Công bố của WHO về chất tạo ngọt Aspartame có thực sự đáng lo?

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO phân loại chất tạo ngọt aspartame là chất có thể gây ung thư cho người. Bài viết phân tích hai mặt của vấn đề và đưa ra giải pháp.

chất tạo ngọt aspartame

Chất tạo ngọt aspartame vốn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm không đường và ít calo, đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hành một cảnh báo về nguy cơ gây ung thư liên quan đến aspartame. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tin tức WHO và trả lời cho câu hỏi: chất tạo ngọt aspartame có thực sự đáng lo hay không?

Aspartame là chất gì?

Chất tạo ngọt aspartame là một loại đường nhân tạo được phát hiện vào năm 1965 và được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980. Aspartame có vị ngọt gấp 200 lần so với đường mía nhưng chứa rất ít calo, khiến nó thường được biết đến là một loại đường dành cho người tiểu đường và được lựa chọn phổ biến trong các sản phẩm như nước giải khát không đường, thực phẩm ít calo, kẹo cao su,…

Aspartame được sử dụng phổ biến trong nước uống

Aspartame được sử dụng phổ biến trong nước uống

Chất tạo ngọt aspartame được WHO dán nhãn có thể gây ung thư

Vào ngày 14/07/2023, WHO đã phát hành một báo cáo nêu rõ rằng aspartame có thể liên quan đến nguy cơ gây ung thư. 

Báo cáo này dựa trên các nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ aspartame và một số loại ung thư, bao gồm ung thư ganung thư phổi. Theo đó, chất tạo ngọt aspartame được phân loại là chất có thể gây ung thư cho con người và thuộc nhóm 2B của bảng phân loại này trên cơ sở có ít bằng chứng về bệnh ung thư ở người.

Hiểu rõ về cảnh báo của WHO

Điều quan trọng cần biết là phân loại của IARC dựa trên mức độ mạnh mẽ của bằng chứng chứ không phải mức độ nguy hiểm của chính chất được phân loại. Trong đó, nhóm 2B là mức cao thứ ba trong 4 cấp độ bằng chứng và thường được sử dụng khi có bằng chứng hạn chế nhưng không thuyết phục về bệnh ung thư ở người hoặc khi có bằng chứng thuyết phục về bệnh ung thư ở động vật thí nghiệm, nhưng không phải cả hai.

Aspartame được WHO dán nhãn có nguy cơ gây ung thư

Aspartame được WHO dán nhãn có nguy cơ gây ung thư

Trong báo cáo của mình về chất tạo ngọt aspartame, WHO cũng đề cập rõ về kết luận của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp chung/Ủy ban Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới về Phụ gia Thực phẩm (JECFA). Dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu độc lập của tổ chức này trên động vật và con người, JECFA kết luận rằng không có đủ lý do để thay đổi lượng tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được đã thiết lập trước đó. 

Lượng aspartame có thể tiêu thụ hằng ngày lên đến 40 mg/kg trọng lượng cơ thể, đây là một lượng tiêu thụ an toàn. Ví dụ, với một lon nước ngọt dành cho người ăn kiêng có chứa 200 hoặc 300 mg chất tạo ngọt aspartame, một người trưởng thành nặng 70kg sẽ cần tiêu thụ hơn 9–14 lon mỗi ngày để vượt quá lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được, giả sử không có lượng tiêu thụ nào khác từ các nguồn thực phẩm khác.

Ngoài ra, FDA cũng lên tiếng rằng họ đã xác định được những thiếu sót đáng kể trong các nghiên cứu mà IARC dựa trên kết luận của mình và họ không đồng ý với kết luận của IARC rằng dữ liệu ủng hộ việc phân loại aspartame là chất có thể gây ung thư.

Sau cùng, các đánh giá về chất tạo ngọt aspartame đã chỉ ra rằng, mặc dù không cần phải lo ngại về tính an toàn của chất này ở liều lượng thường được sử dụng, nhưng cần có nhiều nghiên cứu tốt hơn để mô tả những tác động tiềm ẩn của nó trong thời gian tới.

Bệnh nhân đái tháo đường có nên tiếp tục sử dụng đường aspartame?

Đường aspartame là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của nhiều bệnh nhân đái tháo đường vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm tăng calo. Tuy nhiên, chắc chắn rằng cảnh báo của WHO sau khi đưa ra đã gây rất nhiều lo ngại cho nhiều người dùng đường ăn kiêng hằng ngày. 

Bài viết này nhằm giúp bạn giảm bớt đi nỗi lo lắng đó khi cố gắng phân tích cả 2 mặt của cảnh báo trên. Nếu bạn là người thường xuyên ăn thức ăn hoặc uống đồ uống có chứa đường ăn kiêng aspartame như một phần của chế độ ăn cắt giảm đường thì không cần phải hoảng sợ. Vì thực tế khó có khả năng bạn tiêu thụ aspartam nhiều hơn mức giới hạn hàng ngày được coi là an toàn.

Sử dụng đường aspartame để pha trà và cà phê

Sử dụng đường aspartame để pha trà và cà phê

Giải pháp thay thế chất tạo ngọt aspartame cho bệnh nhân tiểu đường

Các lựa chọn thay thế an toàn hơn cho chất tạo ngọt aspartame bao gồm các chất làm ngọt tự nhiên như stevia, erythritol và monk fruit. Stevia là một chất làm ngọt không chứa calo, được chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt. Erythritol là một loại đường rượu không ảnh hưởng đến đường huyết. Trong khi đó monk fruit là một chất làm ngọt tự nhiên có vị ngọt gấp nhiều lần so với đường mía và không chứa calo. 

Đường stevia từ lá cỏ ngọt

Đường stevia từ lá cỏ ngọt

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng các chất làm ngọt trên để thay thế chất tạo ngọt aspartame trong chế độ ăn uống hàng ngày. Sau cùng, điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình là có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh để quản lý đường huyết tốt, hơn là phụ thuộc vào bất cứ loại đường ăn kiêng nào.

Trên đây là những thông tin mà DiaB muốn mang đến cho bạn về chất làm ngọt aspartame trước những mối lo ngại xung quanh thông báo của WHO về nó. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để trang bị cho chính mình và cho người thân trong việc chăm sóc sức khỏe nhé.  

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.org/cancer/risk-prevention/chemicals/aspartame.html#:~:text=IARC%20classifies%20aspartame%20as%20%E2%80%9Cpossibly,mechanisms%20for%20it%20causing%20cancer.