Sang chấn tâm lý: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Con người khi trải qua những sự kiện khó khăn sẽ có những phản ứng khác nhau. Các trải nghiệm này được gọi là sang chấn tâm lý (hay còn gọi là chấn thương tâm lý). Trong bài viết này, Docosan sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các loại sang chấn khác nhau, triệu chứng và các phương pháp điều trị.

Sang chấn tâm lý là gì?

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), sang chấn là “một phản ứng cảm xúc đối với một sự kiện kinh khủng như tai nạn, hiếp dâm hoặc thiên tai”. Tuy nhiên, một người cũng có thể bị sang chấn với bất kỳ sự kiện nào mà người đó cảm thấy bị đe dọa hoặc gây nguy hại về mặt thể chất hay cảm xúc.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị sang chấn tâm lý sau một sự cố nào đó. Một người bị tổn thương có thể cảm nhận nhiều loại cảm xúc ngay sau khi sự kiện đó xảy ra và về lâu dài họ có thể cảm thấy choáng ngợp, bất lực, sốc hoặc có những triệu chứng về thể chất.

sang chấn tâm lý
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoijoo chứng sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn và không suy giảm mức độ nghiêm trọng, sang chấn có thể đã phát triển thành một rối loạn sức khỏe tâm thần được gọi là Hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương (tiếng Anh: Post traumatic Stress Disorder- PTSD).

Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm một người bị sang chấn tâm lý. Có báo cáo thống kê về một số nguyên nhân tiêu biểu gây nên chấn thương tâm lý, bao gồm

  • Bị bắt nạt; bị tấn công;
  • Bị quấy rối, tấn công tình dục;
  • Bị lạm dụng về thể chất, tâm lý hay tình dục;
  • Tai nạn giao thông;
  • Sinh con;
  • Những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng;
  • Mất người thân, bạn bè;
  • Bị bắt cóc;
  • Thảm họa thiên nhiên hay khủng bố;
  • Chiến tranh.

Các sự kiện có thể diễn ra một lần hay lặp đi lặp lại. Khi một người bị sang chấn tâm lý, không chỉ sự kiện vừa xảy ra tác động đến họ mà khi đó những hình ảnh của nỗi sợ cũ cũng vô thức trở về trong tâm trí họ.

Cúng có trường hợp, sự kiện đó không trực tiếp xảy đến với họ nhưng họ chứng kiến điều đó diễn ra với người khác cũng có thể làm họ bị ảnh hưởng gây bệnh sang chấn tâm lý gián tiếp.

Đối với trẻ em, khi bộ não của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xấu bên ngoài. Khi trẻ trải qua trạng thái căng thẳng cực độ của những sự kiện khủng khiếp, cơ thể trẻ cũng bị ảnh hưởng và tiết ra hormone liên quan đến sự căng thẳng và sợ hãi.

Bệnh sang chấn tâm lý khi xảy đến với trẻ sẽ làm gián đoạn sự phát triển về não bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý cũng như có thể hình thành tính cách khép kín của trẻ. Thêm vào đó, nếu sự kiện diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cae sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và tác động đến sự hình thành những hành vi không tốt cho trẻ.

Khi bệnh sang chấn tâm lý của trẻ không được tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ kịp thời thì sang chấn tâm lý có thể kéo dài đến khi trẻ lớn, khi đó bệnh cần thời gian khá lâu để điều trị.

Phân loại sang chấn tâm lý

Mỗi người với mỗi sự cố không may xảy ra sẽ có mức độ bị sang chấn tâm lý khác nhau. Một số kiểu sang chấn tâm lý thường thấy, bao gồm:

  • Sang chấn cấp tính: Tình trạng này là kết quả của một sự kiện áp lực, căng thẳng hoặc nguy hiểm.
  • Chấn thương mãn tính: Kết quả của việc tiếp xúc nhiều lần và kéo dài với các sự kiện áp lực, căng thẳng. Ví dụ: các trường hợp lạm dụng trẻ em, bắt nạt hoặc bạo lực gia đình,…
  • Chấn thương phức tạp: Kết quả của việc tiếp xúc với nhiều sự kiện gây sang chấn.

Sang chấn thứ cấp (hoặc chấn thương nạn nhân) là một dạng khác của sang chấn. Dạng sang chấn này xảy ra do tiếp xúc gần gũi với người đã trải qua một sự kiện đau thương.

Các thành viên gia đình, chuyên gia sức khỏe tâm thần và những người trực tiếp chăm sóc người đã trải qua sự kiện đau buồn có nhiều nguy cơ bị chấn thương nạn nhân.

Các yếu tố ảnh hưởng gây sang chấn tâm lý

Nhiều người khi trải qua cùng một sự cố đau thương sẽ có những cảm xúc hay phản ứng khác nhau. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố của chính bản thân người chứng kiến và mức độ bị bệnh sang chấn tâm lý sẽ khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách một người phản ứng với các sự kiện đau buồn bao gồm:

  • Đặc điểm tính cách;
  • Các tình trạng sức khỏe tâm thần khác (nếu có);
  • Các sự kiện đau buồn trước đó (nếu có);
  • Loại và đặc điểm của sự kiện xảy ra;
  • Nền tảng và cách tiếp cận xử lý cảm xúc.
sang chấn tâm lý
Các triệu chứng sang chấn tâm lý

Các dấu hiệu sang chấn tâm lý

Phản ứng của mỗi người sẽ khá nhau sau một sự cố, thường sẽ bắt nguồn từ cảm xúc sau đó sẽ lấn sang phản ứng vật lý về thể chất của họ. Có người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng sau đó sẽ khỏi sau 2-3 tuần. Nhưng cũng có người biểu hiện nhiều triệu chứng, cần can thiệp điều trị trước khi bệnh trở nên phức tạp hơn.

Phản ứng về cảm xúc và tâm lý

Một người từng trải qua sang chấn tâm lý có thể cảm thấy:

  • Bị từ chối;
  • Phẫn nộ;
  • Sợ hãi;
  • Sầu não;
  • Xấu hổ;
  • Hoang mang;
  • Lo ngại;
  • Phiền muộn;
  • Tê liệt, chết lặng;
  • Tội lỗi;
  • Vô vọng;
  • Cáu gắt;
  • Khó tập trung.

Những cảm xúc này có thể được họ bộ lộ ra bên ngoài hoặc che giấu vào bên trong và thể hiện khi ở một mình. Những hồi tưởng về những sự kiện không hay trước đó có thể trở về không kiểm soát làm tình trạng của họ ngày một tồi tệ hơn. Hậu sang chấn tâm lý về mặt cảm xúc khiến họ cảm thấy khó chịu, khó có thể kiểm soát được hành vi của mình.

Phản ứng vật lý về thể chất

Cùng với phản ứng cảm xúc, sang chấn có thể gây ra các triệu chứng đối với thể chất, chẳng hạn như:

  • Đau đầu;
  • Các triệu chứng tiêu hóa;
  • Mệt mỏi;
  • Tim đập mạnh;
  • Đổ mồ hôi;
  • Cảm thấy giật mình.

Đôi khi, các triệu chứng còn bao gồm khó ngủ và phát triển thành các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất kích thích. 

Nhưng khi sang chấn tâm lý trở nên nặng hơn, căn bệnh có thể sẽ tiến triển đến hậu sang chấn tâm lý là rối loạn căng thẳng sau sang chấn/chấn thương (PTSD). PTSD có các triệu chứng như lo lắng quá độ, hồi tưởng, kí ức dai dẳng một sự kiện nào đó và né tránh hành vi.

Né tránh hành vi là một triệu chứng dễ thấy bởi vì họ sẽ cố gắng không nghĩ đến sự kiện khiến họ đau lòng, hạn chế đến thăm nơi sự kiện xảy ra và tránh những tác nhân gây ra nỗi đau cho họ.

Điều trị sang chấn tâm lý

Một số phương pháp điều trị có thể giúp những người bị sang chấn tâm lý đối phó với các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp mọi người thay đổi mô hình suy nghĩ của họ, nhằm tác động đến hành vi và cảm xúc của họ.

sang chấn tâm lý
Điều trị sang chấn tâm lý

Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR)

Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR) là một liệu pháp điều trị sang chấn tâm lý phổ biến khác. Đối với EMDR, một cá nhân sẽ hồi tưởng lại một cách ngắn gọn những trải nghiệm đau thương cụ thể trong khi nhà trị liệu hướng dẫn chuyển động mắt của họ. EMDR nhằm mục đích giúp mọi người xử lý và tích hợp những ký ức đau buồn.

Liệu pháp xo-ma (Somatic therapies)

Các liệu xo-ma bao gồm:

  • Trải nghiệm xo-ma: Nhà trị liệu giúp một người hồi tưởng lại những ký ức đau buồn trong một không gian an toàn.
  • Liệu pháp tâm lý cảm giác vận động: Liệu pháp biến những ký ức đau thương thành nguồn sức mạnh.
  • Kích thích huyệt: Người tập áp dụng áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể, tạo ra trạng thái thư giãn.
  • Liệu pháp cảm ứng: Các liệu pháp cảm ứng khác bao gồm Reiki, cảm ứng chữa bệnh và liệu pháp cảm ứng trị liệu.

Sử dụng thuốc

Chỉ sử dụng thuốc không thể chữa khỏi sang chấn tâm lý hoặc PTSD. Tuy nhiên, thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.

Tự chăm sóc

Các biện pháp tự chăm sóc giúp cá nhân đối phó với các triệu chứng về cảm xúc, tâm lý và thể chất của sang chấn tâm lý.

  • Tập thể dục: Các cá nhân có thể đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Thực hành chánh niệm: Thở có chánh niệm và các bài tập dựa trên chánh niệm khác có thể giúp con người sống ở hiện tại, ngăn họ hồi tưởng lại sự kiện đau buồn.
  • Kết nối với những người khác: Tiếp xúc với mọi người có thể giúp ngăn ngừa sang chấn tâm lý trở thành PTSD.
  • Xây dựng lối sống cân bằng: Nên cố gắng ngủ 7-9 giờ mỗi đêm, có một chế độ ăn uống cân bằng, tránh rượu và ma túy, giảm căng thẳng bằng các hoạt động trí óc hoặc giải trí.

Nếu bạn cảm thấy tự bản thân mình không thể làm tốt được, đừng ngần ngại yêu cầu sự hỗ trợ của những người xung quanh. Họ có thể là gia đình, bạn bè, hay nhờ đến sự hỗ trợ của cộng đồng những người đã vượt qua sang chấn tâm lý giúp bạn.

Khi thấy bản thân mình hay bạn bè có dấu hiệu sang chấn tâm lý, tốt nhất hãy liên hệ các chuyên gia tâm lý và trung tâm tư vấn tâm lý uy tín để được hỗ trợ kip thời, tránh để bệnh tình trở nên nặng và khó kiểm soát hơn.

Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.

Sứ mệnh của SHARE là Phổ biến, Phát triển và Ứng dụng Tâm lý học trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thúc đẩy sự lành mạnh về tâm trí. 

Chuyên môn khám:

– Các vấn đề rối loạn trong tâm lý: trầm cảm, lo âu, OCD, PTSD;

– Phát triển cá nhân;

– Giới tính và tình dục;

– Mâu thuẫn, lạm dụng và tổn thương tâm lý;

– Tái hòa nhập xã hội;

– Vấn đề khuyết tật và nhóm yếu thế;

– Những vấn đề của vị thành niên;

– Những vấn đề trong mối quan hệ gia đình.

  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.

“Trong cuộc đời, bất cứ ai, tại bất cứ thời điểm nào đều có thể vấp phải những vấn đề, biến cố khiến chúng ta chùn chân bước tiếp trên hành trình của mình. Là một chuyên gia tâm lý, tôi muốn những buổi tham vấn sẽ là nơi bạn có thể thoải mái bày tỏ những vấn đề và quan trọng nhất là được lắng nghe, đồng cảm và cùng bạn thay đổi, thấu hiểu bản thân và đạt những mục tiêu mong muốn.”

  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Kinh nghiệm chuyên môn chính của chị là nghiên cứu, đào tạo và đặc biệt tham vấn – trị liệu tâm lý cho thanh thiếu niên và người lớn về: Các vấn đề sức khỏe tâm thần như sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm lý, stress, lo âu, trầm cảm, …; các vấn đề trong các mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình; áp lực công việc, cuộc sống; tình dục, sức khỏe sinh sản, HIV.

Sang chấn tâm lý cần được thăm khám và điều trị tâm lý cũng như cần có những hình thức hỗ trợ kịp thời để bệnh được điều trị hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý?

Điều quan trọng nhất lúc này là cha mẹ hãy dành thời gian để nói chuyện tâm sự với trẻ nhiều hơn, cung cấp môi trường nuôi dưỡng tốt hơn, yêu thương trẻ nhiều hơn, tạo cho trẻ cảm giác yên tâm và gia đình chính là chỗ dựa cho trẻ.

Sang chấn tâm lý có sao không?

Khi bạn bị sang chấn tâm lý, dù ít hay nhiều thì căn bệnh cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn về sức khỏe tinh thần, tâm thần và cả thể chất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday