Thực đơn cho người suy thận đảm bảo đủ dinh dưỡng

Thực đơn cho người suy thận đóng vai trò quan trọng việc nâng cao hiệu quả điều trị và hỗ trợ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe tốt hơn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về thực đơn cho các bệnh nhân suy thận trong các giai đoạn nhé!

Thực đơn cho người suy thận độ 3

Thực đơn cho người suy thận độ 3 được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc sau:

Kiểm soát lượng đạm đưa vào cơ thể: ở bệnh nhân suy thận, tất cả protein chưa được sử dụng hết đều được chuyển hóa thành hai chất chính, là creatinin và ure. Đây là hai chất mà khi thận bình thường có thể thải tốt, tuy nhiên nếu thận suy, giảm khả năng lọc hai chất này khiến nồng độ của chúng tăng cao hơn ngưỡng bình thường, có thể gây độc cho cơ thể. Do đó việc kiểm soát lượng đạm là vô cùng cần thiết.

Bệnh nhân suy thận cần hạn chế tối đa lượng đạm đưa vào ở mức đủ dùng cho các hoạt động cần thiết của cơ thể, để hạn chế tối đa sự tích tự chất thải có thành phần nitơ, từ đó giúp giảm gánh nặng cho thận. Theo khuyến nghị của một số chuyên gia, mức protein cần thiết ở nhóm bệnh nhân suy thận độ 3 không quá 0,6g/kg cân nặng, ví dụ nếu bạn nặng 50kg thì lượng đạm cần thiết là 30g mỗi ngày.

Hạn chế hàm lượng kali: thực đơn cho người suy thận độ 3 nên hạn chế lượng kali, nguyên nhân vì trong các thuốc điều trị có thể chứa lượng lớn kali làm tăng kali máu, do đó nên hạn chế kali để tránh cho thận bị quá tải. Nếu nồng độ kali tồn đọng trong máu cao hơn 6,5 mmol/l có thể gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là biến chứng tim mạch trên bệnh nhân suy thận: rối loạn nhịp tim, tim ngừng đột ngột,… có thể dẫn tới tử vong.

Lượng kali các chuyên gia khuyến nghị trong thực đơn cho người suy thận độ 3 dao động từ 2 – 3g/ngày. Hàm lượng kali có nhiều trong các loại đồ ăn và trái cây như cam, chuối, chanh, bưởi, đu đủ, chocolate,… nên người bệnh cần hạn chế những nhóm này để tránh làm tăng kali máu.

Chất béo: chất béo bình thường có khả năng bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng, rất có ích trong việc hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có ích cho cơ thể. Chất béo trong thực đơn cho người suy thận độ 3 phải ở dạng đơn, không bão hòa. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên hạn chế lượng chất béo nạp vào đồng thời kiểm soát lipid máu cẩn trọng vì hàm lượng cholesterol cao có thể gây các biến chứng nguy hiểm nhơ xơ vữa động mạch.

Duy trì lượng nước nhập xuất mỗi ngày: bệnh nhân suy thận độ 3 có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm nhiều lần, lượng nước tiểu thay đổi bất thường… Do đó tùy vào khả năng bài tiết ở mỗi bệnh nhân mà lượng nước đưa vào cơ thể cũng khác nhau để tránh gây áp lực lên thận, tránh gây các biến chứng như hạ natri máu, phù,…

Thực đơn cho người suy thận độ 4,5

Đối với thực đơn cho người suy thận độ 4 hay thực đơn cho người suy thận độ 5 cần tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ vì bệnh nhân ở trong các giai đoạn này thường sẽ tiến hành chạy thận hoặc lọc máu nhân tạo. Do đó thực đơn ăn uống cần phải bám sát mục tiêu và kết quả điều trị. Một số nguyên tắc để xây dựng thực đơn như sau:

  • Giảm kali: Nồng độ kali ở bệnh nhân suy thận thường cao do thận giảm lọc, tình trạng thiểu niệu hoặc do các thuốc đặt trị, nếu kali tồn đọng trong máu cao hơn 6,5 mmol/l có thể gây ra các biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim, tim ngừng đột ngột,… có thể dẫn tới tử vong.
  • Giảm muối và nước: Quá trình lọc máu có thể làm tăng sự tích tụ natri, nước do đó bệnh nhân cần hạn chế không nên uống quá nhiều nước để hạn chế tình trạng phù, tăng huyết áp, phù phổi cấp,… Hạn chế muối nước cũng có thể hạn chế được tình rạng thiếu máu, giảm thiểu nguy cơ suy tim.
  • Cung cấp lượng đạm vừa đủ: Đạm là chất dinh dưỡng cần thiết cho khả năng hồi phục bệnh tuy nhiên ở bệnh nhân bị suy thận nếu lượng đạm nạp vào quá nhiều gây mất kiểm soát, cản sản phẩm chuyển hóa có nitơ có thể gây độc cho cơ thể do đó cần hạn chế ở mức vừa đủ theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Cung cấp năng lượng tối thiểu 35 Kcal/ngày: Để duy trì các hoạt động sống hay chức năng của cơ thể. Cần lưu ý người bệnh chạy thận dễ rơi vào mệt mỏi, suy nhược, do đó cần bổ sung năng lượng vừa đủ cần thiết để bệnh nhân không suy kiệt.
  • Điều chỉnh thực đơn phù hợp trong từng giai đoạn bệnh: Việc xây dựng thực đơn cần được các bác sĩ điều trị hướng dẫn để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Thực đơn cho người tiểu đường suy thận

Thực phẩm nên dùng

  • Nhóm chất bột: Gạo lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc xay xát nguyên chất thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc hoặc các sản phẩm tinh bột khác.
  • Nhóm chất đạm: Các thực phẩm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và canxi như thịt nạc, cá, tôm, cua… tuy nhiên cần sử dụng ở mức vừa phải hạn chế
  • Nhóm chất béo: Các loại dầu thực vật có các acid béo không no (chưa bão hòa) cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành…
  • Nhóm rau xanh: Cần bổ sung đa dạng các loại rau vào thực đơn cho người suy thận
  • Nhóm quả chín: Các loại trái cây có hàm lượng đường ít, trung bình: thanh long, ổi, đu đủ chín…

Thực phẩm hạn chế dùng

  • Nhóm chất bột: Bánh mỳ trắng, mì gói, khoai củ được chế biến dưới dạng nướng
  • Nhóm chất đạm: Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng lòng, gan,… đồ ăn nhanh chế biến sẵn có hàm lượng muối cao: giò, chả, thịt nguội, thịt muối, cá muối, pate, đồ hộp,…
  • Nhóm chất béo: Hạn chế các sản phẩm làm từ mỡ động vật hoặc có thành phần mỡ động vật
  • Nhóm rau xanh: Nên hạn chế các loại rau nhiều đạm: giá đỗ, các loại đậu, măng…
  • Nhóm quả chín: Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, mãng cầu, nhãn, vải, mít, chuối, chôm chôm,…

Thực phẩm không nên dùng

  • Các loại bánh kẹo ngọt nhiều đường
  • Các loại quả sấy khô
  • Các loại nước uống giải khát như nước ngọt, siro, trà sữa, trà trái cây,…
  • Các loại chè, mứt ngọt

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Thực đơn cho người suy thận đảm bảo đủ dinh dưỡng”. Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh hồi phục bệnh nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: NHS