng nghiệp. Teamwork là một yếu tố giúp cho tập thể có phát triển được hay không. Do đó, đồng nghiệp hoặc chính bạn sẽ đặt quá nhiều kỳ vọng vào người đồng hành, khiến cho bản thân và ngay cả đồng nghiệp bị áp lực công việc cuộc sống.
  • Áp lực đến từ gia đình, nhất là đàn ông khi mới lập nghiệp và cần chứng minh năng lực với người thân và xã hội. Giai đoạn này sẽ thật tuyệt nếu như có người chia sẻ, tâm sự, tuy nhiên phần lớn lại không như thế. 

Giải tỏa áp lực công việc cùng Viện Tâm lý SunnyCare

Bệnh về tâm lý áp lực là một bệnh khó lòng nào phát hiện và chẩn đoán chính xác. Do đó, cần một nơi uy tín để có thể tư vấn và chăm sóc tinh thần dựa trên kinh nghiệm và sự thấu hiểu tâm lý người mắc phải áp lực công việc cuộc sống.

Viện Tâm lý SunnyCare là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia tổ chức Nhà tham vấn toàn cầu WPO, thực hiện chức năng tư vấn, tâm lý trị liệu chuyên sâu với chi phí tiết kiệm nhất. 

Viện tâm lý SunnyCare có chức năng tư vấn tâm lý với nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng anh, tiếng việt, tiếng ukraina. Dịch vụ được bảo mật tuyệt đối với sự chuyên nghiệp đến từ đội ngũ chuyên gia có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nghiêm ngặt. 

Chi phí tham vấn tư vấn tâm lý có nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể tự do lựa chọn phù hợp với bản thân:

  • Tham vấn với chuyên gia tiêu chuẩn: 720.000 – 900.000 VNĐ/ 60 phút.
  • Tham vấn với chuyên gia cao cấp: 1.800.000 VNĐ/ 60 phút.
  • Tham vấn bằng ngôn ngữ quốc tế: 1.800.000 – 2.400.000 VNĐ/ 60 phút.

Viện tâm lý SunnyCare luôn luôn đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chính trong việc hành nghề khám chữa bệnh. Sự tận tâm trách nhiệm cùng với việc bảo mật thông tin tuyệt đối giúp tạo cảm giác an tâm, tin tưởng. Khi bạn trải nghiệm các dịch vụ tại Viện tâm lý SunnyCare, bạn sẽ được là chính mình và được tôn trọng dù bạn gặp bất cứ vấn đề tâm lý nào. 

Áp lực công việc có giống với căng thẳng công việc hay không?

Căng thẳng trong công việc là khi mà công việc quá tải, vượt ngưỡng chịu đựng áp lực về tinh thần, thể chất và cảm xúc của bạn. Một số nhân viên có thể xử lý công việc một cách hiệu quả, ngăn ngừa căng thẳng trong công việc. Trong khi đó, một số nhân viên khác có thể gặp căng thẳng trong công việc, đặc biệt khi họ bỏ qua những giải pháp giải quyết, chiến lược khi bắt đầu thực hiện công việc.

Mặc dù áp lực, căng thẳng trong công việc có thể thúc đẩy năng suất làm việc, nhưng căng thẳng công việc kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, sức khỏe và năng suất lâu dài của bạn.

Tại sao đi làm lại áp lực đối với các bạn trẻ?

Như đã nói ở trên, áp lực tại nơi làm việc có thể đến từ bên trong chính bản thân bạn hoặc được thúc đẩy từ các yếu tố bên ngoài. Sự kỳ vọng của bản thân, người nhà và áp lực đồng trang lứa khiến các bạn trẻ trở nên áp lực với chính công việc mình đang làm. 

Áp lực có thể đến từ chuyên môn công việc, người trẻ thường nhiều sự sáng tạo, tuy nhiên kinh nghiệm làm việc cũng như ứng xử chưa được tốt như các bậc tiền bối đi trước. Do đó mà vô hình chung tạo ra sự rào cản của bạn đối với đồng nghiệp, cấp trên nếu môi trường của bạn trẻ đi làm gò bó, khuôn khổ. Điều này cũng là một điểm tạo áp lực công việc đối với các bạn trẻ. 

Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như áp lực công việc quá lớn

Việc nhận ra những tác động của áp lực công việc lên tình trạng tinh thần và thể chất của bản thân là điều không hề dễ dàng. Việc chịu áp lực trong thời gian dài có thể ảnh hưởng lớn để sức khỏe của bạn. Do đó, xác định và nghi ngờ những tác động ảnh hưởng của căng thẳng có thể giúp bạn theo dõi tinh thần của mình.

Một số tác động lên tinh thần hoặc sức khỏe thể chất có thể có khi bạn bị áp lực công việc:

  • Làm giảm sự hài lòng trong công việc và mất đi ý nghĩa, giá trị của công việc bản thân đang đóng góp cho xã hội.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Tăng nguy cơ tăng huyết áp và đường huyết, đặc biệt là những trường hợp áp lực quá mức chịu đựng.
  • Thúc đẩy việc rối loạn cơ xương (điển hình là căng cơ).
  • Phá vỡ những nguyên tắc, thói quen ăn uống của bản thân.
  • Trầm trọng hơn các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: lo lắng quá mức, trầm cảm,…
  • Suy giảm hệ miễn dịch do thói quen ăn uống không lành mạnh, stress quá mức và cảm giác tiêu cực khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc oxy hóa không tốt làm hệ thống phòng vệ của cơ thể suy giảm.
  • Đau nửa đầu kéo dài và tần suất thường xuyên.
  • Cảm giác khó chịu, tính khí thất thường và thay đổi theo tâm trạng, khối lượng công việc.
  • Không thể tập trung, hoặc tăng sự chú ý đến những vấn đề không hề liên quan đến công việc.

Ngoài những tác động trên chính cơ thể người bị áp lực công việc còn có những tác động bên ngoài khác, ảnh hưởng đến người xung quanh. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, áp lực công việc không được trút bỏ khi bạn rời khỏi nơi làm việc mà nó kéo dài và gây căng thẳng ngay khi bạn nghỉ ngơi, tiếp xúc với người thân. Do đó, sẽ đôi lúc vô tình vì áp lực công việc mà bạn không thể kiềm chế được cảm xúc bản thân và gây tổn thương đến những người bạn luôn yêu thương. 

Cách giải tỏa áp lực công việc

Nhiều người tin rằng, chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, khẳng định được bản thân nhiều hơn nếu như làm việc trong một môi trường đầy áp lực. Tuy nhiên, khi áp lực công việc quá lớn làm cho bản thân căng thẳng, điều này thường sẽ không có ích cho hoạt động trí tuệ, suy giảm tư duy phản biện và khả năng phán đoán, ra quyết định, giải quyết vấn đề. 

Nếu bạn không biết khi áp lực công việc phải làm sao? Bạn có thể tham khảo một vài mẹo hữu ích dưới đây để giải quyết áp lực công việc cuộc sống của bản thân.

  • Xác định nguyên nhân gây áp lực công việc: Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để ghi lại các hoạt động hàng ngày của bạn. Sau đó, phân tích chúng để xác định những nhiệm vụ, kỳ vọng mà khiến bạn bị áp lực công việc.
  • Ưu tiên những việc quan trọng: Bạn ưu tiên bằng cách thực hiện những công việc đơn giản trước để tập trung cho việc phức tạp cuối cùng. Chia các mục tiêu phức tạp thành những mục tiêu nhỏ để thực hiện, việc này cũng tạo động lực cho bạn hoàn thành công việc.
  • Tạo thói quen lành mạnh: Việc áp lực công việc cuộc sống quá lớn có thể khiến bạn tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà và dẫn đến mất ngủ. Việc quản lý sức khỏe của mình giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và giúp bạn tập trung hơn trong công việc.
  • Dành thời gian để nạp lại năng lượng: Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có áp lực, thỉnh thoảng bạn có thể tự thưởng cho mình những hoạt động giúp vực tinh thần của bạn dậy trước khi bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ khác. 
  • Giải quyết xung đột: Mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể sẽ vô tình làm tăng khối lượng công việc và cản trở việc bạn thực hiện công việc đúng tiến độ. 
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết: Khi áp lực công việc quá lớn để bạn có thể giải quyết nó, hãy thông báo với người quản lý của bạn để được giúp đỡ và phát huy những điểm mạnh của bản thân. Những người xung quanh bạn có thể có những góp ý, đề xuất giúp bạn cải thiện công việc.
  • Sắp xếp thời gian của bạn: Thời gian quá gấp có thể gây áp lực trong công việc. Quản lý thời gian tốt là điều cần thiết để tránh những vấn đề áp lực do căng thẳng thời gian gây nên. Lên lịch cho các hoạt động của bạn, tìm thời gian phù hợp trong ngày của bạn và sử dụng thời gian đó một cách tối ưu nhất. 
  • Chăm chút cho vẻ bề ngoài: Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng đây cũng là một cách lấy lại năng lượng từ việc chăm chút bản thân. Việc xinh đẹp, mặc một bộ quần áo yêu thích sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và có năng lượng hơn.
  • Nỗ lực học hỏi thêm những điều mới: Tập trung học những điều mới, tiếp thu các kỹ năng mới hoặc thu nhận những kiến thức mới sẽ giúp chúng ta chủ động quản lý được căng thẳng. Đúng như câu “Áp lực tạo nên kim cương”, càng học tập và làm việc bạn sẽ khám phá được những điểm mạnh, yếu của bản thân cũng như tìm được định hướng đúng đắn trong công việc.

Một số ví dụ cụ thể về áp lực công việc

Một số trường hợp cụ thể có thể dẫn đến áp lực công việc cuộc sống, ví dụ như:

  • Phải hoàn thành công việc đúng thời hạn trong khi khối lượng công việc quá lớn, không thể hoàn thành trong khoảng thời gian cho phép.
  • Quá kỳ vọng về kết quả công việc, về bản thân và không bao giờ chấp nhận bản thân cũng có giới hạn và không thể hoàn hảo hết tất cả.
  • Có một người quản lý quá đòi hỏi về kết quả công việc một cách vô lý.
  • Hoạt động nhóm bị đảo loạn khi thành viên trong nhóm có những vấn đề cá nhân hoặc do mâu thuẫn khi trao đổi, làm việc nhóm.
  • Làm việc trong thời gian trọng điểm, quá tải công việc của năm.
  • Công việc đòi hỏi chính xác, trách nhiệm để giảm thiểu tổn thất cho tập thể.
  • Bạn không biết phải làm gì với công việc được giao, không biết cách lên kế hoạch cụ thể cho công việc và không biết phải bắt đầu công việc từ đâu. Đương nhiên là trường hợp này bạn cũng không thể tìm kiếm một người hướng dẫn đúng. 

Câu hỏi thường gặp

Công việc áp lực quá có nên nghỉ?

Bất kỳ công việc nào cũng có áp lực, do đó mà trước khi nghỉ việc bạn nên cân nhắc thiệt hơn trước. Câu hỏi công việc này có mang lại cho mình lợi ích gì không nên được đặt ra và trung thực trả lời để bạn có thể cân nhắc đến việc xin nghỉ việc.

Khi bị áp lực công việc nên làm gì?

Khi áp lực công việc quá lớn và bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của quản lý hoặc đồng nghiệp thân thiết. Điều này sẽ giúp bạn định hướng công việc một cách khách quan nhất để hoàn thành công việc hiệu quả.


Áp lực công việc là điều mà người đi làm nào cũng có thể phải gặp một lần trong đời. Áp lực giúp bạn chứng minh được bản thân bằng năng lực làm việc nhưng đôi lúc sẽ đẩy bạn vào tình trạng tiêu cực không thể giải thoát. Điều này không phải ai cũng giống nhau mà cần có sự cá nhân hóa dựa trên vấn đề của mỗi người. Do đó, hãy để Docosan được sẻ chia cùng bạn!