Tiêm corticoid là gì? Tác dụng phụ và giá thuốc tiêm 2023

Corticoid là thuốc chứa cortisol hoặc các dẫn xuất cortisol, được sử dụng như là một chất giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên và kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, đường huyết. Vậy thuốc tiêm corticoid là gì? 

Doctor có sẵn sẽ cung cấp về các loại thuốc tiêm corticoid hiện có trên thị trường cũng như những tác dụng phụ của nó để lại khi sử dụng để có thể lựa chọn thuốc sử dụng một cách hiệu quả.

Corticoid là gì?

Corticoid là chất tương tự tổng hợp của hormone steroid tự nhiên do vỏ thượng thận sản xuất và bao gồm glucocorticoid và mineralocorticoid. Các loại hormone tổng hợp này có các đặc tính glucocorticoid và mineralocorticoid ở các mức độ khác nhau.

Corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và kiểm soát các tình trạng khi hệ miễn dịch bị tấn công. Bên cạnh đó, corticoid còn giúp chuyển hóa protein và carbohydrate, giữ nước và điện giải, và tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. 

Vai trò của corticoid

Thuốc corticoid có thể sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, hen suyễn hay lupus, dị ứng và nhiều tình trạng khác. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để điều trị bệnh Addison là một tình trạng mà tuyến thượng thận không thể sản xuất được lượng corticosteroid tối thiểu mà cơ thể cần.

Steroid được sử dụng trong một số tình trạng viêm thấp khớp như:

  • Viêm mạch hệ thống (viêm mạch máu)
  • Viêm cơ
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lupus ban đỏ hệ thống

Tác dụng phụ và các lưu ý gì khi sử dụng corticoid

Tùy vào đường dùng của corticoid sẽ gây ra các tác dụng phụ khác nhau và tác dụng phụ của corticoid liên quan đến liều trung bình và thời gian tích lũy của chúng. Các tác dụng phụ phổ biến nhất là loãng xương, gãy xương, ức chế trục hạ đồi tuyến yên, thượng thận, tăng đường huyết, bệnh cơ, tăng nhãn áp hay ức chế miễn dịch và hội chứng cushing.

Các tác dụng phụ toàn thân thường gặp như:

  • Tăng khẩu vị
  • Tăng cân
  • Thay đổi tâm trạng
  • Yếu cơ
  • Mờ mắt
  • Dễ bị bầm tím
  • Mọc lông
  • Khả năng chống nhiễm trùng thấp hơn
  • Khuôn mặt sưng húp
  • Kích ứng dạ dày
  • Khó ngủ, bồn chồn
  • Giữ nước, sưng tấy, đục thủy tinh thể

Đặc biệt, tác dụng phụ của tiêm corticoid có thể gặp tất cả các triệu chứng trên, ngoài ra có thể gây ra tác dụng phụ tạm thời khi tiêm corticoid gần vị trí tiêm như mỏng da, mất màu trên da và đau dữ dội hay còn gọi là bùng phát sau tiêm. Có thể xảy ra các triệu chứng khác như đỏ bừng mặt, mất ngủ và lượng đường trong máu tăng cao.

tiêm corticoid
Có thể gây mất màu da, giãn da khi sử dụng

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơ thể có những biểu hiện trên để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Khi sử dụng corticoid cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Nên ưu tiên sử dụng corticoid tại chỗ.
  • Nên có một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Không được giảm liều đột ngột và phải giảm liều từ từ để không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khi ngừng thuốc đột ngột.
  • Nên sử dụng corticoid vào buổi sáng để thuốc có thể phát huy được tác dụng.

Các đường dùng sử dụng corticoid

Corticoid được sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ yếu do rối loạn được điều trị. Corticoid có thể sử dụng bằng đường tiêm, hít, bôi và tiêm (tiêm bắp, trong khớp, tổn thương da,,…) và trực tràng. 

Trong đó, tiêm corticoid là một trong những cách dùng phổ hiện nay do có hiệu quả nhanh chóng trong điều trị giảm đau, sử dụng trong các liệu pháp cấp cứu cũng như ở những người không thể dung nạp thuốc bằng đường uống. 

Corticoid được tiêm vào những vị trí nào? Các lưu ý khi tiêm corticoid

Corticoid được sử dụng trong tiêm bắp, trong khớp, tổn thương da và trong da. Hình thức này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng ở cơ và khớp như đau và viêm gân.

Tiêm corticoid vào trong khớp và các điểm bám gân, mô mềm quanh khớp là một trong những kỹ thuật dùng để chỉ định liều điều trị các bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp. Corticoid tiêm vào khớp có tác dụng kháng viêm rất mạnh nên giảm đau nhanh, tần suất sử dụng ít giúp hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc.

Các vị trí tiêm corticoid như:

  • Tiêm corticoid tại chỗ
  • Tiêm corticoid vào mô mềm

Các lưu ý khi tiêm corticoid: 

  • Phải được thực hiện tại các cơ sở y tế đủ điều kiện với chỉ định các các bác sĩ chuyên khoa, có đầy đủ các thủ thuật đảm bảo vô khuẩn.
  • Bác sĩ sẽ cân nhắc các tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, những lợi ích và các tác dụng phụ của thuốc.
  • Không sử dụng corticoid trong trường hợp nhiễm khuẩn nấm, nhiễm khuẩn da tại khớp hoặc gần khớp tiêm.
  • Liều lượng thuốc tiêm vào tùy thuộc vào từng loại thuốc và vị trí khớp tiêm, tránh sử dụng liều cao và nhắc đi nhắc lại nhiều lần vì sẽ gây ra tác dụng phụ toàn thân, giữ muối và nước, giảm khả năng miễn dịch.
tiêm corticoid
Kỹ thuật tiêm corticoid vào khớp được sử dụng để nhanh chóng giảm đau cho bệnh nhân

Một số điều cần lưu ý khi tiêm corticoid vào khớp như:

  • Tiêm corticoid chỉ được thực hiện nếu có chẩn đoán chính xác.
  • Sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, ngừng ngay khi hết triệu chứng và bệnh được kiểm soát.
  • Theo dõi thường xuyên và kết hợp phòng ngừa biến chứng có thể có do thuốc gây ra như tổn thương dạ dày tá tràng, rối loạn điện giải, tăng đường máu, tăng huyết áp.
  • Không được rửa nước, xoa thuốc vào chỗ tiêm trong 24 giờ để tránh nhiễm trùng.

Ưu và nhược điểm tiêm corticoid

Ưu điểm:

  • Hiệu quả điều trị kéo dài.
  • Giúp giảm tình trạng đau viêm ngay sau khi tiêm corticoid.
  • Các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất chỉ sau một lần tiêm.

Nhược điểm:

  • Phương pháp tiêm corticoid có thể sẽ không hiệu quả nếu bệnh viêm khớp nặng.
  • Hiệu quả điều trị sẽ giảm dần nếu thời gian điều trị bằng corticoid kéo dài.
  • Có nhiều tác dụng phụ xảy ra toàn thân và tại chỗ nếu sử dụng steroid.

Các loại thuốc tiêm corticoid có trên thị trường hiện nay? Tiêm corticoid có giá bao nhiêu?

Do hiệu quả của các thuốc tiêm corticoid hiện nay, nên việc tìm kiếm các loại thuốc corticoid hiện nay cũng như thuốc tiêm corticoid giá bao nhiêu luôn được mọi người quan tâm. Dưới đây là một số loại thuốc tiêm corticoid trên thị trường như: prednisolon, methylprednisolon,… và sẽ đề cập đến tiêm corticoid giá bao nhiêu.

Thuốc chứa medrol: methylprednisolone

– Chỉ định: chống viêm và suy giảm miễn dịch trong viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân, hen phế quản hay thiếu máu tan máu, hội chứng thận hư.

– Cách dùng: Dùng bằng đường tiêm.

  • Sử dụng trị cơn hen nặng ở bệnh viện: Tiêm tĩnh mạch 60 – 120mg/ lần, cứ 6 giờ tiêm 1 lần, sau khi cắt cơn, sử dụng liều 32 –  48mg sau khi ăn và giảm liều từ từ và kết thúc trong vòng 10 ngày đến 2 tuần. 
  • Dị ứng nặng: Tiêm tĩnh mạch 125mg, cứ 6 giờ tiêm 1 lần.

– Lưu ý khi sử dụng: Liệu pháp bằng đường tiêm chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ và được các bác sĩ thực hiện.

– Tiêm corticoid có giá sẽ khác nhau tùy thuộc vào đại lý phân phối.

Dexamethasone

– Chỉ định: Dexamethasone được sử dụng trong các trường hợp dị ứng nặng, sốc do nhiều nguyên nhân, phù não, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp

– Cách dùng: Dùng bằng đường tiêm.

  • Tiêm tại chỗ: 2- 4 mg/ ngày.
  • Phù não: Tiêm tĩnh mạch 10mg, tiêm bắp 4mg cách nhau 6 giờ/ lần, cho tới khi hết triệu chứng.

– Lưu ý khi sử dụng: các nhân viên y tế sẽ thực hiện kỹ thuật tiêm này.

– Tiêm corticoid có giá sẽ khác nhau tùy thuộc vào đại lý phân phối.


Câu hỏi thường gặp 

Tiêm corticoid trị sẹo lồi giá bao nhiêu?

Trị sẹo lồi bằng cách tiêm corticoid nếu các vết sẹo này không phức tạp và nhỏ. Tùy theo mức độ mà thời gian điều trị có thể kéo dài 1 – 6 lần tiêm hoặc nhiều hơn do đó mức giá điều trị sẹo lồi của mỗi người là khác nhau.  Chi phi tiêm corticoid để trị sẹo lồi trung bình cho mỗi lần trung bình từ 1.000.000 – 3.000.000 VND/lần.

Kỹ thuật tiêm corticoid ngoài màng cứng

Hiện nay, kỹ thuật tiêm corticoid ngoài màng cứng phải được thực hiện tại các cơ sở y tế  do tính phức tạp của nó. Kỹ thuật tiêm này bao gồm các bước sau:u003cbru003e- Đầu tiên, kim tiêm sẽ được chọc vào vuông góc với mặt da, sau đó luồn kim vào độ sâu khoảng 30 – 38mm sau khi ngả 30 độ.u003cbru003e- Sau đó, tiêm 1 – 2ml corticoid vào khoang nếu không thấy máu và dịch não tủy.u003cbru003eBệnh nhân sẽ cảm thấy nặng tức ở hai chân nếu tiêm đúng vào khoang màng cứng, ngược lại sẽ cảm thấy nặng tay nếu chưa tiêm vào khoang màng cứng. Lúc này phải điều chỉnh đường kim để xác định lại vị trí tiêm cho đúng.

Tiêm corticoid có nguy hiểm không?

Hiện nay, tiêm corticoid là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay do tính hiệu quả của nó. Do đó, sẽ không gây ra những nguy hiểm nào nếu kỹ thuật tiêm corticoid đúng, sử dụng đúng liều và không lạm dụng corticoid. Tuy nhiên sẽ gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng tiêm corticoid trong một thời gian dài như mỏng da, tăng cân, loãng xương,…

Uống corticoid có tiêm phòng được không?

Việc uống thuốc có chứa corticoid vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên có thể cần trì hoãn việc tiêm phòng các loại vacxin nếu trong vòng 14 ngày trước có điều trị bằng corticoid liều cao (tương đương prednisolon u003e= 2mg/kg/ngày trong u003e= 7 ngày) hoặc điều trị hóa trị, xạ trị. Lý do trì hoãn được giải thích do corticoid liều cao có khả năng ức chế các hoạt động miễn dịch của cơ thể, từ đó làm giảm tác động của vaccine.

Bôi thuốc có corticoid có tiêm phòng được không?

Việc bôi thuốc có chứa corticoid vẫn có thể tiêm phòng được do thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh ngoài da, nồng độ nhỏ không thể gây ra các tác dụng ức chế miễn dịch nghiêm trọng và làm giảm tác dụng của vacxin được. Tuy nhiên, nếu cẩn thận vẫn có thể tạm hoãn việc tiêm phòng để có thể đạt hiệu quả điều trị của vacxin tốt nhất.

Tiêm corticoid có ảnh hưởng gì không?

Corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ toàn thân và tại chỗ khi tiêm corticoid vào cơ thể.u003cbru003eCác ảnh hưởng toàn thân như tăng cân, thay đổi tâm trạng, u003ca href=u0022https://www.docosan.com/blog/noi-tong-hop/hoi-chung-cushing/u0022 target=u0022_blanku0022 rel=u0022noreferrer noopeneru0022u003ehội chứng cushingu003c/au003e, yếu cơ, mờ mắt, khó ngủ, bồn chồn, mặt sưng,…u003cbru003eVới tác dụng tại chỗ có thể gây ra mỏng da, mất màu trên da và đau dữ dội tại vị trí tiêm corticoid gây ra. Có thể xảy ra các triệu chứng khác như đỏ bừng mặt, mất ngủ và lượng đường máu tăng cao. 

Tiêm corticoid hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra khi người bệnh bị các bệnh như gout, viêm khớp dạng thấp hay suy giáp. Việc điều trị hội chứng ống cổ tay, bên cạnh thay thế chế độ làm việc, tiêm corticoid vẫn được bác sĩ chỉ định nếu tình trạng bệnh nặng không thể có hiệu quả nếu sử dụng các phương pháp khác. Các loại tiêm hỗn hợp steroid (dexamethasone) và một loại thuốc gây tê (lidocain) được chỉ định và phương pháp này phải được thực hiện tại bệnh viện.

Tiêm corticoid trị sẹo lồi tác dụng phụ

Bên cạnh hiệu quả của phương pháp mang lại để điều trị bệnh, phương pháp tiêm corticoid để trị sẹo lồi vẫn để lại một vài tác dụng phụ tiềm ẩn với sức khỏe và làn da của người bệnh như gây rạn da, teo da, bào mòn da hay rối loạn sắc tố da. Ngoài ra, phương pháp này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ toàn thân như hội chứng cushing, suy tuyến thượng thận, rối loạn kinh nguyệt hay loét dạ dày tá tràng.

Tiêm meso phục hồi da nhiễm corticoid

Tiêm meso hồi phục da là một kỹ thuật tiêm trực tiếp các peptid vào bề mặt da hoặc vào các lớp sâu hơn. Chỉ định tiêm meso để hồi phục lại da đã nhiễm corticoid luôn được các bác sĩ da liễu quan tâm và chỉ định vì: u003cbru003e- Thành phần chính tiêm meso hồi phục da là peptide có vai trò tổng hợp protein trong đó 75 – 80% da người bao gồm collagenu003cbru003e- Vai trò của các collagen khi tiêm vào sẽ giúp đảm bảo độ đàn hồi của da, giúp da săn chắc, tăng hiệu quả hồi phục tổn thương của da bởi corticoid và trẻ hóa da

Tiêm corticoid để làm gì?

Corticoid là một trong những glucocorticoid có tính kháng viêm và có hiệu quả giảm đau nhanh nên luôn là một trong những phương pháp được ưa chuộng sử dụng hiện nay. u003cbru003eDo đó, để điều trị các tình trạng viêm tại chỗ và toàn thân, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định tiêm corticoid. Bên cạnh đó, tiêm corticoid còn sử dụng để điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến các cơ quan như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp.


Hy vọng thông qua bài này có thể hiểu rõ hơn về corticoid, các loại thuốc tiêm corticoid trên thị trường hiện nay cũng như các tác dụng phụ của nó mang lại để có những lựa chọn sử dụng hợp lý. Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ các vấn đề cần thiết trước khi sử dụng corticoid, hoặc đặt lịch tư vấn với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.