Top 10 thuốc nhỏ viêm tai giữa tốt nhất, có kèm giá 2023

Viêm tai giữa có thể xảy ra do cảm lạnh, viêm họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên – những bệnh chúng ta thường xuyên mắc phải. Đáng chú ý là khoảng 75% trẻ em sẽ bị nhiễm trùng tai ít nhất một lần trước khi lên 3 tuổi.

Thuốc nhỏ tai là một trong những biện pháp phổ biến được sử dụng điều trị bệnh lý này. Do đó, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ thông tin về các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa hay gặp trên thị trường thông qua bài viết sau.             

Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng tai giữa – phần tai nằm ngay sau màng nhĩ, gồm 3 loại:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Tình trạng viêm niêm mạc tai giữa diễn biến trong vòng 1 tháng, thường đi cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa mãn tính tiết nhầy mủ: Tình trạng viêm khu trú ở niêm mạc tai giữa có chảy dịch tai.
  • Viêm tai giữa mãn tính có mủ: Tình trạng nhiễm trùng vượt khỏi niêm mạc và làm tổn thương đến xương.
Cấu trúc tai ở người
Cấu trúc tai ở người

Triệu chứng của viêm tai giữa

Triệu chứng mỗi loại viêm tai giữa khá khác biệt nhau

  • Viêm tai giữa cấp tính: Ban đầu xuất hiện triệu chứng đau tai, sau đó có thể sốt, buồn nôn, nôn thậm chí đôi khi có thể có tiêu chảy.
  • Viêm tai giữa mãn tính tiết nhầy mủ: 
    • Chảy dịch tai từng đợt
    • Mủ chảy ra màu vàng nhạt hoặc trong, nhầy dính, không có mùi hôi
    • Thính lực gần như bình thường
  • Viêm tai giữa mãn tính có mủ: 
    • Chảy mủ tai kéo dài
    • Mủ đặc hoặc có vón cục, màu vàng hoặc xám xanh, có mùi hôi
    • Nghe kém
    • Cảm giác choáng váng, nặng đầu bên phía tai bị viêm
Đau tai trong viêm tai giữa cấp tính
Đau tai trong viêm tai giữa cấp tính

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ có thể nhận biết con bị viêm tai giữa khi trẻ:

  • Khóc nhiều về đêm
  • Kéo hoặc xoa tai
  • Cáu kỉnh
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc nôn mửa.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể do:

  • Vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae là 2 loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm tai giữa
  • Vi rút gây bệnh như vi rút cúm, adenovirus,…
  • Tai giữa được nối với cổ họng bằng một ống gọi là ống Eustachian. Khi bạn bị cảm lạnh hay viêm họng, nhiễm trùng có thể lan lên ống này từ phía sau cổ họng đến tai giữa. Nhiễm trùng ở tai giữa gây tích tụ chất lỏng, gây áp lực lên màng nhĩ.
Vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai giữa
Vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai giữa

Biến chứng của viêm tai giữa

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai không gây ra các vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng cứ tái đi tái lại hoặc kéo dài, các biến chứng có thể gặp phải như:

  • Mất thính giác: Mất thính giác tạm thời hoặc thay đổi thính giác (biến dạng âm thanh) là phổ biến khi bị nhiễm trùng tai do tổn thương cấu trúc bên trong tai của bạn.
  • Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ cần nghe để học ngôn ngữ và phát triển lời nói. Cản trở thính lực do viêm tai giữa có thể làm chậm phát triển của trẻ.
  • Màng nhĩ bị rách: Khoảng 5 – 10% trẻ em bị nhiễm trùng tai sẽ bị rách màng nhĩ. Thông thường, vết rách sẽ tự lành. Tuy nhiên đôi khi cần phải phẫu thuật khâu lại.
  • Sự lây lan của nhiễm trùng: Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan đến xương phía sau tai gây viêm xương chũm hoặc lan đến các màng bao quanh não và tủy sống gây viêm màng não.
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Biến chứng mất thính giác do viêm tai giữa

Chẩn đoán viêm tai giữa

Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách hỏi các triệu chứng và khám bằng ống soi tai để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng tai giữa. Máy soi tai là một dụng cụ nhỏ có thấu kính phóng đại với ánh sáng để giúp nhìn thấy màng nhĩ và tìm mủ trong tai giữa.

Nếu bị nhiễm trùng tai nhiều lần, bạn có thể cần kiểm tra thính giác bao gồm: thính lực đồ, X-quang, nội soi, CT scan.

Soi tai kiểm tra tình trạng viêm tai giữa
Soi tai kiểm tra tình trạng viêm tai giữa

Điều trị bằng thuốc nhỏ viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tuổi
  • Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng
  • Bản chất của nhiễm trùng (nhiễm trùng lần đầu hay lặp lại).
Bác sĩ chỉ định thuốc nhỏ tai viêm tai giữa
Bác sĩ chỉ định thuốc nhỏ tai viêm tai giữa

Thông thường, viêm tai giữa có thể tự lành trong vòng 2 – 3 ngày mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bạn xem có cải thiện hay không trước khi kê đơn điều trị.

Thuốc giảm đau được sử dụng trước tiên để giảm triệu chứng đau tai. Sau đó, bạn có thể cần dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng không cải thiện.

Top thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa giá 2023

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho người lớn

Thuốc nhỏ tai cho người lớn được chỉ định phân thành 2 trường hợp:

Viêm tai giữa không bị thủng màng nhĩ

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh ở giai đoạn nào để đưa ra lựa chọn điều trị. Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa thường được sử dụng ngay từ giai đoạn đầu sung huyết.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa chứa thành phần kháng viêm, giảm đau tại chỗ

Với hoạt chất phenazone phối hợp với lidocain hoặc phenazone phối hợp với benzocain, các biệt dược trên thị trường gồm có:

Lidrop 15ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Lidrop cho người lớn

Thành phần, công dụng:

  • Lidocaine hydrochloride 1% có khả năng làm giảm tính thấm của màng tế bào với ion Na+, ngăn cản dẫn truyền thần kinh, tạo ra tác dụng gây tê nhanh.
  • Phenazone 4% là thuốc giảm đau, kháng viêm thuộc nhóm NSAIDS, ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin.
  • Hai hoạt chất có hiệu quả hiệp đồng tăng khả năng giảm nhanh các cơn đau và tình trạng sưng viêm do tổn thương ở tai.

Liều dùng:

  • Mỗi lần 4 giọt, ngày từ 2-3 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Một đợt điều trị không vượt quá 10 ngày, nếu sau 10 ngày tình trạng không được cải thiện hoặc trầm trọng hơn thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám lại.

Giá hiện tại: 90.000 đồng

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otipax 15ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otipax

Thành phần, công dụng và liều dùng: Tương tự như Lidrop.

Giá hiện tại: 60.000 đồng.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa chứa kháng sinh

Gồm kháng sinh nhóm aminoglycosid (neomycin, gentamicin, tobramycin,…), quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin,…), rifampicin,… Các biệt dược trên thị trường gồm:

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho người lớn – Illixime 5ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Illixime

Thành phần, công dụng:

  • Ofloxacin 0,3% có hoạt tính kháng khuẩn chống lại cả vi khuẩn gram dương (Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae,…) và gram âm (Escherichia coli, Haemophilus influenzae,…) gây bệnh viêm tai giữa.

Liều dùng:

  • Mỗi lần 5 giọt, ngày 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một đợt điều trị không vượt quá 10 ngày, nếu sau 10 ngày tình trạng không được cải thiện hoặc trầm trọng hơn thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám lại.

Giá hiện tại: 75.000 đồng

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Cetraxal 2mg/ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Cetraxal

Thành phần, công dụng:

  • Ciprofloxacin hydrochloride là một kháng sinh fluoroquinolon, tác dụng diệt khuẩn nhiều chủng vi khuẩn cả gram âm và gram dương, được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa cấp và mãn tính.

Liều dùng:

  • Nhỏ 1 ống đơn liều/lần x 2 lần/ngày, thời gian điều trị khuyến cáo 7 ngày.

Giá hiện tại: 135.000 đồng.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Metoxa 10ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho người lớn – Metoxa

Thành phần, công dụng:

  • Rifamycin natri 2,6% có hoạt tính kháng khuẩn với đa số vi khuẩn gram dương kể cả các chủng đã kháng methicillin, gram âm và các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium.
  • Rifamycin được chỉ định điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng tai.

Liều dùng:

  • Mỗi lần 5 giọt, ngày 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị thường là 7 ngày.

Giá hiện tại: 110.000 đồng

Thuốc nhỏ viêm tai giữa chứa kháng sinh phối hợp với kháng viêm

Các kháng sinh nhóm aminoglycosid, quinolon, cloramphenicol,… được phối hợp với kháng viêm nhóm glucocorticoid (hydrocortisone, dexamethasone,…) dùng trong điều trị viêm tai giữa rất phổ biến như:

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otifar 8ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otifar

Thành phần, công dụng:

  • Cloramphenicol 80mg là một loại kháng sinh phổ rộng, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gram dương và gram âm gây bệnh viêm tai giữa.
  • Dexamethasone 4mg bản chất là một corticoid tổng hợp với tác dụng kháng viêm.

Liều dùng:

  • Mỗi lần nhỏ từ 1 – 5 giọt/lần, ngày 2 lần.
  • Thời gian điều trị từ 6 – 10 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Giá hiện tại: 5.000 đồng.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex 7,5ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex

Thành phần, công dụng: Kháng sinh ciprofloxacin 0,3% phối hợp với kháng viêm dexamethasone 0,1% có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định trong điều trị viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa có mủ mãn tính.

Liều dùng: Mỗi lần nhỏ 4 giọt, ngày 2 lần và điều trị trong khoảng 7 ngày hoặc tùy theo kê đơn của bác sĩ.

Giá hiện tại: 10.000 đồng

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Mepoly 10ml
thuốc nhỏ viêm tai giữa
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Mepoly

Thành phần, công dụng:

  • Neomycin 35mg dưới dạng neomycin sulfate có tác dụng nhiễm khuẩn tai
  • Polymyxin B sulfat 100.000IU hoạt chất giúp kháng khuẩn
  • Dexamethasone 10mg thuộc nhóm corticosteroid chống viêm.
  • Hoạt chất chống nhiễm trùng trong sản phẩm này có hoạt lực hiệp đồng chống lại các chủng vi khuẩn gây bệnh: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa,…

Liều dùng: Mỗi lần nhỏ 1 – 5 giọt, ngày 2 lần, sử dụng trong khoảng 6-10 ngày.

Giá hiện tại: 40.000 đồng

Viêm tai giữa cho trường hợp bị thủng màng nhĩ

Khi màng nhĩ bị rách, thuốc có thể tiếp xúc với cấu trúc tai giữa và tai trong có khả năng biến chứng nặng nề như điếc vĩnh viễn, rối loạn thăng bằng,… Do đó, thuốc nhỏ tai trong trường hợp này gồm những loại kháng sinh an toàn cao với ốc tai, tiền đình như ciprofloxacin, rifamycin.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ em

Trẻ em là đối tượng mắc viêm tai giữa nhiều nhất do cấu trúc tai và hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Mặc dù bệnh không quá nghiêm trọng có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên ba mẹ không nên chủ quan với trẻ.

Khi dấu hiệu bệnh không tiến triển, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ em hạn chế hơn người lớn rất nhiều và chỉ dùng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ do nghi ngại về tác dụng phụ của nó.

Các thuốc nhỏ tai viêm tai giữa chứa thành phần giảm đau, kháng viêm tại chỗ (phenazone/benzocaine hoặc phenazone/lidocaine) không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi do độc tính thuốc tê có thể gây methemoglobin huyết.

Các thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh sử dụng ở trẻ em không được khuyến cáo điều trị đầu tay do tác dụng phụ nguy hiểm có thể gặp ở trẻ là:

  • Kháng sinh nhóm quinolon lo ngại nguy cơ tổn thương sụn khớp ở trẻ.
  • Kháng sinh nhóm aminoglycosid có khả năng gây độc tính nặng trên ốc tai và tiền đình.
  • Kháng sinh nhóm cloramphenicol gây hội chứng xám ở trẻ.

Do đó, viêm tai giữa ở trẻ em khuyến cáo nên sử dụng thuốc đường uống an toàn hơn nhưng vẫn cần sự theo dõi của bác sĩ có chuyên môn.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh và thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và phụ nữ có thai không khuyến cáo sử dụng thuốc nhỏ tai viêm tai giữa. Thay vào đó, thuốc giảm đau và kháng sinh đường uống được sử dụng an toàn hơn và phải được theo dõi bởi bác sĩ điều trị.

Hướng dẫn từng bước về cách sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa đúng cách

  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn các vật cần thiết bao gồm lọ thuốc, khăn giấy để lau sạch nước nhỏ giọt.
  • Bước 2: Rửa tay sạch với xà phòng và nước hoặc chất khử trùng tay.
  • Bước 3: Làm ấm thuốc nhỏ tai bằng tay trong 1 – 2 phút.
  • Bước 4: Tháo nắp lọ thuốc, kiểm tra cảm quan thuốc bên trong.
  • Bước 5: Nghiêng đầu sao cho tai hướng lên trên. Đối với người lớn, nhẹ nhàng kéo vành tai lên trên và ra sau. Đối với trẻ em, nhẹ nhàng kéo dái tai xuống dưới và ra sau. Dốc ngược lọ thuốc và bóp đúng số giọt vào tai.
  • Bước 6: Nhẹ nhàng kéo dái tai lên xuống để thuốc nhỏ vào tai. Giữ đầu nghiêng trong khoảng 2-5 phút để thuốc nhỏ có thể thấm vào tai
  • Bước 7: Lau sạch chất lỏng thừa bằng khăn giấy, đậy nắp chai và bảo quản theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin đáng tin cậy về các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.