Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm ở tuyến tiền liệt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh suy thận bên dưới để có hướng xử lí kịp thời.

Suy thận là gì ?

Thận là một cặp cơ quan nằm ở phần dưới xương sườn về phía lưng của bạn. Mỗi bên cột sống sẽ có một quả thận tương ứng. Chúng có chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Thận thải chất độc theo nước tiểu đến bàng quang, sau đó loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể qua quá trình đi tiểu.

Xem thêm: Thận dương hư

Suy thận xảy ra khi thận của bạn mất chức năng lọc máu và thải độc, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của bạn là:

  • Tiếp xúc độc hại với các chất ô nhiễm môi trường hoặc một số loại thuốc.
  • Một số bệnh cấp tính và mãn tính.
  • Mất nước nghiêm trọng. 
  • Chấn thương thận.

Suy thận giai đoạn cuối (ở giai đoạn 5), thận gần như bị suy hoàn toàn. Các triệu chứng của sự suy giảm chức năng của thận sẽ hiện rõ, bao gồm nôn và buồn nôn, khó thở, ngứa da, v.v.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ cần phải chạy thận thường xuyên hoặc ghép thận.  

bệnh suy thận
Hình ảnh cấu tạo của thận

Các triệu chứng của suy thận

Thông thường người bị suy thận sẽ có một vài biểu hiện lâm sàng. Đôi khi không có biểu hiện nào. Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Tiểu ít, lượng nước tiểu 24 giờ giảm
  • Phù chân, phù mắt cá chân và bàn chân, phù mặt, nặng mí mắt vào buổi sáng do thận giữ nước
  • Khó thở không giải thích được
  • Buồn ngủ quá mức, mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Co giật, hôn mê

Dấu hiệu sớm của suy thận

Bệnh thận giai đoạn đầu thường không biểu hiện triệu chứng. Thường biểu hiện bằng các dấu hiệu sau:

  • Tiểu ít, lượng nước tiểu 24 giờ giảm
  • Phù chân, phù mắt cá chân và bàn chân, phù mặt, nặng mí mắt vào buổi sáng do thận giữ nước
  • Khó thở

Nguyên nhân của suy thận

Mất lưu lượng máu đến thận

Sự giảm lượng máu đến thận đột ngột có thể dẫn đến suy thận. Một số tình trạng gây giảm lượng máu đến thận bao gồm:

  • Cơn đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy gan
  • Mất nước
  • Phản ứng phản vệ
  • Nhiễm trùng nặng, như nhiễm trùng huyết
  • Thuốc hạ huyết áp và thuốc chống viêm cũng có thể làm giảm lượng máu đến thận

Tắc nghẽn đường tiểu

Khi cơ thể bạn không thể loại bỏ nước tiểu, các chất độc sẽ tích tụ và ảnh hưởng đến thận. Một số bệnh ung thư có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, chẳng hạn như:

  • U tiền liệt tuyến
  • U đại tràng
  • U cổ tử cung
  • U bàng quang

Các tình trạng khác có thể gây tắc nghẽn đường tiểu và có thể dẫn đến suy thận, bao gồm:

  • Sỏi thận
  • Xuất hiện máu đông trong đường tiểu
  • Tổn thương dây thần kinh điều hoà co thắt bàng quang

Các nguyên nhân khác

Một số điều khác có thể gây ra suy thận bao gồm:

  • Xuất hiện máu đông ở trong hoặc xung quanh thận
  • Nhiễm trùng
  • Lạm dụng ma túy, rượu, bia
  • Viêm mạch máu
  • Nhiễm lupus ban đỏ
  • Viêm cầu thận
  • Hội chứng tan máu – tăng ure máu
  • Đa u tủy

Chẩn đoán suy thận như thế nào ?

Khi bạn đi khám bác sĩ có thể cho bạn làm các xét nghiệm sau:

Phân tích nước tiểu

Bác sĩ có thể lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra bất kỳ bất thường nào, bao gồm cả lượng protein hoặc đường bất có trong nước tiểu.  

Họ cũng có thể thực hiện kiểm tra cặn lắng trong nước tiểu. Xét nghiệm này đo lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu, vi khuẩn.

Đo thể tích nước tiểu

Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ là một trong những xét nghiệm đơn giản giúp chẩn đoán suy thận. Ví dụ, lượng nước tiểu thấp có thể gợi ý rằng bệnh thận là do tắc nghẽn đường tiểu, do ung thư hoặc chấn thương có thể gây ra.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo các chất được lọc bởi thận của bạn, chẳng hạn như urê máu (BUN) và creatinine (Cr) . Sự gia tăng nhanh chóng các chất này có thể gợi ý tình trạng suy thận cấp.

Xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm như siêu âm, MRI và chụp CT cung cấp hình ảnh của thận cũng như đường tiểu. Điều này cho phép bác sĩ tìm kiếm các tắc nghẽn hoặc bất thường trong thận của bạn.  

Sinh thiết giải phẫu bệnh

Phương pháp này được dùng để xem xét các tổn thương mô học của Thận, từ đó tìm và xác định nguyên nhân chính xác gây suy thận.

Điều trị suy thận như thế nào

Một số phương pháp được dùng để điều trị suy thận là:

  • Lọc máu
  • Cấy ghép thận

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ phải thay đổi chế độ ăn uống:

  • Hạn chế natri và kali. Hãy đặt mục tiêu ăn ít hơn 2.000 miligam mỗi ngày cả hai. 
  • Hạn chế phốt pho. Cố gắng duy trì mức dưới 1.000 miligam.  
  • Thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ  về lượng protein tiêu thụ. Khi mắc bệnh thận ở giai đoạn đầu và vừa, bạn nên cắt giảm lượng tiêu thụ protein. Tuy nhiên, trong suy thận giai đoạn cuối, bạn có thể ăn nhiều protein hơn, tùy thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ.  

Một số bác sĩ khám và điều trị suy thận

Kết luận

Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên xem thường mà nên tìm đến các phòng khám hay bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước..