Những nguyên nhân suy thận ở người trẻ mà bạn cần biết

Tìm hiểu về những nguyên nhân suy thận ở người trẻ là một trong những phương thức phòng tránh bệnh hiểu quả. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những nguyên nhân đó là gì trong bài viết này nhé!

Suy thận ở người trẻ là bệnh gì?

Suy thận ở người trẻ là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Về mặt cơ chế, thận mất đi khả năng đào thải độc chất, chất cặn bã và khả năng lọc máu. Các chất độc hại từ đó ứ đọng lại trong cơ thể ví dụ như creatinin, ure, các sản phẩm chuyển hóa của protein… Sự ứ đọng các chất này về lâu dài có thể gây bệnh cho cơ thể, thậm chí có thể gây tử vong.

Suy thận được chia làm 2 thể chính:

  • Suy thận cấp tính: có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Ngày nay trường hợp này được định nghĩa là tổn thương thận cấp tính.
  • Suy thận mạn tính: là những tổn thương thận đáng kể và không thể phục hồi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, bệnh lý viêm cầu thận cấp, viêm thận lupus không được điều trị kịp thời.

Suy thận trong giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ rệt. Vì thế, phần lớn trường hợp phát hiện bệnh thường ở giai đoạn cuối hoặc phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Một số triệu chứng có thể gặp của bệnh lý suy thận:

  • Phù nề: người trẻ có thể phát hiện tình trạng phù ở mắt sau khi ngủ dậy hoặc phù mềm ở tứ chi, bụng, lưng…
  • Tiểu đêm nhiều lần hoặc đi tiểu quá nhiều: mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu có thể ít hơn so với bình thường và gặp tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu đêm nhiều lần. Nước tiểu có thể có bọt do tình trạng tiểu đạm. Tình tạng này có thể gây mất ngủ, lâu dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược.
  • Người trẻ còn có thể gặp tình trạng uể oải, mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu thường xuyên, ảnh hưởng đến công việc và học tập.
  • Khả năng lọc máu ở người trẻ mắc bệnh thận suy giảm đi nhiều, dẫn đến lượng oxy máu không đủ cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Hậu quả là tình trạng khó thở, khò khè, thở dốc, thở nhanh, khó thở khi ngủ.
  • Hơi thở có mùi và tình trạng ngứa ngáy cũng là những triệu chứng thường xuyên gặp ở người trẻ suy thận do giảm khả năng đào thải độc chất của cơ thể.

Những nguyên nhân suy thận ở người trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân suy thận ở người trẻ hiện hữu trong cuộc hàng ngày, nếu không nhận biết sớm có thể khắc phục và phòng ngừa được bệnh.

Nhóm nguyên nhân di truyền: các dị tật bẩm sinh và đột biến, di truyền khi người mẹ mang thai có thể xuất hiện và khiến các tế bào của thai nhi gây bệnh, trong đó có bệnh lý thận niệu. Những dị tật bẩm sinh như thận đôi, thận đa nang, bất sản thận… cũng gây ra bệnh suy thận ở trẻ sơ sinh.

Giảm thể tích tuần hoàn: giảm lưu lượng tuần hoàn làm giảm thành phần các tế bào máu, trong đó có các bạch cầu, hậu quả gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây là yếu tố thuận lợi để các bệnh lý nhiễm trùng tấn công, gây các bệnh lý tiêu chảy cấp, mạn hay rối loạn tiểu tiện khiến cơ thể mất nước đột ngột, có thể gây suy thận ở người trẻ.

Tổn thương ở thận: đây là một bệnh lý nguy hiểm, một trong những nguyên nhân suy thận ở người trẻ. Các bệnh lý thận viêm cầu thận, nhiễm trùng tiểu, hoại tử ống thận… ảnh hưởng nặng nề lên chức năng của thận, khiến thận tổn thương nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy thận.

Bệnh lý tim mạch: người trẻ nếu mắc những bệnh lý về huyết áp và tim mạch có nguy cơ bị các bệnh lý thận do biến chứng của bệnh và hệ quả của việc dùng thuốc. Có một số thuốc điều trị nếu không được sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây suy thận nếu sử dụng lâu dài.

Phòng ngừa và điều trị suy thận ở người trẻ

  • Người trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh do đó trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai theo đúng lịch hẹn để tầm soát được những bất thường hay dị tật thai nhi.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ vì ăn mặn là nguyên nhân suy thận ở người trẻ thường gặp, thói quen không tốt này còn có thể gây các bệnh lý tim mạch khác.
  • Người trẻ cần ăn bổ sung các loại rau củ và thường xuyên tập luyện thể thao mỗi ngày, mỗi tuần để nâng cao sức khỏe.
  • Người trẻ cần khám sức khỏe định kỳ mỗi năm hoặc mỗi 6 tháng để đảm bảo sức khỏe ổn định và phát hiện các bất thường bệnh lý kịp thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
  • Khi mắc bệnh không nên tự ý mua thuốc, mọi biện pháp can thiệp cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đối với bệnh lý suy thận người trẻ cần thay đổi lối sống từ bữa ăn cho tới thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như không nên ăn quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), hạn chế các thực phẩm giàu kali như chuối, uống lượng nước vừa đủ cho cơ thể – chia thành nhiều lần uống trong ngày. Luyện tập các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng vừa sức.

Đối với các trường hợp suy thận giai đoạn nặng cần tiến hành lọc máu theo chỉ định vì lúc này thận đã tổn thương nặng, không thể hồi phục chức năng thận bình thương. Lưu ý lọc máu là biện pháp can thiệt có thể đi theo bệnh nhân cả đời, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định lọc máu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Những nguyên nhân suy thận ở người trẻ mà bạn cần biết”. Việc nhận biết các nguyên nhân suy thận ở người trẻ rất quan trọng vì từ những nguyên nhân này người trẻ có thể biết được mức độ nguy hiểm của bệnh và tránh được các yếu tố nguy cơ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS