Bệnh thiếu máu não là một hiện tượng bệnh lý thuộc chuyên khoa Thần Kinh, là tình trạng máu không thể lưu thông lên não, gây nên tình trạng thiếu oxy trên não bộ. Để ngăn ngừa bệnh thiếu máu não, điều quan trọng nhất là phải thay đổi lại chế độ ăn uống. Dưới đây là 09 loại thực phẩm người bị thiếu máu não nên ăn.
Tóm tắt nội dung
Một số loại cá béo (cá dầu)
Những loại cá béo (hay còn gọi là cá dầu) như cá ngừ, cá hồi,… là nguồn cung cấp dưỡng chất axit omega-3 cực kì dồi dào, cũng như các loại chất béo khác tốt cho sức khỏe. Việc được bổ sung nhiều axit omega-3 sẽ có ích trong việc điều hòa máu lên não. Một số nghiên cứu khoa học cho rằng việc bổ sung omega-3 cũng tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ.
Một điều đáng lưu ý là trong cơ thể của các loại cá béo này có chứa một lượng thủy ngân nhất định, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ bị phản tác dụng. Do đó, bạn chỉ nên ăn loại cá này 2 lần 1 tuần và ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủ ngân ít nhất như: cá ngừ, cá hồi, cá tuyết hay cá minh thái.

Các loại rau lá xanh
Một số loại rau xanh có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức do vấn đề tuổi tác như cải xanh, cải bó xôi,… Nguyên nhân là trong các loại rau xanh có chứa các chất tốt cho não bộ như: vitamin K, lutein, folate và carotene.
Việt quất
Không chỉ giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến viêm bàng quang, việt quất còn rất hữu dụng khi có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu não, do việt quất có chứa thành phần flavonoid, một sắc tố tự nhiên giúp cải thiện trí nhớ đối với bệnh nhân lớn tuổi, khiến máu lưu thông lên não ổn định hơn.
Hạt óc chó
Trong thành phần của hạt óc chó có chứa 1 loại axit omega-3 là axit alpha-linolenic, có tác dụng làm hạ huyết áp và tăng cường sức đề kháng cho động mạch. Đây là loại hạt rất tốt cho sức khỏe của tim mạch và não bộ.
Bên cạnh đó, hạt óc chó còn cung cấp nhiều protein và chất béo có lợi cho sức khỏe và góp phần cải thiện trí nhớ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất vitamin E, giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân thiếu máu não. Một số loại hạt ngũ cốc có thể kể đến như:
- Gạo lứt
- Lúa mạch
- Yến mạch
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Các sản phẩm từ đậu nành
Theo một số báo cáo và nghiên cứu, thì ở trong đậu nành có chứa một loại chất chống oxy hóa, đó chính là polyphenol. Polyphenol có tác dụng ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ và cải thiện khả năng nhận thức.
Trứng
Trứng cũng là một loại sản phẩm rất tốt cho não bộ và cải thiện trí nhớ của người mắc bệnh thiếu máu não. Trong thành phần của trứng có chứa nhiều vitamin B, như là vitamin B6, B12, B9.
Thịt bò
Thịt bò là thực phẩm có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như đạm, sắt và nhiều loại khoáng chất khác. Bên cạnh đó, cũng như trứng, thịt bò có chứa nhiều vitamin B6, B12, B9 giúp tái tạo lại hồng cầu, hỗ trợ các hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.

Các loại rau củ, trái cây chứa nhiều sắt và vitamin
Bí ngô, cà rốt, rau cần tây,… là các loại rau củ chứa nhiều vitamin và sắt, kẽm giúp làm tăng tuần hoàn máu, giúp cải thiện việc trao đổi chất giữa các tế bào với nhau.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây giúp cải thiện khả năng hấp thu các chất sắt, kẽm như là lựu, dâu tây, nho mận,… cũng sẽ giúp bệnh nhân thiếu máu não cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống ra, bạn có thể phòng tránh bệnh thiếu máu não bằng những phương pháp dưới đây như là:
- Hạn chế sử dụng quá nhiều thức uống có cồn và hút thuốc lá
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để mang lại một cơ thể khỏe mạnh và giúp máu lưu thông một cách dễ dàng hơn
4. Các bác sĩ có thể tham vấn bệnh thiếu máu não
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa
5. Kết luận
Hi vọng với những thông tin như trên, bạn có thể có được những gợi ý trong việc thay đổi chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh thiếu máu não. Bên cạnh đó, nếu phát hiện những triệu chứng – dấu hiệu của bệnh, bạn nên tìm đến Bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập website Docosan, hoặc tải ứng dụng Docosan trên điện thoại để đặt lịch hẹn với bác sĩ gần nhất.
Bài viết được tham khảo từ Thạc Sĩ, Bác sĩ khoa Thần Kinh Phạm Quỳnh Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Nguồn tư liệu tham khảo: Healthline.com, Everydayhealth.com