Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Các chuyên gia thường sử dụng “các mốc phát triển” nhằm giúp đánh giá sự phát triển và tiến bộ của trẻ em, tuy nhiên đó chỉ là những nguyên tắc chung, trẻ em có thể phát triển theo tốc độ của riêng chúng. Nếu bạn nhân thấy trẻ chậm nói, điều đó không phải lúc nào cũng có nghĩa là một vấn đề đáng nghi ngại.

1. Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói khi chưa đạt được các mốc phát triển về ngôn ngữ, giọng nói đối với lứa tuổi của trẻ. Trẻ em phát triển theo một tốc độ riêng. Việc chậm nói không nhất thiết có nghĩa là có một vấn đề nghiêm trọng.

Theo mốc phát triển, một đứa trẻ 3 tuổi thường có thể:

  • Sử dụng khoảng 1.000 từ.
  • Gọi mình và gọi người khác bằng tên.
  • Sử dụng danh từ, tính từ và động từ trong các câu ba và bốn từ.
  • Hỏi câu hỏi.
  • Kể một câu chuyện, lặp lại một bài đồng dao, hát một bài hát.
be cham noi
Nhiều phụ huynh lo lắng vì trẻ 3 tuổi chậm nói

2. Dấu hiệu trẻ chậm nói

Nếu em bé không thủ thỉ hoặc không phát ra các âm thanh khác sau 2 tháng, đó có thể là dấu hiệu sớm nhất của chứng chậm nói. Đến 18 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh có thể sử dụng những từ đơn giản như “ba”, “ma”. Các dấu hiệu chậm nói ở trẻ lớn hơn là:

  • 2 tuổi: Không sử dụng ít nhất 25 từ.
  • 2 tuổi rưỡi: Không sử dụng các cụm từ gồm hai từ duy nhất hoặc kết hợp danh từ-động từ.
  • 3 tuổi: Không sử dụng ít nhất 200 từ, không hỏi tên mọi thứ, bạn không hiểu ý được trẻ.
  • Mọi lứa tuổi: Không thể nói những từ đã học trước đó.

3. Nguyên nhân trẻ chậm nói

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bé chậm nói.

Vấn đề với miệng

“Trẻ chậm nói có kém thông minh” là câu hỏi của khá nhiều phụ huynh. Tuy nhiên chậm nói có thể chỉ ra một vấn đề với miệng, lưỡi hoặc vòm họng như dính thắng lưỡi (Ankyloglossia – Tongue – tie), lưỡi được kết nối với sàn miệng, gây khó khăn cho việc tạo ra một số âm thanh nhất định, đặc biệt:

  • D
  • L
  • R
  • S
  • T
  • Z

Dính thắng lưỡi cũng có thể khiến trẻ khó bú mẹ.

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ

Một số rối loạn ngôn ngữ và lời nói liên quan đến chức năng não và có thể là dấu hiệu của khuyết tật học tập. Một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển về lời nói, ngôn ngữ và các nguyên nhân khác là do sinh non.

Ngưng nói ở trẻ thơ cũng là một chứng rối loạn thể chất khiến trẻ khó hình thành âm thanh theo đúng trình tự để hình thành từ.

Mất thính lực

Trẻ mới biết đi không thể nghe rõ hoặc nghe bị méo tiếng có thể gặp khó khăn trong việc hình thành từ. Một dấu hiệu của việc mất thính giác là con bạn không nhận ra một người hoặc đồ vật khi bạn gọi tên người hoặc vật đó.

Thiếu kích thích

Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển lời nói và ngôn ngữ. Lạm dụng, bỏ bê hoặc thiếu sự kích thích bằng lời nói có thể khiến trẻ không đạt được các mốc phát triển cần có.

Hội chứng tự kỷ

Các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ rất thường thấy với chứng rối loạn phổ tự kỷ. Các dấu hiệu tự kỷ khác có thể bao gồm:

  • Lặp lại các cụm từ (echolalia) thay vì tạo các cụm từ.
  • Hành vi lặp đi lặp lại.
  • Giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ bị suy giảm.
  • Tương tác xã hội bị suy giảm.
  • Vấn đề thần kinh.

Một số rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng đến các cơ cần thiết cho tạo nên lời nói, bao gồm:

  • Bại não.
  • Loạn dưỡng cơ bắp.
  • Chấn thương sọ não.

Trong trường hợp bại não, mất thính giác hoặc các khuyết tật phát triển khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói.

Thiểu năng trí tuệ

Nếu trẻ chậm nói hoặc không biết nói, đó có thể là vấn đề về nhận thức chứ không phải do không có khả năng hình thành từ.

4. Điều trị trẻ chậm nói

Các biện pháp điều trị trẻ chậm nói bao gồm:

  • Phương pháp âm ngữ trị liệu.
  • Can thiệp sớm: Nghiên cứu cho thấy rằng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 2 tuổi rưỡi đến 5 tuổi có thể dẫn đến khó đọc ở trường tiểu học. Chậm nói cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi và xã hội hóa.
  • Khi trẻ chậm nói là do một hoặc nhiều chứng rối loạn, điều trị có thể bao gồm:
    • Trợ giúp cho các vấn đề về thính giác.
    • Điều chỉnh các vấn đề về thể chất với miệng hoặc lưỡi.
    • Liệu pháp vận động.
    • Vật lý trị liệu.
    • Liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA).
    • Quản lý các rối loạn thần kinh.

Cha mẹ có thể làm gì?

  • Nói chuyện thường xuyên với con.
  • Sử dụng cử chỉ và chỉ vào đồ vật khi bạn nói các từ tương ứng. Bạn có thể làm điều này với các bộ phận cơ thể, người, đồ chơi, màu sắc hoặc v.v.
  • Hát những bài hát đơn giản dễ lặp lại.
  • Hãy kiên nhẫn khi trẻ cố gắng nói chuyện với bạn.
  • Ngay cả khi bạn đoán trước được nhu cầu của trẻ, hãy cho trẻ cơ hội tự nói ra điều đó.
  • Lặp lại các từ một cách chính xác hơn, không nên trực tiếp chỉ ra lỗi.
  • Hãy để trẻ tiếp xúc với những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt.

5. Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị trẻ chậm nói

  • SHARE được thành lập từ năm 2008 – là một trong những trung tâm điều trị tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
  • Chuyên gia Trần Anh Vũ đã có 9 năm kinh nghiệm trong việc tham vấn và điều trị tâm lý.
  • Chuyên gia tâm lý Đoàn Thị Hương là một trong những Thạc sỹ tâm lý lâm sàng đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ lâm sàng giữa Trường Đại học giáo dục Hà Nội và Trường Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.
  • Phòng khám Nhi Đồng điều trị trẻ em và thanh thiếu niên mắc các bệnh lý về thần kinh và các bệnh nhi khoa tổng quát.

Đôi khi trẻ chậm nói là do một bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị. Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia tâm lý để có những chẩn đoán chính xác.


Bài viết được tham khảo từ Chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com