Sau chia tay ai sẽ là người đau buồn?

Thuận theo lẽ tự nhiên, cuộc đời vô thường có đến cũng sẽ có đi, kể cả tình yêu nam nữ. Chia tay còn được hiểu như là sự chia cách trong một mối quan hệ tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên khó có thể cắt nghĩa diễn tả được những cảm xúc khi hai người rời xa nhau.

Bất cứ ai cũng đều trải qua những giai đoạn thăng trầm trong cuộc sống ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Có người sau khi chia tay vẫn có thể mạnh mẽ vực dậy tinh thần và mở lòng trở lại, nhưng cũng có một số người phải rất khổ sở, đau đớn và không biết phải làm gì sau chia tay. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Ai là người đau buồn sau chia tay?

Có thể không ít người từng thấy thái độ dửng dưng, bình thường như không có gì của những người đàn ông mới chia tay. Nhưng thật sự mọi chuyện có thật sự ổn như cách anh ấy thể hiện? So với con gái, tâm trạng con trai sau khi chia tay thường tỏ ra khá bình thường. Họ vẫn có thể cười nói sảng khoái cùng bạn bè, chẳng ngại gì khi được hỏi về chuyện tình cảm. Bạn có thể nghe những câu trả lời có vẻ hơi “dửng dưng” như: chia tay lâu rồi, mới chia tay rồi, chán thì chia tay thôi….

Vấn đề ở đây là các cách phản ứng trên đều muốn che giấu cảm xúc thật, không muốn cho ai biết bản thân không ổn. Trong lòng có thể đau đớn, tức giận nhưng lại chỉ gặm nhấm một mình.

Cảm xúc của đàn ông và phụ nữ sau chia tay là khác nhau.
Cảm xúc của đàn ông và phụ nữ sau chia tay là khác nhau

Theo các chuyên gia cho biết, khoảng 1 tuần sau khi chia tay, nhiều bạn gái vẫn còn cảm thấy buồn bã, thậm chí tìm mọi cách để níu kéo tình yêu. Trong khi đó, các bạn nam vẫn tiếp tục các hoạt động như bình thường không có gì xảy ra. Họ thường có xu hướng không quan tâm luôn cả điện thoại và tin nhắn của bạn gái cũ.

Sau một thời gian cả hai đã bình tĩnh lại, đủ can đảm ngồi nhìn nhận lại mọi việc một cách khách quan và chính xác nhất thì sự khác biệt giữa con trai, con gái sau khi chia tay lại xuất hiện một cách rõ rệt. Con trai sẽ có xu hướng tiếc nuối, buồn bã và tự dằn vặt bản thân nhiều hơn con gái (không nói đến những trường hợp có người thứ 3).

Cụ thể, thời gian này, khi con gái đã bắt đầu cảm thấy mạnh mẽ hơn để vượt qua chuyện cũ thì con trai mới bắt đầu cảm nhận được mùi vị của sự hối hận và tiếc nuối. Họ cảm thấy nhớ cảm giác có ai đó ở bên cạnh và thường sẽ tìm cách để “nối lại tình xưa”.

Con trai vào thời điểm này bắt đầu cảm thấy buồn bã, tự dằn vặt bản thân. Còn những cô nàng đã biết yêu thương bản thân mình hơn, chăm sóc chỉn chu cho vẻ bề ngoài, bổ sung đời sống tinh thần thêm phong phú và không còn cảm thấy dằn vặt hay buồn bã vì chuyện cũ.

Con trai thường giữ nỗi buồn và niềm ân hận khá lâu, than thân trách phận khi nhớ về những kỷ niệm cũ bên người yêu sau khoảng một thời gian dài sau chia tay. Trong khi đó, con gái đã hoàn toàn xốc lại tinh thần để tìm kiếm cho mình một bến đỗ xứng đáng và phù hợp hơn.

Theo các chuyên gia, còn tùy thuộc vào việc khi chia tay ai là người chủ động nói lời tạm biệt để có thể nhận định đúng hơn liệu con trai hay con gái sẽ buồn lâu hơn. Nếu người chủ động chia tay là phái nữ thì ít nhiều họ cũng nắm được đằng chuôi của một con dao. Như vậy người đau lòng hơn ở đây sẽ là phái nam và ngược lại.

Người còn yêu mới buồn sau chia tay?

Càng yêu sâu đậm thì khi chia tay chúng ta càng buồn một cách dữ dội hơn. Tuy nhiên, vì sao có những người không dành hết toàn bộ năng lượng để yêu nhưng họ vẫn rất buồn khi chia tay. Lý do phụ thuộc vào nhiều yếu tố.     

Phần lớn nữ giới buồn nhiều hơn đàn ông sau khi chia tay
Phần lớn nữ giới buồn nhiều hơn đàn ông sau khi chia tay

Yếu tố thứ nhất có thể vì họ chỉ đang yêu chính bản thân họ, họ yêu đối tác chỉ vì đối tác tốt và hữu ích với họ, khi chia tay rồi, họ cảm thấy như mất đi một chỗ dựa tinh thần, tài chính hoặc là về bất cứ lĩnh vực nào mà họ thường xuyên nhờ vả. Như vậy, họ chỉ đang yêu lấy chính bản ngã của mình mà thôi.

Chuyên gia Nguyễn Thị Tâm cho rằng yếu tố thứ hai có thể là vì khi còn đang trong giai đoạn mặn nồng, hai người đã có quá nhiều kỷ niệm đẹp bên nhau, những ký ức đó ăn sâu vào bộ nhớ đến nỗi khi chia tay, họ như mất đi hy vọng về tương lai phía trước. Khi mà nếu không có đối tác nữa, họ sẽ lâm vào tình trạng cô đơn, trống trải nhiều hơn.

Chính vì những mảng ký ức xưa đó khiến họ thấy buồn bã và trống vắng đến nhường nào dù họ không yêu sâu đậm. Như vậy, dù yêu nhiều hay không nhiều đến thế nào, chúng ta ai cũng sẽ buồn bã ít nhiều sau chia tay.

Chuyên gia tâm lý tư vấn tình yêu giỏi

Bạn đọc có thể liên hệ và đặt lịch với chuyên gia tâm lý tại Doctor có sẵn.

Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ: Đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý, hơn 2000 giờ thực hành lâm sàng được giám sát bởi các nhà trị liệu kinh nghiệm đến từ Mỹ, Úc, Bỉ và Việt Nam. Đối với bệnh nhân của mình, chuyên gia luôn đặt trọn tâm huyết nhằm giúp học sớm phục hồi tâm lý sau khi chia tay, có cuộc sống cân bằng hơn, sớm vơi nỗi buồn.

Công ty Cổ phần SoftenMind: SoftenMind là nền tảng cung cấp giải pháp về vấn đề tâm lý cho cá nhân, nhóm và doanh nghiệp. Mang sứ mệnh hỗ trợ người Việt Nam tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý dễ dàng, tiện lợi và tối ưu chi phí, SoftenMind luôn không ngừng dần hoàn thiện mỗi ngày. Trong tương lai, SoftenMind còn hứa hẹn mang đến các dịch vụ khác nhằm giúp bệnh nhân sớm cải thiện sức khỏe tinh thần, sống khỏe, sống vui hơn.

Family Medical Practice: Tự hào là một hệ thống phòng khám có đội ngũ y bác sĩ đa quốc gia, dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn. Trong đó bao gồm cả những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm ở lĩnh vực tâm lý. Với các trường hợp bị rối loạn tâm lý sau ly thân, chuyên gia tâm lý tâm lý sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tinh thần sau đó có phương án cải thiện phù hợp.

Viện Tâm lý SunnyCare: Là một trong những trung tâm tham vấn tâm lý đáng tin cậy ở khu vực phía Nam nước ta với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Vì là một trong những trung tâm hoạt động với quy mô lớn nên dịch vụ của SunnyCare cũng đa dạng không kém. Đặc biệt, tất cả thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Bảo Ân: Một trong những thế mạnh của anh là tham vấn tâm lý cảm xúc, các rối loạn liên quan đến stress và sang chấn, đặc biệt là tâm lý cho người đang ly thân. Với bệnh nhân của mình, anh luôn tập trung và hết mình hỗ trợ nhằm đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Chia tay và căn bệnh trầm cảm

Việc kết thúc mối quan hệ với một ai đó là một việc khó khăn, thậm chí ngay cả khi chúng ta không cảm thấy thế, nó vẫn mang lại một số hệ lụy nhất định. Mỗi người tuy có phản ứng khác nhau khi chia tay, có người vượt qua nhanh, nhưng cũng có những người mắc phải chứng trầm cảm hậu chia tay.

Trầm cảm sau chia tay là chứng bệnh rất nhiều người gặp phải nếu họ yêu quá sâu đậm, quá hết mình. Hoặc có thể diễn ra nếu họ bị nói lời chia tay một cách đột ngột, bất ngờ trong khi họ vẫn nghĩ họ đang có một mối quan hệ tốt đẹp với người yêu. Trầm cảm hậu chia tay gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến công việc hay đời sống sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đây là những dấu hiệu trầm cảm hậu chia tay:

  • Không chấp nhận việc chia tay: Việc còn yêu sâu đậm hoặc quá quen với mối quan hệ cũ khiến người bệnh không chấp nhận được việc chia tay, luôn cảm thấy khó chịu trong người, tự lừa dối bản thân và hy vọng đây không phải là sự thật.
  • Buồn chán, luôn ủ rũ: Người bị trầm cảm sau chia tay luôn ủ rũ, mệt mỏi, tỏ ra buồn chán. Đây cũng là biểu hiện chung của nhiều người sau khi kết thúc một mối quan hệ.
  • Mất hứng thú trong công việc và cuộc sống: Cú sốc tâm lý quá lớn khiến người bệnh mất hứng thú trong công việc và cuộc sống. Tuyệt vọng, chán nản và bỏ bê mọi thứ, ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.
  • Tự cô lập bản thân: Cảm xúc buồn chán, mất hứng thú khiến người bệnh tự cô lập bản thân, tạo khoảng cách với bạn bè và người thân xung quanh.
  • Ăn không ngon: Người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Rối loạn giấc ngủ: người bị trầm cảm trong tình yêu thường bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Những suy nghĩ, ám ảnh, cảm xúc buồn rầu khiến họ căng thẳng, lo âu. Ngủ không ngon giấc, ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
Nhiều trường hợp sau khi chia tay dẫn đến bệnh trầm cảm
Nhiều trường hợp sau khi chia tay dẫn đến bệnh trầm cảm

Có thể thấy, chia tay có thể gây ra nhiều căn bệnh tâm lý trong đó có trầm cảm. Việc yêu sao cho đúng cách đôi khi lại rất quan trọng để bảo vệ bản thân mình trước những áp lực tâm lý hậu chia tay gây ra.

Làm gì sau chia tay?

Việc chia tay có thể là một trải nghiệm cực kỳ khó khăn, nhưng đôi khi nó lại là điều cần thiết để đưa bạn tới một giai đoạn mới trong cuộc đời. Để có thể vượt qua nỗi buồn, nỗi đau sau khi chia tay, bạn cần làm ngay những việc này nhằm cân bằng lại cảm xúc của mình, tránh những suy nghĩ tiêu cực:

  • Cho phép bản thân có thời gian để chấp nhận: Hãy cho phép bản thân có thời gian để chấp nhận mối quan hệ đã kết thúc. Tâm trạng của bạn có thể biến động từ từ và có thể mất một khoảng thời gian để bình ổn lại.
  • Hạn chế mọi liên lạc với người đó: Sau khi chia tay, hạn chế mọi liên lạc với đối phương, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Điều này giúp bạn tránh những cảm xúc mơ hồ và giúp bản thân có thời gian tìm kiếm sự hòa hợp và sự cân bằng lại.
  • Giải tỏa cảm xúc: Đừng giữ lại những cảm xúc bên trong mà hãy chia sẻ với những người thân yêu hoặc người bạn tin cậy để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của mình.
  • Tập trung vào bản thân: Hãy tập trung vào bản thân và sự phát triển của mình. Hãy dành thời gian để chăm sóc sức khỏe và tập trung vào các mục tiêu của bạn.
  • Không tự trách mình: Đừng tự trách mình vì mối quan hệ đã kết thúc. Hãy tìm cách học từ những sai lầm và sử dụng kinh nghiệm đó cho những mối quan hệ tiếp theo.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu bạn cảm thấy cần đến sự hỗ trợ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc từ chuyên gia tâm lý.

Sau chia tay, hãy nhớ rằng đó là một giai đoạn khó khăn nhưng cũng là một cơ hội để phát triển bản thân. Hãy đón nhận những thay đổi và hy vọng rằng thời gian sẽ giúp bạn vượt qua cuộc khổ đau này.

Phục hồi sau khi chia tay

Kết thúc một mối quan hệ tình cảm không phải là chuyện dễ dàng, cho dù đó là quyết định của bạn hay của đối phương. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với cảm xúc đau đớn và muốn giải quyết chúng càng nhanh càng tốt. Có khá nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để vượt qua nỗi đau và tiến bước, chẳng hạn như viết về cảm giác của bản thân, cho phép bản thân đau buồn, và thận trọng với các mối quan hệ thay thế khác sau khi chia tay.

Bạn cần phải biết rằng việc vượt qua sự chia tay trong tình cảm đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên trì. Nếu sau một thời gian, mọi việc không trở nên tốt hơn, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bạn bè, gia đình, hoặc thậm chí từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bạn sẽ không nhận ra mình mạnh mẽ và trưởng thành như thế nào, cho đến lúc đó là điều duy nhất bạn có thể làm! Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong con người bạn và mình tin bạn có thể vượt qua một trong những cột mốc đặc biệt của cuộc đời:  

  • Hôm chia tay bạn đã rất buồn. Ngày mai cũng có thể bạn sẽ rất buồn. Nhưng nỗi buồn này chắc chắn không kéo dài mãi mãi
  • Hủy kết bạn, bỏ theo dõi, block số điện thoại… – bạn có thể làm tất cả mọi thứ mình muốn, ngoại trừ việc lúc say sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho người ta.
  • Và nỗi buồn này có giá của nó. Bạn sẽ trưởng thành hơn, cứng cáp hơn, trở nên mạnh mẽ hơn. Chia tay là một trong những trải nghiệm bạn nhất định phải trải qua trong đời, để rồi biết ơn nỗi đau này thật nhiều.
  • Đừng cố tỏ ra mình đã ổn sau cú sốc này. Hãy cứ để mọi chuyện tự nhiên. Tất cả đều cần thời gian để trở về quỹ đạo vốn có của nó.
  • Quả thực rất khó khăn để chấp nhận và vượt qua được chuyện đó. Nhưng nhất định không được từ bỏ hy vọng và niềm tin vào tình yêu.
  • Bởi vì tình yêu chân thành vẫn đang trên đường tới!
  • Tìm người thay thế để tự lừa dối cảm xúc của mình là một điều ngu ngốc.
  • Hãy nhớ rằng việc bạn phải làm là đối diện với sự thật chứ không phải là lảng tránh sự thật.
  • Quãng thời gian này là cơ hội tốt để bạn thay đổi bản thân.
  • Tạm thời gạt cái ý nghĩ có thể hai người sẽ quay lại sang một bên. Cả hai chia tay là có lý do của nó!
  • Bạn có nhiều hơn một lý do để yêu thương, tự chăm sóc cho bản thân. Điều đó quan trọng hơn việc cứ mải quan tâm đến người đã bỏ rơi mình.
  • Thử dành thời gian để nghĩ xem mình thực sự cần gì ở một mối quan hệ, và cần gì ở đối phương?
  • Nhắc lại một lần nữa, nỗi buồn này chắc chắn, chắc chắn sẽ qua!
  • Họ không yêu bạn nhiều như bạn muốn, thì người khác sẽ làm điều đó! 
  • Cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục, ngay cả lúc bạn đã chia tay.
Tự tạo niềm vui hoặc thay đổi điều gì đó để vực dậy sau khi chia tay
Tự tạo niềm vui hoặc thay đổi điều gì đó để vực dậy sau khi chia tay

Trên đây là những thông tin về vấn đề sau chia tay và cách vực dậy tinh thần hậu chia tay. Hy vọng bạn đọc sẽ có những nhìn nhận tích cực hơn khi đối diện với những vấn đề này trong cuộc sống.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.