Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Giải đáp từ chuyên gia?

Loét dạ dày là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh ở đường tiêu hóa trên, tỷ lệ cuộc đời của một người mác phải là khoảng 5-10%. Sau nhiều năm, các nhà khoa học đã xác định được những nguyên nhân gây ra loét dạ dày trong đó có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid là hai nguyên nhân hàng đầu. Tuy đây là một bệnh lý điều trị được nhưng do sự chủ quan của người bệnh mà đôi khi bệnh được phát hiện khi đã trở nặng. 

Bài viết sau đây của  Doctor có sẵn sẽ phần nào giải đáp được một số thắc mắc của bạn về viêm loét dạ dày có tự khỏi được không để bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Định nghĩa về bệnh viêm loét dạ dày.

Loét dạ dày là một bệnh lý phổ ở đường tiêu hóa trên, đặc trưng bởi sự hiện diện của vết loét ở lớp niêm mạc ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc. Các vị trí loét thường gặp là phần phía dưới của dạ dày đó là những vùng như bờ cong nhỏ, hang vị và môn vị.

Viêm loét dạ dày tá là gì?
Viêm loét dạ dày tá là gì?

5 triệu chứng điển hình ở người viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gồm có những trường hợp có triệu chứng và không có triệu chứng, đối với những trường hợp không có triệu chứng thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đã xuất hiện những biến chứng như xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc còn có người bị thủng dạ dày. Vì vậy phát hiện sớm bệnh viêm loét dạ dày quá những triệu chứng là một điều thật sự cần thiết. 

Đau thượng vị 

Có thể nói đây là triệu chứng đặc trưng nhất của viêm loét dạ dày, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nằm giữa 2 vùng xương sườn và phía dưới chỏm xương ức, còn đi kèm với cảm giác bỏng rát do dịch vị. Xuất hiện cơn đau dai dẳng, và tăng từ từ theo cấp độ của bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau này rất rõ rệt từ 2 đến 5 giờ sau bữa ăn khi acid đang được tiết ra nhưng không còn lưu giữ thức ăn gì ở dạ dày.

Đầy bụng, khó tiêu 

Cảm giác căng chướng ở khắp bụng, gây ra cảm giác khó chịu, không thoải mái. Đi kèm với đầy hơi là triệu chứng ợ hơi, cảm giác no sớm, không dung nạp được những thức ăn có dầu mỡ. 

Thay đổi cân nặng

Những cơn đau kéo dài ở vùng thượng vị và cảm giác đầy hơi, no sớm làm bệnh nhân càng chán ăn. Tuy nhiên, tình trạng đau cứ vẫn không cải thiện mà thay vào đó là ngày một nặng hơn do các vết loét sẵn có sẽ càng ngày càng sâu do dịch vì thừa. Rồi dần dần bệnh nhân trở nên suy kệt, tình trạng thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến đi kèm với viêm loét dạ dày. 

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Bệnh nhân có xuất hiệu dấu hiệu nôn khan, cảm giác cứ muốn nôn ra nhưng không thể vì nó bắt nguồn từ việc bạn muốn đẩy hết mọi thứ ra cho cơ thể dễ chịu thoải mái hơn nhưng đường thở bị đóng lại và cơ hoành cũng có theo làm cản trở việc tống xuất thức ăn ra ngoài. Đây là một triệu chứng rốt phổ biến ở những bệnh lý trên đường tiêu hóa nên nó không đặc trưng cho viêm loét dạ dày. Tồi tệ hơn nữa là bạn còn có thể nôn ra máu hoặc có máu lẫn trong thức ăn của bạn.

Thay đổi màu phân

Khi có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có thể thấy thay đổi màu phân. Màu phân sẽ có thể có màu đen như hắc ín hoặc sẫm nâu đỏ. 

Xem thêm: Dấu hiệu viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?

Viêm loét dạ dày không thể tự khỏi được nếu không điều trị. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ hoàn toàn khỏi bệnh nếu họ tuân thủ điều trị của bác sĩ và sau đó có một lối sống lành mạnh, tuy nhiên cũng có một số trường hợp thường xuyên tái phát. Tối ưu hóa hiệu quả điều trị thông qua việc cân nhắc sử dụng thuốc NSAID, tuân thủ phác đồ tiệt trừ H. pylori giữ vai trò then chốt quyết định sự thành công trong điều trị. 

3 phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt

Ngoài hai nguyên nhân gây viêm loét dạ dày xếp thứ nhất là nhiễm phải xoắn khuẩn Helicobacter pylori và đứng thứ hai là thuốc giảm đau không steroid NSAID, thì còn có một số tác nhân khác hút thuốc lá, uống rượu bia, stress và lối sống sinh hoạt không lành mạnh. 

Người bệnh nên tránh sử dụng các thức uống có cồn, gas, không hút thuốc lá (kể cả là trường hợp hút thuốc lá thụ động), tăng cường thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí để cơ thể luôn khỏe mạnh và tâm trạng vui vẻ. 

Một số loại thực phẩm làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày như thức ăn cay nóng, cafein,…Các loại thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. 

Đối với những người thường xuyên bỏ ăn, thì phải đảm bảo ăn ít nhất ba bữa một ngày, nếu có thể chia nhỏ khẩu phần ăn ra hơn nửa thì càng tốt. Nên ăn chậm nhai kỹ để giảm thời gian dạ dày làm việc hơn. Không để bụng trống quá lâu, vì acid dịch vị tiết ra mà không có thức ăn để làm việc chúng sẽ từ từ tấn công vào lớp nhầy của niêm mạc, phá hủy đi hàng rào bảo vệ tự nhiên của dạ dày.

Ăn các loại rau củ như súp lơ, bông cải xanh và các quả mọng như việt quất, mâm xôi và dâu tây đều có những hợp chất chống oxy làm các tế bào trong cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Và một loại gia vị có khả năng chống viêm làm săn se niêm mạc dạ dày đó là nghệ, bạn rất nên cân nhắc sử dụng loại gia vị này. 

Thay đổi chế độ ăn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Thay đổi chế độ ăn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào các nguồn gốc gây ra bệnh. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì vết loét sẽ lành sau một vài tháng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể như chỉ định kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI) cho vết loét dạ dày của bạn là nhiễm xoắn khuẩn H.pylori. Kết hợp này cũng được sử dụng ở người bị viêm loét dạ dày kết hợp giữa nhiễm H. pylori và dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAID). 

Chỉ định dùng một đợt thuốc PPI nếu vết loét do sử dụng NSAID.

PPI luôn là một chỉ định đầu tay của bệnh viêm loét dạ dày, một nhóm thuốc khác có khả năng thay thế cho PPI, là nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2.

Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày sau 4 đến 6 tuần để kiểm tra xem vết loét đã lành hay chưa.

Thuốc kháng sinh

Nếu bạn nhiễm H. pylori, phác đồ điều trị H.pylori hiệu quả hiện này thường là có sự kết hợp của hai loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là Amoxicillin, clarithromycin và metronidazole. 

Tác dụng phụ của những loại kháng sinh này thường nhẹ và có thể bao gồm: 

  • Mệt mỏi và uể oải. 
  • Tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. 
  • Miệng vị kim loại.

Sau khi kết thúc đợt kháng sinh đầu tiên bệnh nhân sẽ được kiểm tra có còn nhiễm H. pylori. Nếu có, bạn sẽ cần tiếp tục sử dụng một đợt kháng sinh khác.

Dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày 
Dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày 

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) 

PPI sẽ làm giảm lượng acid dạ dày qua khả năng ức chế không thuận nghịch các bơm proton điều hòa sự tiết acid ở dạ dày, ngăn ngừa tổn thương, hạn chế các vết loét mới và cải thiện các vết loét sẵn có. Thường được sử dụng từ 4 đến 8 tuần. 

Những PPI phổ biến nhất là: Omeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole. 

Tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm: 

  • Nhức đầu, chóng mặt và cảm thấy mệt mỏi.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Phát ban.

Thuốc đối kháng thụ thể H2

Cũng tương tự như PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 cũng hoạt động bằng cách giảm lượng acid dạ dày. So với các thuốc PPI thì các thuốc kháng histamin H2 có hiệu lực giảm tiết acid yếu hơn và hiện nay ít được sử dụng hơn trong điều trị viêm loét dạ dày. Nếu các PPI được đào thải qua gan thì các kháng histamin H2 được đào thải qua thận mêm thuốc được ưu tiên lựa chọn cho các bệnh nhân.

Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 được sử dụng rộng rãi nhất để trị viêm loét dạ dày. 

Tác dụng phụ không phổ biến là: 

  • Bệnh tiêu chảy. 
  • Nhức đầu, chóng mặt. 
  • Phát ban và mệt mỏi.

Thuốc kháng acid (antacid) và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thuốc có tính kiềm yếu trung hòa môi trường acid ở dạ dày mà không tiết acid. Khởi phát tác dụng nhanh giúp giảm đau. 

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể làm tăng cường khả năng bảo vệ, giúp niêm mạc không bị tổn thương, ngăn ngừa tác động của acid.

Tác dụng phụ nhẹ và ít gây ra ảnh hưởng: 

  • Tiêu chảy hoặc táo bón. 
  • Xì hơi, co thắt dạ dày.

Phẫu thuật 

Chỉ định làm phẫu thuật khi tình trạng viêm loét dạ dày không còn có khả năng đáp ứng với điều trị với thuốc và thay đổi lối sống hoặc đã có những biến chứng như hẹp môn vị, thùng, xuất huyết tiêu hóa. Khi đưa ra quyết định can thiệp ngoại khoa bác sĩ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Khi phẫu thuật dạ dày bằng phương pháp nội soi hay phương pháp kinh điển thì khối lượng được cắt bỏ ⅔ dạ dày. Sau vài ngày, bệnh nhân có thể xuất viện.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Như đã nói ở trên, viêm loét dạ dày là một bệnh lý điều trị càng sớm thì bệnh có khả năng phục hồi càng cao và. Nếu bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như đau vùng thượng vị, buồn nôn chóng mặt thì cần đến các bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa uy tín để có thể được điều trị kịp thời.

Đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
Đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

Hậu quả nếu không điều trị viêm loét dạ dày kịp thời

Nếu bệnh nhân không được điều trị viêm loét dạ dày thì rất có thể phải gặp phải những biến chứng nghiêm trọng và rất có thể khi được đưa tới bệnh viện bệnh nhân đã không còn khả năng để cứu chữa. Các biến chứng nghiêm trọng của viêm loét dạ dày. 

  • Hẹp môn vị: Khi viêm loét dạ dày, các vết sẹo sẽ phù đề lên bề mặt lớp niêm mạc, khi đó các vết sẹo gây cơ  kéo rồi dần dần làm hẹp đi khiến thức ăn rất khó đi qua môn vị. Khi biến chứng hẹp môn vị tiến triển người bệnh sẽ càng ngày càng đau đớn. Kéo theo đó là hàng loạt những vấn đề khác như nôn mửa làm cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải, sinh ra cảm giác uể oải, chóng mặt. Nếu không được thăm khám, thì tình trạng này càng rõ ràng hơn dẫn đến bệnh nhân thiếu sinh lực thậm chí là ngất xỉu.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Có thể thấy đây là một biến chứng khá phổ biến khi rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày sẽ bị xuất huyết tiêu hóa. Do tình trạng viêm loét kéo dài, acid dạ dày bào mòn làm những vết loét này trở nên sâu hơn, gây ra vỡ các mao mạch, máu chảy ra đổ vào ống tiêu hóa dẫn tới nôn ra máu, đau bụng dữ dội và gây ra thay đổi màu sắc phân. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ gây ra mất máu cấp và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được can thiệp đúng lúc và đúng cách. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không phát hiện ra mình.
  • Thùng dạ dày: Một biến chứng thủng hiếm gặp hơn của loét dạ dày đó là niêm mạc dạ dày bị nứt ra, được gọi là thủng dạ dày. Đây là biến chứng rất nguy hiểm vì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong dạ dày của bạn thoát ra ngoài và lây nhiễm vào phúc mạc, từ đây sẽ xảy ra viêm phúc mạc. Từ viêm phúc mạc có vi khuẩn tiếp tục lan vào máu trước khi lan sang các cơ quan khác. Điều này có nguy cơ suy đa cơ quan và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. 
  • Ung thư dạ dày: Là biến chứng hiếm gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày, nhưng tỷ lệ biến chứng thành ung thư của viêm loét dạ dày ngày càng tăng dần lên. Đây là biến chứng hiếm và chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân có tình trạng viêm kéo dài nhiều năm. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, kỳ vọng đẩy lùi được bệnh là khá cao tuy nhiên do các dấu hiệu thường là không điển hình, dễ gây ra sự nhầm lẫn với viêm dạ dày thông thường, nên làm cho bệnh nhân thờ ơ và chủ quan thường chỉ có thể phát hiện bệnh khi các triệu chứng trở nặng, đã bước qua giai đoạn cuối. 

Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eViêm loét dạ dày có mấy cấp độ ?u003c/strongu003e

Có 4 cấp độ của viêm loét dạ dày. u003cbru003eu003cstrongu003eCấp độ 1u003c/strongu003e: viêm xung huyết/trợt dạ dày.u003cbru003eXuất hiện các vết đỏ do các mạch máu đang bị giãn nở, sau đó một thời gian, niêm mạc sẽ hình thành các vết xước còn được gọi là vết trợt. Ở mức độ này các cơn đau ở mức nhẹ và bệnh nhân vẫn có thể chịu được, bên cạnh những cơn đau còn xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và đầy hơi.u003cbru003eu003cstrongu003eCấp độ 2u003c/strongu003e: Loét nông.u003cbru003eCác vết loét ăn mòn dần vào thành dạ dày nhưng chưa đi qua được khỏi lớp niêm mạc, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau tăng dần và xảy ra thường xuyên hơn, cơn đau bùng phát khi đói, căng thẳng mạnh hơn, dữ dội hơn. Thêm vào những triệu chứng ở cấp độ 1 thì bệnh nhân sẽ có xu hướng nôn ói sau khi ăn, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên bệnh nhân có thể bị suy nhược sức khỏe.u003cbru003eu003cstrongu003eCấp độ 3u003c/strongu003e: Loét dạ dày/tá tràng. u003cbru003eVết loét ở tại thời điểm này đã làm hư toàn bộ lớp niêm mạc và lộ lớp cơ của dạ dày. Triệu chứng diễn ra với tần suất thường xuyên và dày đặc. Đi kèm với tình trạng nôn ói bệnh nhân thường xuyên mất ngủ do các cơn đau, làm sức khỏe về thể chất và tinh thần của bệnh trở nên tồi tệ hơn làm tình trạng bệnh trở nên tệ đi nhanh chóng. u003cbru003eu003cstrongu003eCấp 4:u003c/strongu003e Loét sâu đi kèm với những biến chứng. u003cbru003eCác vết loét tiến triển sâu hơn và ngày càng ăn mòn lớp cơ của dạ dày, tình trạng này nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra tình trạng xuất huyết hoặc thủng dạ dày. Những cơn đau có thể bùng phát lên bất kỳ lúc nào và rất khó kiểm soát bằng những biện pháp thông thường.

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã được giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày có tự khỏi được không và có cái nhìn rõ hơn về triệu chứng, các biến chứng nguy hiểm và phương pháp điều trị loét dạ dày. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên Docosan.com.