Trẻ tự kỷ dù nặng hay nhẹ cũng không phải là một gánh nặng đối với các thành viên trong gia đình, mà ba mẹ cần dành nhiều tình yêu thương và lòng kiên nhẫn hơn để xóa bỏ rào cản trong cuộc sống của các bé. Vậy dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 36 tháng khác gì dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng? Những biểu hiện trẻ tự kỷ ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về biểu hiện của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ là khái niệm của một hội chứng khiến trẻ bị giảm khả năng giao tiếp cũng như tương tác với mọi người, gặp khó khăn khi kiểm soát hành vi, ngôn ngữ và cảm xúc, hậu quả là giảm khả năng giao tiếp xã hội. Đa phần các bé bị tự kỷ mức độ nhẹ khó có thể được ba mẹ phát hiện ra. Tình trạng này khiến cho trẻ dần tự cách ly với mọi người, tự nhốt mình trong cuộc sống riêng, có thể tự gây hại cho bản thân.
Tuy hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân chính gây ra tự kỷ ở trẻ, một số nhận định cho rằng, trẻ tự kỷ có thể liên quan đến các tình trạng sau:
- Sự khiếm khuyến trong việc phát triển của não bộ, quy định bởi do một số gen, hoặ tổn thương não bộ
- Mẹ trẻ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, ma túy… trong quá trình mang thai trẻ.
- Yếu tố môi trường như tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, gia đình ít dạy dỗ, bỏ mặc trẻ, hoặc ba mẹ không hòa hợp, hay cự cãi đánh nhau…
Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Thực tế, trẻ tự kỷ mức độ nhẹ thường khó phát hiện được thông qua hành vi. Đa số các trẻ có trí tuệ như bình thường hoặc trên trung bình, một số ít còn có cả năng khiếu trí nhớ máy móc, trí nhớ chụp hình cao nên ba mẹ dễ lầm tưởng là trẻ thông minh. Bên cạnh đó, các trẻ tự kỷ nhẹ vẫn nói được như thường, nên cũng rất khó để nhận biết.
Tuy nhiên, một biểu hiện rất có giá trị cho việc giảm khả năng tương tác có thể giúp phát hiện trẻ tự kỷ, đó là trẻ khiếm khuyết khả năng kết nối với bạn bè đồng trang lứa, chỉ thích ở một mình. Đa số các trẻ vẫn thân thiết với anh chị, ba mẹ và người thân trong gia đình, tuy nhiên thường là quấn lấy một người theo thứ tự ưu tiên nên dễ nhầm tưởng đó là bản tính của trẻ.
Về ngôn ngữ, trẻ vẫn biết nói đúng với sự phát triển theo độ tuổi, nhưng cách diễn đạt câu thường đơn giản, trẻ chỉ có thể thuật lại sự việc 1 cách sơ sài, nói theo 1 cách thụ động, đối đáp kém, hay nhắc đi nhắc lại một vài mẫu câu quen thuộc… Phụ huynh thấy trẻ vẫn quý mến người thân, vẫn nô đùa với bạn nên nghĩ là trẻ phát triển như bình thường.
Nếu chú ý quan sát và theo dõi kỹ sẽ thấy khi được gọi tên, trẻ phản hồi hơi chậm, hay đòi thực hiện mọi việc theo ý mình, thích chơi một mình lâu, ít khoe thứ mình thích, không hợp tác chia sẻ với bạn bè, các hành vi đơn điệu lặp lại, không tham gia trò chơi tập thể… Trẻ thường giảm tập trung chú ý khi ba mẹ giao tiếp với trẻ… Đặc biệt nhất là khuôn mặt trẻ tự kỷ, với khuôn mặt rộng và to hơn, phần trên mặt rộng hơn, phẫn giữa ngắn hơn (mũi và má), miệng và nhân trung của trẻ tự kỷ cũng rộng hơn bình thường.

Như vậy, những biểu hiện điển hình của trẻ tự kỷ là sự khiếm khuyết trong các kỹ năng tương tác xã hội, chậm phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp, hành vi đơn giản lặp đi lặp lại và làm theo ý mình. Mặc dù việc nhận biết chúng là một điều khó khăn nhưng nếu các bậc phụ huynh đã nghi ngờ con em mình có các dấu hiệu vừa nêu thì cần đến sớm đến khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế những tác hại về sau của chứng tự kỷ.
Hậu quả của trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ mức độ nhẹ nếu được can thiệp điều trị sớm sẽ giúp khôi phục khả năng hòa nhập xã hội như trẻ bình thường. Tuy nhiên nếu không điều trị tích cực cho trẻ sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như:
- Trẻ rất khó hoặc không hòa nhập được với cộng đồng xung quanh và xã hội của mình, khiếm khuyết khả năng giao tiếp, rất ngại khi tiếp xúc với người lạ, bé trở nên thụ động, tự thu mình lại, sau này có thể trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội.
- Trẻ tự kỷ không phản ứng bình thường như những bạn bè đồng trang lứa, đôi khi trẻ trở nên vô cảm, mất phản ứng. Một số trường hợp khác, trẻ có thể tự thực hiện những hành vi bộc phát không kiểm soát được, chúng có thể gây hại cho bản thân trẻ cũng như cho các thành viên trong gia đình.
- Trẻ tự kỷ đối diện với nguy cơ không thể phát triển toàn diện về cả tâm thần và vận động trong tương lai.
Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ dù nặng hay nhẹ cũng là tổng hợp của các triệu chứng, tình trạng suy giảm tương tác, nhận thức xã hội, ngôn ngữ cũng như giảm khả năng giao tiếp, vì vậy quá trình điều trị thực sự là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ cùng với sự tham vấn của các chuyên gia . Việc phối hợp chặt chẽ của cha mẹ, gia đình, thầy cô, cộng đồng… với bác sĩ mới có thể đem lại hiệu quả rõ rệt, chứ không thể chỉ là vai trò của riêng người thầy thuốc.

Vì thế, trẻ tự kỷ rất cần sự tình yêu thương và quan tâm từ ba mẹ, người thân trong gia đình. Không nên kỳ thị, không bỏ rơi hoặc cô lập trẻ. Ba mẹ hãy trình bày, giải thích tình trạng bệnh của trẻ với mọi người xung quanh, luôn dành thời gian ở bên trẻ và dạy dỗ, dành sự quan tâm đặc biệt để cùng con chiến thắng bệnh tự kỷ.
Kết luận
Tóm lại, tuy trẻ tự kỷ không thể điều trị khỏi hoàn toàn được nhưng các chuyên gia cùng với ba mẹ có thể giúp trẻ trở lại cuộc sống bình thường nếu tích cực điều trị và đồng hành cùng trẻ. Đặc biệt, nếu được điều trị kịp thời, trẻ tự kỷ vẫn có thể đến trường và giao tiếp bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa khác.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Nguồn tham khảo: healthline.com