Thuốc Ambroxol trị bệnh gì? top 12 điều cần lưu ý

Thuốc Ambroxol thường có mặt trong nhiều đơn thuốc cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp. Thuốc có công dụng long đờm và chữa ho. Để hiểu thêm về loại thuốc này, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

thuốc ambroxol

Tổng quan về thuốc Ambroxol

Nguồn gốc 

Tăng tiết chất nhầy đường thở là đặc trưng của nhiều bệnh về đường hô hấp, như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), xơ nang, giãn phế quản, hen suyễn,… Để giảm bớt triệu chứng ho và khạc đờm do tăng tiết chất nhầy, nhiều thuốc đã được phát triển nhằm giúp điều chỉnh việc sản xuất chất nhầy, điều chỉnh thành phần chất nhầy và sự tương tác của nó với biểu mô niêm mạc. Thuốc Ambroxol là một trong số đó.

Ambroxol là một hoạt chất được xếp vào nhóm thuốc có tác dụng long đờm. Thuốc Ambroxol đã được nghiên cứu rộng rãi để sử dụng trong lâm sàng để điều trị các bệnh viêm cấp tính và mạn tính khác nhau ở đường hô hấp trên và dưới, đặc biệt là viêm phế quản. Gần đây, một số nghiên cứu khác cũng đặt giả thuyết rằng hoạt chất này có thể còn có vai trò tiềm năng trong điều trị Parkinson hay bệnh Paget xương. 

Cơ chế hoạt động của thuốc Ambroxol

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin. Do đó, tác dụng của thuốc Ambroxol tương tự như bromhexin. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm đờm lỏng hơn, ít quánh hơn, từ đó giúp dễ tống đờm ra ngoài, vì vậy thuốc được phân loại vào nhóm long đờm.

Ngoài cơ chế hoạt động chính như trên, nhiều nghiên cứu sau này cũng cho thấy thuốc ambroxol còn có tác dụng kích thích tổng hợp và bài tiết chất hoạt động bề mặt của phổi. Chất hoạt động bề mặt có vai trò như một yếu tố chống keo trong phế nang và phế quản, ngăn chặn các chất nhầy dính vào thành phế quản, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển đàm.

Thuốc Ambroxol cũng thể hiện đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và gây tê tại chỗ trong một số nghiên cứu.

Thuốc Ambroxol có công dụng gì?

Nhờ các cơ chế gây loãng đờm như đã đề cập ở trên, tác dụng của thuốc Ambroxol là giúp hỗ trợ cơ chế thanh thải đờm sinh lý của đường hô hấp, do đó ngăn ngừa sự tác động của các chất nhầy trong đường hô hấp và làm giảm sự cản trở đường dẫn khí của chất nhầy. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời cũng cải thiện khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác nhân nhiễm trùng.

Hơn nữa, thuốc ho Ambroxol cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, nên có lợi trong việc cân bằng các phản ứng viêm để giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh nói chung hay ho nói riêng. Và nhờ tác dụng gây tê cục bộ, thuốc cũng góp phần giúp điều trị hiệu quả chứng đau họng ở bệnh nhân. 

Chỉ định của thuốc Ambroxol

Thuốc Ambroxol được chỉ định trong các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản.

Chống chỉ định của thuốc Ambroxol

Dù Ambroxol là một thuốc tương đối an toàn và được chỉ định rộng rãi, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ khi sử dụng bất kỳ thuốc nào nói chung và thuốc Ambroxol nói riêng. 

Thuốc Ambroxol bị chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau :

Liều dùng và hướng dẫn sử dụng

Thuốc Ambroxol có thể được sử dụng qua đường uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc khí dung. Liều lượng cụ thể cho mỗi đường dùng được hướng dẫn trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam như sau:

  • Đường uống:
    • Uống với nước sau khi ăn.
    • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 30 – 60mg/lần, ngày 2 lần.
    • Trẻ em 5 – 10 tuổi: 15 – 30mg/lần, ngày 2 lần. 
  • Đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch:
    • Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 2 – 3 lần. 
    • Trẻ em 5 – 10 tuổi: 7,5mg/lần, ngày 2 – 3 lần. 
  • Đường khí dung:
    • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 15mg/lần, ngày 1 – 2 lần. 
    • Trẻ em 5 – 10 tuổi: 7,5mg/lần, ngày 2 – 3 lần. 

Trao đổi với bác sĩ để biết chính xác liều lượng sử dụng:

Các dòng thuốc Ambroxol trên thị trường

Thuốc Ambroxol được bán trên thị trường chủ yếu được dùng dưới dạng muối hydroclorid. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm: dung dịch tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp, dung dịch uống, siro, thuốc bột, khí dung, viên nang giải phóng chậm,…

Dưới đây là một vài biệt dược điển hình chứa thành phần hoạt chất ambroxol trên thị trường hiện nay:

Ambroxol 30mg

Thuốc Ambroxol 30mg của Công ty Dược Domesco là một sản phẩm rất phổ biến trên thị trường và gần như có thể tìm thấy ở mọi nhà thuốc. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang 30mg, có hiệu quả trên các bệnh lý viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn và khá tốt đối với người bệnh tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình. 

Về liều dùng, đối với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, liều dùng là 1 viên mỗi lần và uống 3 lần mỗi ngày. Liều dùng thuốc Ambroxol cho trẻ em từ 5 đến 10 tuổi là nửa viên mỗi lần và dùng 3 lần mỗi ngày. Trong các trường hợp trên, liều thuốc Ambroxol duy trì khi phải dùng kéo dài là 2 lần mỗi ngày. 

Trên thị trường, thuốc có giá dao động khoảng 50.000 – 60.000 VND/ hộp 10 vỉ. Giá bán lẻ 1 vỉ vào khoảng 10.000 VND.

Mucosolvan

Là sản phẩm của hãng Dược Sanofi nổi tiếng thế giới, thuốc có thành phần hoạt chất chính là Ambroxol HCl. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén 30mg hoặc dạng siro ho nồng độ 30mg/5ml. Đối với dạng siro uống dành cho trẻ em, nhà sản xuất còn bổ sung thêm hương vị trái cây để đánh lừa vị giác của bé, giúp bé dễ uống hơn.

Về liều dùng, với dạng viên nén thuốc Mucosolvan 30mg, liều tham khảo như sau:

  • Người lớn: 1 viên uống 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: nửa viên uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Với dạng siro Mucosolvan:

  • Trẻ 0 – 2 tuổi: 1,25ml mỗi lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ từ trên 2 tuổi đến 5 tuổi: 1,25ml mỗi lần, ngày 3 lần.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 2,5ml mỗi lần, ngày 2 – 3 lần.
  • Trẻ trên 12 tuổi: 5ml mỗi lần, ngày 2 – 3 lần.

Lưu ý khi dùng siro ho, bạn nên lắc đều trước khi sử dụng và dùng cốc đo đính kèm để căn đúng liều lượng.

Giá của sản phẩm Mucosolvan viên nén dao động khoảng 3.000 VND/viên, 51.000 VND/ hộp 2 vỉ x 10 viên.

Thuốc Mucosolvan dạng siro có giá dao động 170.000 vnđ đến 200.000 VND/chai.

Olesom S

Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Gracure Pharmaceuticals Ltd – Ấn Độ. Thuốc được bào chế dưới dạng siro uống với 2 hoạt chất chính là Ambroxol hydrochloride và Salbutamol, dùng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến co thắt phế quản bao gồm: viêm phế quản cấp tính, hen phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc khó khạc đờm.

Về liều dùng:

  • Người lớn: 5 – 10ml siro: 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ em: 2-6 tuổi: 2.5 – 5ml siro, 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 5ml siro, 3 – 4 lần/ngày.

Giá của sản phẩm Olesom S hiện nay rơi vào khoảng 80.000 VND/lọ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Ambroxol

Mặc dù thuốc ho Ambroxol với liều thường dùng được xếp vào Danh mục thuốc không kê đơn của Bộ Y tế, nghĩa là thuốc có tính an toàn tương đối cao và có thể mua mà không cần đơn thuốc. Tuy nhiên, để dùng thuốc đúng cách và tránh tình trạng lạm dụng thuốc, bạn nên lưu ý những điều sau đây.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc Ambroxol chủ yếu trên tiêu hóa, bao gồm các triệu chứng (chủ yếu là tai biến sau khi tiêm) như ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn. 

Tác dụng phụ kiểu dị ứng đối với thuốc Ambroxol là ít gặp, chủ yếu bệnh nhân nếu có thì chỉ phát ban nhẹ. Hiếm gặp hơn, bệnh nhân có thể bị phản ứng kiểu phản vệ cấp tính nặng (với tỉ lệ ít hơn 1/1000 người), tuy nhiên, trong những trường hợp này, rất khó xác định phản ứng phản vệ thực sự có liên quan đến Ambroxol hay do các thành phần tá dược khác trong thuốc. 

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp khác là miệng khô và tăng các transaminase ở một vài bệnh nhân. 

Tương tác thuốc

Thuốc Ambroxol tương tác với kháng sinh (như amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) và làm tăng nồng độ các kháng sinh này trong nhu mô phổi. 

Không khuyến cáo phối hợp Ambroxol với các thuốc chống ho (như codein) hay thuốc làm khô đờm (như atropin) do Ambroxol làm loãng đờm và kích thích tống đàm ra ngoài trong khi những thuốc này lại làm cản trở phản xạ họ, khiến không thể loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể được

Thận trọng (bao gồm bảo quản thuốc)

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Ambroxol với người cao tuổi, người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng, ho ra máu hoặc đang sử dụng đồng thời các thuốc có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân là vì Ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và gây xuất huyết trở lại. Ở những bệnh nhân có tiền sử như trên, chỉ nên điều trị Ambroxol một đợt ngắn, nếu không đỡ phải thăm khám lại. 
  • Đối với phụ nữ có thai: Không có dữ liệu về việc sử dụng Ambroxol ​​​​ở phụ nữ mang thai, do đó, không thể rút ra kết luận nào về việc liệu thuốc Ambroxol ​​​​có an toàn khi sử dụng trong thai kỳ hay không. Vậy nên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. 
  • Thời kỳ cho con bú: Không có dữ liệu về sự tồn tại của Ambroxol trong sữa mẹ, tuy nhiên, bạn vẫn nên không sử dụng loại thuốc này trong giai đoạn đang cho con bú
  • Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi hoặc chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, làm việc trên cao và các trường hợp khác.

Khám và điều trị ho ở đâu?

Ho là một triệu chứng hô hấp rất phổ biến. Đây có thể là triệu chứng của cảm cúm thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, COPD, thuyên tắc động mạch phổi,… Việc dùng thuốc trị ho Ambroxol có thể giúp giảm triệu chứng nhưng không thể điều trị dứt điểm căn nguyên của những bệnh này. 

Do đó, thay vì tự ý dùng thuốc ho Ambroxol, Docosan khuyến khích bạn nên đi khám bệnh khi có các dấu hiệu khác đi kèm như: sốt cao, khó nuốt, buồn nôn, khó thở,… Dưới đây là một số phòng khám bạn có thể tham khảo:

  • Phòng khám đa khoa quốc tế Victoria Healthcare: Đây là phòng khám đa khoa với các tay nghề cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình với phương châm giảm thiểu việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Đây sẽ là một địa chỉ uy tín khi bạn có nhu cầu khám sức khỏe nói chung và khám hô hấp nói riêng.
  • FMP Group | Family Medical Practice: Đây hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành lập từ năm 1997, cung cấp các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ y bác sĩ đến từ nhiều nơi trên thế giới. Nếu bạn có triệu chứng ho trở nặng và cảm thấy lo lắng, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.
  • Vigor Health: Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại, khi khám tại đây bạn sẽ có thể nhanh chóng được chẩn đoán nguyên nhân gây ho và được điều trị thích hợp.
  • Phòng Khám Đa Khoa 115 Đức Trọng: Phòng Khám 115 Đức Trọng được thành lập với mục đích phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhân một cách hoàn hảo, nhất cho hàng nghìn lượt khách hàng tại Đức Trọng cũng như các vùng lân cận. Với những ai có nhu cầu khám ho ở khu vực lân cận Đức Trọng, bạn có thể tham khảo dịch vụ của phòng khám này.

Câu hỏi thường gặp

Thuốc Ambroxol có phải kháng sinh không?

Thuốc Ambroxol không phải là thuốc kháng sinh. Ambroxol là thuốc dùng để điều trị các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc Ambroxol?

Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc Ambroxol: chủ yếu trên tiêu hóa, bao gồm các triệu chứng (chủ yếu là tai biến sau khi tiêm) như ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn. 

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Ambroxol mà Docosan đã tổng hợp lại. Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu khám và điều trị ho hặc các bệnh hô hấp khác, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com.