Buồn phiền, mất ngủ…là dấu hiệu sức khỏe tinh thần gặp vấn đề

Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Theo WHO, rối loạn sức khỏe tâm thần đề cập đến một loạt các tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bạn. Những dấu hiệu như buồn phiền, mất ngủ v.v. cùng một vài triệu chứng khác thường dễ bị xem nhẹ nhưng có thể cảnh báo những căn bệnh về tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và các hành vi gây nghiện.

Theo các chuyên gia tâm lý: “Thông thường, bạn thân hoặc thành viên trong gia đình sẽ là những người nhận thấy các dấu hiệu và sự khác thường nhanh hơn so với người đang trải qua chúng.” Việc nhận biết những dấu hiệu báo động đỏ dưới đây và hành động kịp thời có thể giúp can thiệp kịp thời bằng những biện pháp trị liệu tâm lý.

Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tinh thần đang đi xuống

1. Những thay đổi trong giấc ngủ

Những thay đổi kéo dài đối với cách ngủ của một người có thể là một triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần. Ví dụ, mất ngủ có thể là một dấu hiệu của lo lắng, buồn phiền hoặc lạm dụng chất kích thích.

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít còn có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Đôi khi người bệnh cảm thấy không cần phải ngủ, đó có thể là dấu hiệu khởi phát của chứng hưng cảm lưỡng cực.

buon phien
Khó ngủ hoặc không ngủ được là dấu hiệu phổ biến của sức khỏe tinh thần đi xuống

2. Ăn quá ít – hoặc quá nhiều  

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường có tác động đến sự thèm ăn, điều quan trọng là cần lưu ý là những thay đổi đó có diễn ra mạnh mẽ hoặc dai dẳng không.

Một số người bị trầm cảm mất cảm giác thèm ăn hoàn toàn, trong khi những người khác chuyển sang ăn uống thoải mái và bắt đầu tăng cân.

Về bản chất, sự thay đổi về cảm giác thèm ăn có thể không có gì đáng lo ngại, nhưng kết hợp với các triệu chứng khác, nó có thể cho thấy trạng thái tinh thần của bạn đang có chiều hướng xấu đi. 

3. Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày

Việc ai đó thường xuyên tự cô lập mình, đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Không thể tập trung năng lượng hoặc sự nhiệt tình cho những việc mình thường yêu thích và thường xuyên hủy bỏ kế hoạch cũng là báo động đỏ cho sức khỏe tinh thần đi xuống.

Đối với người bị trầm cảm, việc đứng dậy và ra khỏi giường, đến phòng vệ sinh, làm các thao tác sinh hoạt bình thường đã vô cùng khó khăn và là một cực hình, cảm giác như nỗi buồn đi theo họ khắp mọi nơi.

4. Những thay đổi trong ham muốn tình dục

Khi bạn chán nản, buồn phiền, sự thiếu quan tâm đến cuộc sống hàng ngày sẽ có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh.

Một số bệnh nhân bị trầm cảm chia sẻ rằng họ cảm thấy quá kiệt sức với tình dục, cảm thấy ghê tởm, không thấy chút hấp dẫn và thậm chí không muốn được chạm vào.

Mặt khác, những người trải qua cơn hưng cảm có thể nhận thấy ham muốn tình dục của họ tăng vọt và không thể có đủ. Những thay đổi theo cả hai hướng có thể là triệu chứng của bệnh tâm thần và đáng được chú ý. 

5. Lo lắng liên tục

Tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy lo lắng, buồn bã hoặc căng thẳng trong một khoảng thời gian nào đó.

Nhưng lo lắng thường xuyên có thể là dấu hiệu của rối loạn sức khỏe tâm thần.

Các triệu chứng đi cùng với lo lắng có thể bao gồm tim đập nhanh, khó thở, nhức đầu, đổ mồ hôi, run rẩy, cảm thấy chóng mặt, bồn chồn, tiêu chảy hoặc đầu óc quay cuồng.

buon phien
Lo lắng thường xuyên không rõ lý do có thể là dấu hiệu của rối loạn sức khỏe tâm thần

6. Do dự 

Thường xuyên cảm thấy do dự cùng với sự cáu kỉnh và khó tập trung có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng lo âu hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

7. Nhạy cảm trong cảm xúc 

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể bao gồm buồn bã hoặc cáu kỉnh trong ít nhất vài tuần gần nhất, cùng với thiếu động lực và cảm thấy cạn kiệt năng lượng, mất hứng thú với sở thích đã từng có, có xu hướng mất bình tĩnh hoặc lúc nào cũng có thể bật khóc.

8. Cảm thấy tội lỗi hoặc không có giá trị

Những suy nghĩ như “Tôi là kẻ thất bại”, “Đó là lỗi của tôi” hoặc “Tôi vô dụng”, “ tôi là gánh nặng và chỉ nên lặng lẽ biến mất khỏi cuộc sống của mọi người” đều là những dấu hiệu của rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm.

Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi tự sát.

Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa và đẩy lùi mất ngủ. Bổ sung đủ vitamin B với NATB để tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh điều hòa giấc ngủ và tâm trạng, tăng cường lưu thông máu lên não cũng như bảo vệ hệ thần kinh.

9. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín

SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.

Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.

Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.

Một số dấu hiệu khác có thể cảnh báo sức khỏe tinh thần của một người đang gặp vấn đề như: lạm dụng chất kích thích (rượu, ma túy v.v.), nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều mà người khác không thể, nhiều bệnh tật không giải thích được v.v. Nếu bạn hoặc người thân có từ hai dấu hiệu kể trên, hãy tìm kiểu sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng và liên lạc với các chuyên gia về tâm lý.

Xem thêm: Sống tích cực


Tư liệu tham khảo: Mayoclinic