Top 12 thuốc cảm cúm cho bé và những điều cha mẹ cần biết

Cảm cúm là một trong những bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh thường gây các triệu chứng khó chịu như sốt cao, đau đầu, ho nhiều ngày, mệt mỏi,… Việc sử dụng thuốc cảm cúm cho bé giúp giảm các triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra. Vậy có các loại thuốc cảm cúm nào cho trẻ em và những điều gì cần lưu ý? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Bệnh cảm cúm ở trẻ em hiện nay

Cúm là một căn bệnh nghiêm trọng dẫn đến hàng ngàn ca nhập viện, hầu hết ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ước tính trung bình mỗi năm có 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện do biến chứng của cúm.

Không nên nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh hoặc cúm dạ dày. Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus lây truyền ở mũi và họng nhưng nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh thông thường. Trong trường hợp nhẹ, cúm gây sốt cao, đau nhức đầu, ho nhiều ngày, mệt mỏi trầm trọng kéo dài đến hai tuần hoặc hơn.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, nhưng tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở trẻ em (khoảng 20 – 30% mỗi năm). Một số đối tượng cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Vậy nên khi bé có dấu hiệu của cảm cúm, các bậc phụ huynh cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám kịp thời. 

Việc điều trị tập trung vào điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng cách sử dụng thuốc cảm cúm cho bé bao gồm thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho, long đờm, thuốc kháng virus,…

Trao đổi với bác sĩ khi có ý định dùng thuốc cảm cúm cho bé:

Top thuốc cảm cúm cho bé được chuyên gia khuyên dùng

Các triệu chứng cảm cúm chẳng hạn như sốt, ho, có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi,… có thể làm bé khó chịu, quấy khóc, lười ăn,… Một số thuốc cảm cúm cho bé điều trị các triệu chứng, bao gồm: 

Thuốc cảm cúm cho bé giúp giảm đau, hạ sốt

Thành phần 

Các loại thuốc cảm cúm cho trẻ em giúp giảm đau hạ sốt thường chứa hoạt chất paracetamol (hay acetaminophen). Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của trẻ có thể sử dụng dạng bào chế phù hợp như viên nén, viên sủi, siro hoặc dạng viên đạn.

Cách sử dụng và đối tượng sử dụng 

Tác dụng phụ, hạn chế, cảnh báo

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc cảm cúm cho bé chứa paracetamol bao gồm:

  • Phát ban da, ngứa ngáy
  • Sưng cổ họng, lưỡi hoặc mặt
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Bị bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc trở nên mệt mỏi bất thường
  • Buồn nôn, sụt cân đột ngột, chán ăn, vàng mắt và da
  • Nếu sử dụng thuốc đạn paracetamol, có thể gây ra đỏ hoặc đau nhức trong hoặc xung quanh trực tràng.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bé có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào xảy ra khi dùng thuốc cảm cúm cho bé, để bác sĩ kịp thời xử lý hoặc điều chỉnh liều cho phù hợp:

Thuốc cảm cúm cho bé giúp giảm ho

Thành phần

Thuốc ho cảm cúm cho bé thường chứa hoạt chất codein hoặc dextromethorphan. Codein chỉ nên được sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi. Dextromethorphan nên được sử dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Ngoài ra, một số thuốc cảm cúm cho bé giúp giảm ho có thể chứa các thành phần dược liệu.

Cách sử dụng và đối tượng sử dụng

Khi sử dụng thuốc ho cảm cúm cho bé, cần phải thận trọng và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Một số siro thảo dược chứa các thành phần dược liệu: Siro ho Prospan, thuốc ho Bảo Thanh, siro ho Astex,…

Tác dụng phụ, hạn chế, cảnh báo

Khi sử dụng thuốc ho cảm cúm cho bé chứa dextromethorphan có thể có tác dụng phụ như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng như chóng mặt, lo lắng, cảm giác bồn chồn hoặc hồi hộp, co giật hoặc ảo giác,…

Thuốc cảm cúm cho bé giúp long đờm

Thành phần

Thuốc cảm cúm cho bé giúp long đờm chứa một số hoạt chất như bromhexin, ambroxol, acetylcystein,… làm loãng đờm và tan đờm, hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp.

Cách sử dụng và đối tượng sử dụng

  • Acetylcystein: Acetylcystein có tác dụng long đờm ở người lớn và trẻ em dưới dạng khí dung được cung cấp qua mặt nạ, ống ngậm hoặc phẫu thuật mở khí quản với liều lượng như sau:

Tác dụng phụ, hạn chế, cảnh báo

Một số tác dụng phụ của thuốc long đờm như buồn nôn, nôn, đau bụng, phát ban hoặc sốt. nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:

Thuốc cảm cúm cho bé chứa hoạt chất kháng histamin H1

Thành phần

Thuốc cảm cúm sổ mũi cho bé chứa một số hoạt chất kháng histamin H1 phổ biến như clorpheniramin, brompheniramin, diphenhydramin (thế hệ 1) hoặc cetirizin, loratadin, fexofenadin (thế hệ 2). Thuốc kháng Histamin giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ngứa họng,…

Cách sử dụng và đối tượng sử dụng

Một số thuốc kháng histamin thường được sử dụng như cetirizin, clopheniramin, loratadin,… 

Tác dụng phụ, hạn chế, cảnh báo

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ, ngoài ra còn gây ra khô miệng, mờ mắt, tiểu tiện khó,…
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 ít gây buồn ngủ hơn, ngoài ra còn có thể gây  đau đầu, khô miệng,… 

Một số tác dụng phụ khác tùy theo những loại thuốc cụ thể. Lưu ý cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc cảm cúm cho bé chứa hoạt chất kháng histamin và cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc:

Điều trị đặc hiệu cảm cúm – Thuốc kháng virus

Thuốc Tamiflu

Thành phần

Hoạt chất Oseltamivir phosphate – một loại thuốc chống virus có tác dụng ngăn chặn hoạt động của virus cúm A và B. Tamiflu được chỉ định để điều trị bệnh cúm ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc có dạng viên nang hoặc bột pha hỗn dịch uống. 

Cách sử dụng và đối tượng sử dụng

Tamiflu có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên dùng kèm với thức ăn có thể tăng dung nạp thuốc ở một số đối tượng. Để điều trị bệnh cúm nên bắt đầu điều trị từ ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. 

Liều dùng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên như sau:

  • Người lớn và trẻ trên 13 tuổi: Uống viên nang 75mg hai lần mỗi ngày, trong 5 ngày. Nếu không thể nuốt được viên nang có thể dùng dạng bột pha hỗn dịch với liều 75mg hai lần mỗi ngày, trong 5 ngày.
  • Trẻ em: Trẻ có cân nặng trên 40kg nếu có thể nuốt được viên nang thì sử dụng liều 75mg hai lần mỗi ngày, trong 10 ngày. Dạng bột pha hỗn dịch Tamiflu có thể dùng cho trẻ từ một tuổi trở lên với liều như sau:
  • Trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi: Dữ liệu còn hạn chế, liều khuyến cáo 3mg/kg hai lần mỗi ngày trong 5 ngày.

Tamiflu dạng bột pha hỗn dịch uống nên được pha chế bởi dược sĩ trước khi được dùng cho bệnh nhân. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tamiflu cho bé:

Giá tiền

Giá tham khảo vào khoảng 500.000 đồng/ hộp.

Tác dụng phụ, hạn chế, cảnh báo

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Tamiflu như sau:

  • Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: buồn nôn, nôn hoặc đau đầu. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu phản ứng dị ứng với Tamiflu (phát ban, khó thở, sưng mặt hoặc cổ họng) hoặc phản ứng da nghiêm trọng (sốt, đau họng, rát mắt, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím với phồng rộp và bong tróc).
  • Co giật và các biến cố tâm thần kinh giống như mê sảng đã được ghi nhận, chủ yếu xảy ra ở thanh thiếu niên và trẻ em. Các đối tượng này cần được theo dõi chặt chẽ về các hành vi bất thường.

Thuốc Relenza

Thành phần

Hoạt chất Zanamivir – một loại thuốc chống virus có tác dụng ngăn chặn hoạt động của virus cúm. Relenza được chỉ định để điều trị và dự phòng bệnh cúm A và B ở người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Relenza ở dạng thuốc bột hít.  

Cách sử dụng và đối tượng sử dụng

Relenza được đưa vào đường hô hấp bằng cách hít qua miệng nhờ sử dụng dụng cụ Diskhaler được cung cấp kèm theo. Ở các bệnh nhân phải dùng Relenza cùng lúc với các thuốc hít khác, nên sử dụng thuốc hít khác trước khi sử dụng Relenza.

Liều lượng sử dụng Relenza trên các đối tượng như sau:

  • Người lớn: 

Điều trị cúm: 2 lần hít (2 x 5mg) 2 lần/ 1 ngày, trong 5 ngày, tổng liều hít mỗi ngày là 20mg.

Dự phòng: 2 lần hít (2 x 5mg) 1 lần/ngày, trong 10 ngày, tổng liều hít mỗi ngày là 10mg. Có thể dùng thuốc kéo dài 1 tháng trong thời kỳ có nguy cơ phơi nhiễm hơn 10 ngày.

  • Trẻ em: Không cần điều chỉnh liều.
  • Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.
  • Suy gan, suy thận: Không cần điều chỉnh liều.

Giá tiền 

Giá tham khảo vào khoảng 448.000 đồng/ 1 hộp.

Tác dụng phụ, hạn chế, cảnh báo

Một số tác dụng phụ rất hiếm có thể xảy ra bao gồm:

  • Các phản ứng dị ứng, bao gồm các phản ứng phản vệ và giống phản vệ, phù mặt và hầu họng
  • Các phản ứng giống phản ứng thần kinh phế vị
  • Co thắt phế quản, khó thở
  • Ban đỏ, mày đay
  • Các phản ứng trên da nặng bao gồm hồng ban đa hình, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc.

Hãy thông báo với bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc cảm cúm cho bé:

Điều trị cảm cúm cho bé ở đâu?

Một số địa chỉ điều trị cảm cúm cho bé bạn có thể tham khảo sau đây: 

Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con

Với cơ sở vật chất hiện đại và chỉnh chu, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm dưới sự điều phối của BS CK1 Trần Ngọc Lưu và BS Lê Quang Mỹ. Phòng khám Nhi đồng Diamond Ký Con tiếp nhận thăm khám các bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bao gồm cả bệnh cảm cúm. Các bậc phụ huynh có thể an tâm đưa con em mình đến thăm khám và điều trị tại đây. 

Phòng Khám Nhi Đồng 315 – Chi Nhánh Phạm Văn Chiêu – Quận Gò Vấp

Hệ thống Phòng khám Nhi Đồng 315 cung cấp dịch vụ nhi khoa toàn diện, giúp ba mẹ hiểu rõ tình trạng bệnh và cách điều trị để bố mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất. Thêm vào đó, đội ngũ bác sĩ rất tận tâm và yêu thương trẻ em nên quý phụ huynh sẽ hoàn toàn yên tâm khi con em mình được thăm khám điều trị bệnh cảm cúm tại Hệ thống Phòng Khám Nhi Đồng 315.

Phòng khám Chuyên khoa Nhi Bác sĩ Chuyên Khoa I Hồng Thiện

Phòng khám Nhi Bác sĩ Chuyên khoa I Hồng Thiện được thành lập vào năm 2020, chuyên điều trị các bệnh lý nhi khoa. Nếu bé có dấu hiệu cảm cúm, bố mẹ có thể đưa bé đến phòng khám để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ CKI Lê Hồng Thiện, với hơn 6 năm kinh nghiệm trực tiếp khám chữa bệnh, sẽ chăm sóc chu đáo và tận tình mỗi bệnh nhi đến thăm khám.

Phòng Khám Nhi Khoa Sunshine – Sunshine Pediatrics Clinic

Phòng khám Nhi khoa Sunshine là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao từng được đào tạo và làm việc tại các bệnh viện lớn. Phòng khám được thiết kế đặc biệt tạo không gian thoải mái cho trẻ giống như ở nhà, nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh cảm cúm cho bé, các bố mẹ có thể tham khảo địa chỉ điều trị này.

Bệnh Viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1 trải qua hơn 58 năm hoạt động, ngày càng phát triển vững mạnh. Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện. Với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, Bệnh viện Nhi Đồng 1 là một trong các lựa chọn đáng tin cậy khi bạn cần điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ nhỏ.

Bệnh Viện Nhi Đồng 2

Bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa Nhi – hạng 1, trực thuộc Sở Y tế TP HCM. Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức. Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng là một trong những địa chỉ uy tín khi các bậc phụ huynh có nhu cầu khám và điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ.


Câu hỏi thường gặp

Thuốc cảm cúm cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh nếu bị cảm cúm có thể sử dụng thuốc đạn paracetamol để hạ sốt, thuốc điều trị kháng virus như Tamiflu hoặc Relenza. Tuy nhiên, chỉ định và liều lượng sử dụng thuốc nên được tư vấn và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên môn.

Cách phòng bệnh cúm cho bé?

Tiêm phòng hàng năm là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Bé trên 6 tháng tuổi đã đủ tuổi để tiêm phòng. Ngoài ra cần tạo cho bé các thói quen lành mạnh, như rửa tay, che miệng khi ho và hắt hơi,…

Làm thế nào để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ?

Thông thường biểu hiện của cảm lạnh và cảm cúm khá giống nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng cảm lạnh có thể xuất hiện dần dần. Trong khi đó các triệu chứng cảm cúm thường xuất hiện một cách đột ngột như: sốt, nhức mỏi, ớn lạnh, quấy khóc nhiều hoặc khó dỗ dành, đau đầu, ho, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy,…


Như vậy có thể thấy việc sử dụng thuốc cảm cúm cho bé cần được tư vấn và chỉ định bởi bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc cảm cúm cho bé và một số lưu ý khi sử dụng. Nếu có nhu cầu tư vấn và điều trị, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ trên docosan.com.