Hướng dẫn thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường nên bao gồm những nhóm chất gì, cân đối dinh dưỡng ra sao?

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý khi bị tiểu đường

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường được xây dựng như thế nào?

Xây dựng bữa sáng cho người tiểu đường sẽ giúp bệnh bệnh nhân nhận thức được bữa ăn nên bắt đầu khi nào, ăn thực phẩm gì, ăn bao nhiêu. Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường hợp lý sẽ giúp người bệnh có được dinh dưỡng cần thiết trong khi vẫn duy trì, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết đúng mục tiêu đề ra. Đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2, thường đi kèm hội chứng chuyển hóa, việc xây dựng thực đơn hợp lý đảm bảo dinh dưỡng nhưng cần phải đáp ứng yêu cầu phòng ngừa bệnh tật, biến cố. 

Một thực đơn bữa bữa sáng cho người tiểu đường cần cân đối về mặt dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó nên hạn chế các thực phẩm giàu bột đường. Tùy vào thể trạng, cơ địa, cân nặng hiện tại mà thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường sẽ có sự khác nhau. 

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường nên hạn chế các chất bột đường

Nhìn chung, xây dựng bữa ăn cho người bệnh tiểu đường nên đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Bổ sung nhiều loại rau xanh, không chứa tinh bột, chẳng hạn như bông cải xanh, rau bina và đậu xanh. 
  • Ăn ít đường và ngũ cốc đã qua chế biến hơn, chẳng hạn như bánh mì trắng, tinh bột gạo và mì ống. 
  • Tập trung càng nhiều càng tốt vào các nhóm thực phẩm nguyên chất thay vì thực phẩm chế biến sẵn. 

Bột đường (carbohydrate hay carbs) trong thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Tốc độ tăng đường huyết từ việc dung nạp carbs vào trong cơ thể tùy thuốc vào thức ăn bạn ăn là gì và ăn kèm với thực phẩm gì. 

Ví dụ, uống nước ép trái cây làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn ăn cả trái cây vì đường sẽ đi trực tiếp vào máu, trong khi đó ăn trái cây cần thời gian tiêu hóa chúng thành các nhóm dinh dưỡng khác nhau: đường, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Ăn carbs cùng với thực phẩm có chứa protein, chất béo hoặc chất xơ sẽ làm chậm tốc độ tăng lượng đường trong máu của bạn.

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Làm thế nào để ước lượng đường bột trong khẩu phần (carb measure)?

Theo dõi và hạn chế lượng đường bột trong mỗi bữa ăn có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu. Trao đổi, xin ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra con số, mục tiêu đường bột có thể dung nạp để tránh làm tăng đường huyết sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết tốt hơn. 

Đặc biệt, đong đếm lượng đường bột trong bữa sáng cho người tiểu đường cũng đem lại những hiệu quả nhất định. Sau đó hãy tham khảo danh sách các loại thực phẩm phổ biến có chứa đường bột và khẩu phần ăn. 

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Sử dụng phương pháp đĩa ăn (plate method) được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) đề xuất để ước lượng đường bột tiêu thụ. Phương pháp này giúp bạn nhận biết tương đối các trường hợp ăn nhiều hơn lượng đường bột cần thiết. Bạn có thể áp dụng phương pháp này để cân bằng lượng rau, protein và thực phẩm chứa đường bột trong bữa ăn sáng cho người tiểu đường.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có những dấu hiệu nhận biết gì? 7 triệu chứng nhận biết

Sử dụng một đĩa ăn kích thước khoảng 20-22cm: một nửa đĩa ăn bao gồm các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như salad, đậu xanh và bông cải xanh. Đổ đầy một phần tư đĩa bằng protein (thịt nạc), chẳng hạn như thịt gà, đậu, đậu phụ hoặc trứng. Đổ đầy một phần tư bằng thực phẩm chứa đường bột (carbohydrate). 

Thực phẩm chứa carbs bao gồm ngũ cốc, rau củ có tinh bột (như khoai tây và đậu Hà Lan), gạo, mì ống, đậu, trái cây và sữa chua. Một cốc sữa cũng được tính là một loại thực phẩm chứa carbs. Sau đó chọn nước hoặc đồ uống ít calories như nước lọc, trà đá/nóng (không đường) để dùng trong bữa ăn của bạn.

Xem thêm: Nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường

Xây dựng bữa sáng cho người tiểu đường

Trước khi tham khảo một thực đơn bữa sáng bất kỳ, bạn cần biết rằng mỗi thực đơn mang tính tương đối và khi áp dụng vào bữa ăn hàng ngày cho bản thân thì chúng cần được điều chỉnh dựa vào cân nặng, chiều cao, mục tiêu kiểm soát đường huyết, nhu cầu năng lượng cơ bản, mức độ vận động mỗi buổi, trong trường hợp người bệnh điều trị bệnh theo hướng tiết chế hoặc cần phải sử dụng thuốc hạ đường huyết đều khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng. 

Theo sách hướng dẫn một số bữa ăn ngon cho người bệnh đái tháo đường, các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lượng thức ăn trong mỗi buổi sẽ tùy thuộc vào các yếu tố đã đề cập ở trên. Do đó, thực đơn chỉ mang tính chất tham khảo, khi áp dụng để nấu ăn tại nhà, người bệnh cần cân chỉnh, lựa chọn khẩu phần phù hợp cho bản thân dựa trên các khuyến cáo dinh dưỡng. 

  1. Cơm chiên gà với bắp cải, bí xanh và cà rốt

Bạn cần chiên giòn cơm gạo lứt thơm ngon trong chảo với một ít dầu olive, sau đó trộn với thịt gà mềm đã luộc và sẽ sợi sẵn, xào cùng rau xào và một ít gia vị để làm món ăn đậm đà hơn. 

  1. Salad trứng gà
bua-sang-cho-nguoi-tieu-duong-4

Salad trứng là một món ăn siêu đơn giản và ít đường bột, đây là món ăn có hương vị riêng biệt, phù hợp cho một bữa sáng đơn giản. Bạn có thể dùng kèm món ăn này cùng với một ít bánh mì nướng/bánh quy giòn/tortilla làm từ ngũ cốc nguyên hạt.  

  1. Sinh tố chuối sô-cô-la sữa bơ đậu phộng

Sô-cô-la, bơ đậu phộng và chuối là sự kết hợp hoàn hảo để tạo nên nên một món smoothie bổ dưỡng cho buổi sáng. Thức uống uống này mang lại vị ngọt tự nhiên mà không cần thêm đường, cùng với protein chất lượng cao và chất béo lành mạnh cung cấp năng lượng cho một buổi sáng.

Xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường không phải một điều dễ dàng, tuy nhiên nếu bạn nắm được các nguyên tắc cơ bản thì bạn có thể chế biến thành công các bữa ăn dinh dưỡng nhưng hoàn toàn phù hợp cho người bệnh. Ngoài các món ăn kể trên, bạn có thể tham khảo các thực đơn khác cho người bệnh được ADA (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ) khuyến cáo. 

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với DiaB để có thể tham gia vào chương trình Thay đổi lối sống cho người đái tháo đường (diab.com.vn) để được tư vấn cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, trong đó bao gồm việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn. Chương trình Thay đổi lối sống cho người đái tháo đường  sẽ giúp bạn giảm được chỉ số HbA1c, phòng ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống với cam kết hoàn tiền 100% nếu khách hàng không đạt được mục tiêu sức khỏe. 

DiaB cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết. Chúng tôi rất mong nhận được sự tin tưởng và đồng hành của quý khách hàng trong thời gian tới, xin chân thành cảm ơn!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/healthy-eating/diabetes-meal-planning.html
  2. https://www.cdc.gov/diabetes/pdfs/managing/tasty_recipes_for_people_with_diabetes-508.pdf