Đau nửa đầu: Nguyên nhân: triệu chứng và cách phòng tránh

Đau nửa đầu là một căn bệnh lành tính, thuộc chuyên khoa Thần kinh, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, bệnh gây nên nhiều phiền phức cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy đau nửa đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh bệnh đau nửa đầu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết phía dưới.

1. Đau nửa đầu là gì ?

Đau nửa đầu là hiện tượng đau nửa đầu đột ngột ở người bệnh, tên khoa học của bệnh này là đau nửa đầu Migraine. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nửa đầu trái hoặc đau nửa đầu phải, hoặc đôi lúc đau cả hai bên.

Đây là tín hiệu cho biết bạn đang gặp vấn đề ở hệ thần kinh trung ương, não bộ và hệ thống tuần hoàn của máu. Bệnh thường gặp ở nữ giới, và phổ biến ở độ tuổi từ 10 – 45 tuổi, cơn đau nửa đầu bên trái sẽ phổ biến hơn đau nửa đầu bên phải.

dau nua dau ben trai
Bệnh đau nửa đầu thường diễn ra ở nữ giới

2. Triệu chứng của đau nửa đầu

Triệu chứng của đau nửa đầu sẽ trải qua 4 giai đoạn: tiền triệu, thoáng qua (migraine cổ điển), tấn công và hậu cơn đau

Giai đoạn tiền triệu

Đây là giai đoạn mà các triệu chứng sẽ xuất hiện trước cơn đau đầu một hoặc hai ngày. Đây được xem như là các dấu hiệu nhận biết trước của bệnh.

  • Táo bón
  • Thay đổi tâm trạng bất ngờ, từ trầm cảm sang hưng phấn một cách đột ngột
  • Cảm giác thèm ăn
  • Thường xuyên cảm thấy khát nước và hay đi tiểu
  • Ngáp nhiều hơn bình thường

Giai đoạn thoáng qua (đau đầu migraine cổ điển)

Đây còn được gọi là đau nửa đầu có aura. Đối với một số bệnh nhân, aura sẽ xuất hiện trước hoặc ngay trong cơn đau. Aura hiểu ẩn ý chính là những rối loạn về thị lực, sẽ kéo dài khoảng từ 20 tới 60 phút. Một vài triệu chứng nhận biết là:

  • Suy giảm thị giác
  • Mắt nhìn thấy các hình dạng khác nhau, hoặc hình ảnh nhấp nháy trong mắt, không thấy rõ
  • Cảm giác tê như bị kim chích ở đầu ngón tay hoặc ngón chân
  • Yếu hoặc tê ở một bên của mặt hoặc cơ thể
  • Khó diễn đạt bằng lời nói
  • Tai có cảm giác nghe thấy những âm thanh ồn ào
  • Không kiểm soát được co giật hoặc các chuyển động khác của cơ thể

Giai đoạn tấn công

Đây được xem là đỉnh điểm của bệnh đau nửa đầu. Cơn đau sẽ kéo dài từ 4 cho tới 72 giờ đồng hồ nếu không được chữa trị kịp thời. Mức độ thường xuyên của cơn đau diễn ra ở mỗi người là khác nhau. Có thể xuất hiện thường xuyên hoặc hiếm khi xảy ra trong tháng. Triệu chứng lúc đau sẽ là:

  • Đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải. Đôi khi là đau ở cả hai bên
  • Có cảm giác đau nhói như bị đập vào đầu
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Đôi khi là với khứu giác và xúc giác
  • Cảm thấy buồn nôn, ói mửa

Hậu cơn đau

Sau khi cơn đau nửa đầu đi qua, bệnh nhân sẽ cảm thấy kiệt sức cả ngày. Thậm chí khi cử động đầu đột ngột cũng có thể gây đau đầu

3. Nguyên nhân của đau nửa đầu

Mặc dù các bác sĩ vẫn chưa thể nào tìm ra được nguyên nhân cụ thể của chứng đau đầu, nhưng yếu tố di truyền và môi trường sống đóng một vai trò không nhỏ trong việc gây nên những cơn đau nửa đầu. Cụ thể là:

  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: sự thay đổi estrogen trong giai đoạn trước hoặc trong kì kinh nguyệt và mãn kinh có thể gây ra những cơn đau đầu ở phụ nữ.
  • Uống nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia cũng có thể gia tăng nguy cơ đau nửa đầu.
  • Áp lực trong công việc khiến đầu óc căng thẳng, có thể gây nên bệnh đau nửa đầu.
  • Các yếu tố môi trường như ánh sáng quá chói, âm thanh lớn, mùi cực nồng như nước hoa, chất pha loãng sơn, khói thuốc cũng có thể gây nên chứng đau nửa đầu ở một số người.
  • Thiếu ngủ hoặc say tàu, say xe có thể gây đau đầu ở một vài bệnh nhân.
  • Các hoạt động thể chất ở cường độ cao, bao gồm cả hoạt động tình dục cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đau nửa đầu.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột cũng gây nên đau nửa đầu
  • Thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, có thể gây nên bệnh
  • Thức ăn quá đát, hoặc quá mặn và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm đau nửa đầu. Các chất tạo ngọt aspartame và bột ngọt (MSG) cũng là tác nhân gây nên bệnh đau nửa đầu ở một vài người.
dau nua dau ben phai
Có nhiều yếu tố gây nên bệnh đau nửa đầu

4. Cách điều trị bệnh đau nửa đầu

Mục tiêu của việc điều trị bệnh đau nửa đầu chính là việc giảm tần suất xuất hiện của các cơn đau và ngăn ngừa các triệu chứng. Bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ. Những loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDS, thuốc sumatriptan, thuốc làm hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Tuy vậy, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng mà không có chỉ định hay kê đơn từ bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ và các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp thêm việc nghỉ ngơi bên cạnh việc sử dụng thuốc:

  • Nghỉ ngơi, nhắm mắt sâu và không tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Chườm lạnh ở trán
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

5. Các bác sĩ có thể tham vấn bệnh đau nửa đầu

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy

Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa

6. Kết luận

Bệnh đau nửa đầu tuy là một căn bệnh lành tính, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm giảm sút năng suất làm việc của người bệnh. Do đó, nếu phát hiện bản thân có bất kì triệu chứng nào như trên, bạn cần tìm đến ngay các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh uy tín để được hỗ trợ kịp thời


Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tham khảo: MayorClinic.org, NHS.uk