Tổng quan về thận ứ nước độ 4

Thận ứ nước độ 4 có nguy hiểm không? Chắc chắn đây là một thắc mắc của rất nhiều người khi cầm trên tay hồ sơ bệnh án được chẩn đoán thận ứ nước ở cấp độ này. Thận ứ nước độ 4 ngày này dần dần trở thành bệnh lý ngày càng nguy hiểm trong xã hội hiện đại. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều cản trở cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về thận ứ nước độ 4 qua bài viết sau đây và từ đó có thái độ xử trí phù hợp khi gặp phải tình trạng này.

Thận ứ nước độ 4 là gì?

Thận ứ nước độ 4

Bệnh thận ứ nước được chia làm 4 mức độ chính, trong đó bệnh thận ứ nước độ 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Khi đó, nước ứ đọng trong thận thời gian dài khiến cho thận dãn nở quá mức, sưng to và biến dạng. Do đó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, mất chức năng thận, vỡ thận. Điều này khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau dữ dỗi mỗi ngày, không những thế thận ứ nước độ 4 có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Thận ứ nước độ 4 xuất hiện sự giãn nở của đài thận là rất lớn, có thể lên đến trên 20mm với biểu hiện đau phần hông lưng nghiêm trọng và thường là than phiên chính của bệnh nhân khi nhập viện. Để xác định chính xác xem bạn có đang bị thận ứ nước không và bệnh đang ở mức độ nào, một số xét nghiệm cần phải thực hiện bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp CT, X-quang.

Triệu chứng của thận ứ nước độ 4

Triệu chứng của thận ứ nước độ 4

Biểu hiện của thận ứ nước thay đổi tùy vào mức độ ứ nước, thời gian khởi phát và nguyên nhân gây nên tình trạng ứ nước của thận. Những trường hợp nặng như thận ứ nước độ 3 và 4 thường có biểu hiện rầm rộ hơn nhiều so với các mức độ trước đó. Một số biểu hiện của thận ứ nước độ 4 có thể gặp ở người bệnh như:

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau liên tục, tăng dần, kéo dài từ 30 phút đến 4-5 tiếng, có thể âm ỉ suốt cả ngày, đau thường khởi phát ở vùng mạng sườn hay hông lưng rồi lan xuống và ra sau. Người bị thận ứ nước mạn tính thường đau âm ỉ vùng hông lưng làm ảnh hưởng đên đời sống sinh hoạt hằng ngày. Hoặc đôi khi các trường hợp thạn ứ nước mạn tính lại không xuất hiện các biểu hiện đau đáng kể.
  • Tay chân bệnh nhân sưng phù nhiều do sự tích tụ nước ở tứ chi, nước không thể đào thải qua thận do sự tắc nghẽn.
  • Khung xương chậu căng tức do đài bể thận dãn ra dẫn đến phải chịu một trọng lượng quá tải, đôi khi bệnh nhân có thể sờ thấy một khối rõ ở vùng hông lưng. Khi vỡ có thể dẫn đến cơn đau dữ dội, đột ngột, đau lan khắp bụng.
  • Tiểu nhiều về đêm, tiểu rát buốt, thường xuyên mót tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi không nhiều. Không những thế đôi khi nước tiểu có thể kèm với tình trạng xuất huyết vi thể hay đại thể.
  • Bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt kéo dài, vã mồ hôi, buồn nôn và thường xuyên có cảm giác căng tức bàng quang.
  • Khoảng 30% bệnh nhân bị tăng huyết áp. Huyết áp tăng nhẹ hoặc trung bình và trở về bình thường sau khoảng 1 tuần lễ. Thận ứ nước một bên thường không gây tăng huyết áp; nhưng cũng có trường hợp huyết áp tăng cao, phải cắt bỏ thận mới điều chỉnh được. Nếu tắc nghẽn cả 2 bên thận thì thường có tăng huyết áp khi thận ứ nước dài ngày.

Bệnh nhân bị thận ứ nước độ 4 ngoài việc xuất hiện các triệu chứng kể trên thì mức độ tổn thương của thận đã lên đến gần 90% kèm theo nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến suy thận là điều khó tránh khỏi. Nếu không điều trị sớm, suy thận co thể diễn đến suy thận mãn từ đó làm giảm tuổi thọ và chức năng sống của bệnh nhân hoặc thậm chí tệ hơn là tử vong.

Nguyên nhân thận ứ nước độ 4

Sỏi thận

Thông thường, nước tiểu đi từ thận qua một ống được gọi là niệu quản, thoát vào bàng quang và sau đó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi nước tiểu trào ngược lên hoặc đọng lại bên trong thận hoặc trong niệu quản. Đó là khi thận ứ nước có thể phát triển. Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh thận ứ nước bao gồm:

  • Tắc nghẽn một phần trong đường tiết niệu: Sự tắc nghẽn đường tiết niệu thường hình thành nơi thận gặp niệu quản. Ít phổ biến hơn, tắc nghẽn có thể xảy ra ở nơi niệu quản gặp bàng quang.
  • Trào ngược niệu quản: Trào ngược niệu quản xảy ra khi nước tiểu chảy ngược qua niệu quản từ bàng quang lên thận. Bình thường, nước tiểu chỉ chảy một chiều trong niệu quản. Nước tiểu chảy sai cách khiến thận khó đào thải đúng cách từ đó dẫn đến thận bị ứ nước.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của thận ứ nước bao gồm sỏi thận, khối u ở bụng hoặc xương chậu và các vấn đề với dây thần kinh bàng quang.

Điều trị thận ứ nước độ 4

Tán sỏi thận qua da bằng công nghệ Laser

Bệnh thận ứ nước độ 4 có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng hầu hết đều có mục đích làm giảm áp lực nước trong đài bể thận bằng cách loại bỏ tắc nghẽn cùng với bảo tồn chức năng thận và giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng cho người bệnh. Phương pháp được lựa chọn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương trong thận, nguyên nhân gây bệnh, thể trạng, triệu chứng và biến chứng đi kèm. Dưới đây là một số phương pháp thể được sử dụng trong điều trị thận ứ nước độ 4:

  • Dùng thuốc: Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến bởi không gây ra những xâm lấn nên thường được bác sĩ ưu tiên dùng trước khi áp dụng các phương pháp khác hoặc thuốc giúp hỗ trợ trong việc điều trị phối hợp những phương pháp khác. Một số thuốc hay dùng như thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng, thuốc giảm đau, thuốc tăng huyết áp.
  • Đặt ống thông bàng quang: Trong trường hợp niệu đạo quá hẹp hoặc bàng quang dãn rộng không có khả năng co bóp tống nước tiểu ra ngoài tốt, bệnh nhân có thể được đặt ống thông bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài. Phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, giảm đau, giảm ứ đọng, cải thiện tình trạng phình giãn, sưng to ở thận.
  • Tán sỏi thận qua da bằng công nghệ Laser: Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch da khoảng 0,5 – 1cm vùng lưng hoặc thắt lưng, thiết lập một đường hầm vào thận. Đưa thiết bị nội soi qua đường hầm tìm sỏi. Dùng nguồn năng lượng laser để tán sỏi thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài thông qua đường hầm.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này thường được chỉ định nếu điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả tốt. Ca mổ có thể được thực hiện để nhằm loại bỏ sỏi thận, khối u, cắt bỏ thận bị tổn thương không thể hồi phục để thay thế thận, hồi phục lại cấu trúc đường tiết niệu dị tật bẩm sinh,…

Thận ứ nước độ 4 là tình trạng nguy hiểm, cần được bác sĩ điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Người bệnh khi gặp tình trạng này cần phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ nhằm bảo tồn chức năng thận và giảm thiểu khả năng xuất hiện biến chứng khi mắc phải.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.