3 bước chẩn đoán Alzheimer có thể bạn chưa biết

Việc chẩn đoán Alzheimer đôi khi thường bị mọi người bỏ qua, xem là không cần thiết, vì họ nhầm lẫn bệnh với sự đãng trí ở người lớn tuổi. Vậy các bước chẩn đoán Alzheimer là như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về chẩn đoán Alzheimer

chẩn đoán Alzheimer

Đa số những bệnh nhân có dấu hiệu đặc trưng của  Alzheimer và những ai bị giảm trí nhớ nghiêm trọng không tự phát hiện được bệnh tình của bản thân. Đa số phủ nhận thậm chí chống đối về sự suy giảm trí nhớ của mình. Vì thế hầu như việc phát hiện bệnh đều phụ thuộc phần lớn từ người thân, bạn bè và đồng nghiệp của bệnh nhân.

Việc xác định một người có thực sự mắc bệnh Alzheimer không chỉ bằng đơn lẻ một xét nghiệm, mà là sự kết hợp của rất nhiều bằng chứng. Người bác sĩ đóng vai trò quang trọng trong việc chẩn đoán Alzheimer tương đối chính xác (khoảng hơn 90%).

Cách chẩn đoán Alzheimer

Lựa chọn bác sĩ

chẩn đoán Alzheimer

Bệnh Alzheimer và tình trạng suy giảm trí nhớ không phải là một chuyên khoa riêng biệt. Vì thế hầu hết các trường hợp tiếp cận ban đầu sẽ là vai trò của một bác sĩ nội khoa. Tùy vào khả năng, mức độ bệnh cảnh hiện tại mà bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi điều trị hoặc chuyển bệnh nhân đến: Bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hoặc bác sĩ tâm thần, những nhà tâm lý học đã được đào tạo chuyên sâu.

Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần

Kiểm tra sức khỏe tâm thần giúp bác sĩ những đánh giá chung về sự hoạt động trí não của người bệnh, xem liệu họ có khả năng:

  • Biết được thời gian hiện tại (ngày, giờ) và nơi họ đang ở (không gian) hay không
  • Ý thức được các triệu chứng của mình
  • Duy trì trí nhớ ngắn hạn (nhớ một ít từ ngữ), làm theo hướng dẫn và tư duy các phép tính giản đơn hay không

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về địa chỉ nhà của, hoặc tổng thống hiện tại của đất nước. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đánh vần ngược thứ tự 1 từ, bắt chước một kiểu trang trí hoặc vẽ 1 chiếc đồng hồ. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được sức khỏe tâm thần, trí nhớ đồng thời phát hiện các sự suy nhược hoặc bệnh lý đi kèm khác cũng đồng thời gây ra tình trạng mất lú lẫn và trí nhớ.

Thăm khám tổng quát và xét nghiệm

Quá trình kiểm tra tổng quát sức khỏe của người bệnh bao gồm đánh giá về chế độ dinh dưỡng, đo nhịp tim và huyết áp. Máu và nước tiểu của người bệnh cũng sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm tổng quát.

Kết quả những xét nghiệm trên giúp phản ánh các tình trạng bất thường như bệnh thiếu máu, sự thiếu hụt vitamin, rối loạn chức năng gan, thận, tuyến giáp và các bất thường về tim mạch. Tất cả các tình trạng này đều góp 1 phần nhỏ gây ra vấn đề về trí nhớ, cũng như bệnh suy giảm trí nhớ.

Khám hệ thần kinh

Một bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, chuyên gia về các bệnh lý não, hệ thần kinh, sẽ đánh giá rất cẩn trọng về các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác về não và hệ thần kinh cũng gây ra bệnh suy giảm trí nhớ tương tự như bệnh Alzheimer. Việc thăm khám thần kinh bao gồm việc kiểm tra các phản xạ, khả năng thăng bằng, cử động mắt, cảm giác và ngôn ngữ của bệnh nhân.

Xét nghiệm chẩn đoán Alzheimer

chẩn đoán Alzheimer

Ngoài thăm khám thực thể, bác sĩ cũng tầm soát các dấu hiệu báo động sớm của tình trạng đột quỵ, u não, bệnh Parkinson và các bệnh lý khác qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp CT scan (cắt lớp điện toán)
    2 xét nghiệm này có thể phát hiện những khối u, tình trạng xuất huyết não hoặc các tổn thương nhu mô não trong chấn thương ở mức độ từ nhẹ đến nặng.
  • Một số trường hợp nhất định cần chụp PET (cắt lớp nhờ phát xạ positron) để phân biệt giữa các tình trạng thoái hóa não khác nhau.

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán Alzheimer sớm

Nếu bạn tự nhận ra các vấn đề về trí nhớ ở bản thân mình hoặc các thành viên trong gia đình, điều quan trọng là cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì dấu hiệu đó rất có thể là của bệnh Alzheimer. Như đã nêu, đôi khi người bệnh muốn che giấu, phủ nhận các triệu chứng của bản thân với người thân hoặc bác sĩ mặc dù đã biết mình bị bệnh, vì chẩn đoán Alzheimer đi kèm với sự chấp nhận những mất mát to lớn trong cuộc sống, ví dụ như mất đi sự tự do, mất quyền lái xe và thậm chí là quyền tự kiểm soát tài chính.

Vậy liệu chẩn đoán Alzheimer sớm có lợi ích gì hay không? Mặc dù chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn Alzheimer, việc chẩn đoán sớm vẫn có những lợi ích rõ rệt. Điều quan trọng nhất là sự tự ý thức được bệnh của bệnh nhân, biết được những việc mình được làm và những việc mình không nên làm. Riêng trường hợp tình trạng mất trí nhớ chuyển nặng hơn hoặc rối loạn nhận thức không phải do Alzheimer gây ra, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ cho bạn.

Bệnh Alzheimer được điều trị bằng cách phối hợp phương pháp can thiệp bằng thuốc và phương pháp không dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng và kìm hãm tốc độ diễn tiến bệnh:

  • Thuốc kê đơn hỗ trợ làm chậm tiến triển của tình trạng khả năng nhận thức và suy giảm trí nhớ.
  • Ngoài ra, người chăm sóc và bệnh nhân còn được hướng dẫn các phương pháp, hành vi giúp cải thiện môi trường sống, sắp xếp các hoạt động, thiết lập nề nếp trong sinh hoạt, lên kế hoạch trong công việc và quản lý các sự thay đổi về hành vi để giảm thiểu sự ảnh hưởng của Alzheimer đến cuộc sống của họ trong tương lai.

Kết luận

Tóm lại, chẩn đoán Alzheimer phụ thuộc rất nhiều vào sự tự ý thức về bệnh cảnh của mình, lựa chọn đúng bác sĩ điều trị ban đầu cũng như các xét nghiệm chuyên biệt. Ngay khi phát hiện ra các biểu hiện suy giảm về nhận thức và trí nhớ, bạn hoặc người thân nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, alz.org