Tiêu chảy kéo dài: nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu chảy kéo dài là tiêu chảy có khởi đầu cấp tính và kéo dài trên 14 ngày, có khả năng gây ra những bất thường về dinh dưỡng cũng như sức khỏe chung của người bệnh. Do đó cần chẩn đoán sớm để kịp thời điều trị chính xác giúp giảm thiểu các nguy cơ tạo thành các biến chứn nguy hiểm. Cùng Docosan tìm hiểu về bệnh này nhé.

Tiêu chảy kéo dài là gì?

Tiêu chảy kéo dài là một tình trạng bệnh lý tiêu chảy có khởi đầu bằng tiêu chảy cấp sau đó kéo dài hơn 14 ngày, chiếm khoảng 5-10% các trường hợp tiêu chảy. Một số diễn tiến nhiều tuần hay hàng sáng gọi là tiêu chảy mạn tính. Trước đây tỷ lệ tử vong do tiêu chảy kéo dài ở một số các nước đang phát triển với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60%. Ngày nay với sự cải thiện chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống.

Phân loại tiêu chảy kéo dài gồm 2 nhóm chính: tiêu chảy kéo dài cấp tính khi kéo dài từ 14 đến 21 ngày, tiêu chảy mãn tính khi thời gian kéo dài lâu hơn.

Một số nguyên nhân thường gặp của tiêu chảy kéo dài

  • Vi khuẩn: Shigella, Salmonella, Escherichia ecoli, Clostridium Diffecile, Campylobacter jejuni, Vibrio Cholerae…
  • Virus: Rotavirus, Adenovirus, Astrovirus, Torovirus, HIV…
  • KST: Cryptosproridium, Giardia, Entamoeba histolytica, Strongyloides.
  • Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome): không ghi nhận được các tổn thương khác tại ruột, tiêu chảy xảy ra khi người bệnh gặp lo lắng, bồn chồn, stress hay sợ hãi. Thường gặp tiêu phân lỏng, không có đàm máu, cảm giác chưa đi cầu hết.
  • Tổn thương đại tràng: có thể do nhiễm các tác nhân vi trùng ở trên hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh, bệnh được phát hiện qua nội soi đại tràng, bệnh lý hay gặp nhất là viêm đại tràng mạn.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: thức ăn ôi thiu, cách ăn không đúng như đợi đến lúc đói cồn cào mới đi ăn, ăn không đúng bữa đều gây ra những kích thích ở vị trí niêm mạc ruột
  • Bất dung nạp đường: ở một số người cơ thể bị thiếu hụt một số men phân giải đường như sucrase-isomaltase, men lactase,… thì cơ thể không thể hấp thụ được đường như lactose, fructose,…

Triệu chứng của tiêu chảy kéo dài

  • Tiêu phân lỏng / tóe nước nhiều hơn 2 lần một ngày.
  • Trường hợp nguyên nhân nhiễm trùng sẽ có tiêu đàm, máu, sốt, nôn ói, đau bụng nhiều.
  • Một số bệnh nhân sẽ có mất nước hay mất nước nặng.
  • Sụt cân
  • Da khô, thể trạng suy nhược
  • Lòng bàn tay nhạt
  • Thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng: loét miệng, mờ giác mạc, viêm da, tóc dễ gãy rụng…

Thế nào là tiêu chảy kéo dài nặng hay không nặng?

Tiêu chảy kéo dài nặng là tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày, kèm một trong các các yếu tố sau:

  • Có dấu hiệu mất nước
  • Suy dinh dưỡng nặng
  • Nhiễm trùng nặng
  • Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi

Tiêu chảy kéo dài không nặng khi tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày nhưng không kèm bất kì yếu tố nào trong 4 yếu tố trên.

Điều trị tiêu chảy kéo dài

Đối với tiêu chảy kéo dài nặng, cần phải phối hợp các phương án điều trị sau:

  • Điều chỉnh rối loạn, nước, điện giải, toan kiềm.
  • Đánh giá và bù nước theo phác đồ B hoặc C.
  • Bù dịch bằng Oresol hoặc bù dịch bằng tĩnh mạch
  • Điều trị nhiễm trùng
    • Không điều trị kháng sinh thường quy
    • Nếu soi phân có máu: kháng sinh uống nhạy với Shigella như Bactrim, Negram, Fluorquinolone (trẻ 2-5 tháng)
    • Trẻ <2 tháng: Ceftriaxone 100 mg/kg/ngày
    • Soi pân nếu thấy E. histolytica dạng dưỡng bào trong hồng cầu: Metronidazole 7,5mg/kg x 3 lần ngày trong 5 ngày liên tục.
  • Phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân
    • Trẻ <4 tháng: khuyến khích tiếp tục bú mẹ, nếu không bú mẹ thì uống sữa giảm hoặc không lactose
    • Trẻ >4 tháng: tiếp tục bú mẹ, chế độ ăn giảm lactose tăng số lần, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, thất bại ăn đường miệng có thể sẽ nuôi ăn qua sonde dạ dày.
  • Điều trị thay đổi dựa vào từng nguyên nhân cụ thể

Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ và mới chớm:

  • Không nhất thiết phải nhập viện
  • Phòng ngừa mất nước: uống nhiều nước, bù theo phác đồ A.
  • Chế độ ăn: tăng cường bú mẹ, uống sữa giảm hoặc không lactose, chia nhỏ cử ăn.

tieu chay keo dai
Cho trẻ bổ sung nước

Một số biện pháp dự phòng tiêu chảy kéo dài

  • Cho trẻ bú sữa mẹ
  • Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ
  • Ăn uống hợp vệ sinh
  • Xử trí tốt các trường hợp tiêu chảy cấp

Tuy là bệnh thường gặp nhưng nếu không được xử trí sớm, bệnh tiêu chảy có thể gây ra những biến chứng không mong đợi. Nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để được hỗ trợ ngay cần thiết.


Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2.