Top 8 triệu chứng tăng huyết áp đột ngột cần phải lưu ý!

Thường trong giai đoạn đầu bệnh tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu rõ ràng, rất dễ bị bỏ qua. Đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh nhân đã có các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… có thể gây nguy cơ tử vong cao. Vậy, các triệu chứng tăng huyết áp nào cần phải lưu ý, hướng điều trị và biện pháp phòng tránh ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này. 

Tăng huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp trong y khoa được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc khi đang điều trị bằng một loại thuốc hạ huyết áp.

Phân loại huyết ápHuyết áp tâm thu (mmHg)Huyết áp tâm trương (mmHg)
Huyết áp tối ưu<120<80
Huyết áp bình thường120 – 12980 – 84
Tiền tăng huyết áp130 – 13985 – 89
Tăng huyết áp độ 1140 – 15990 – 99
Tăng huyết áp độ 2160 – 179100 – 109
Tăng huyết áp độ 3>180>110
Tăng huyết áp tâm thu đơn đơn độc>140<90

Tăng huyết áp tại Việt Nam là bệnh lý chiếm trên 35% tổng số ca tử vong toàn quốc. Đặc biệt, trong 17 triệu người mắc tăng huyết áp trong cộng đồng thì chưa tới 50% số ca được phát hiện và trên 70% chưa được thăm khám và điều trị. 

Điều trị tăng huyết áp ở Phòng khám Tokyo Family Clinic

Phòng Khám Gia đình Tokyo hiện nay được biết đến như là chuỗi phòng khám gia đình, chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt chuẩn y tế Nhật Bản cho người dân và các gia đình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bệnh nhân luôn được hỗ trợ các dịch vụ thăm khám, điều trị nhanh chóng, chi phí cũng phù hợp với mọi người bệnh. 

Đến với Tokyo Family Clinic, bệnh nhân luôn an tâm khi được thăm khám, điều trị với các bác sĩ, chuyên gia y tế có chuyên môn cao, được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục bởi các bác sĩ cố vấn đến từ Nhật Bản như:

  • Bác sĩ Mamoru Kimura từ 1991 đã đảm nhiệm vai trò giám đốc bệnh viện Kimuara với hơn 30 năm, có nhiều đóng góp cho sức khoẻ cộng đồng tại thành phố Nagoya, Nhật bản. 
  • Bác sĩ Kazue Ota hiện với vai trò là chủ tịch Tổ chức y tế Heiikukai, Nhật Bản.
  • Bác sĩ Hideo Terashima từng với vai trò giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Y tế Hitachi Naka tại bệnh viện Đại học Tsukuba.
  • Bác sĩ Noriyasu Shirotani là giám đốc chuỗi hệ thống y tế Koukokulai, Yokohama, đồng thời nguyên chủ tịch Hiệp hội Y học Gia đình Nhật Bản.

Phòng khám với trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết bị y tế tiến tiến, độ chính xác cao là những điểm cộng giúp phòng khám luôn tự tin khi mang đến các dịch vụ y tế cho các bệnh nhân và gia đình Việt. 

Những bệnh nhân với những triệu chứng tăng huyết áp khi đến phòng khám Tokyo Family Clinic sẽ được thăm khám, tư vấn điều trị với những dịch vụ y khoa chất lượng cao chuyên về tim mạch, có thể kể đến như:

  • Khám nội tổng quát để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe, chức năng tim mạch, huyết áp giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý cấp tính và mãn tính.
  • Xét nghiệm tầm soát định kỳ, phát hiện sớm các bất thường để tìm hướng điều trị phù hợp, theo dõi tiến triển các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp,…
  • Được trực tiếp thăm khám, tư vấn và hướng dẫn điều trị với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm:
    • BS.CKI Nguyễn Thái Trân với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị tại khoa Nội tổng hợp tim mạch thuộc Bệnh viện Bình Thạnh, được cấp nhiều chứng chỉ liên quan gồm đọc điện tâm đồ, hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao,…
    • BS.CKI Nguyễn Viết Thành là bác sĩ đa khoa, nhiều năm giữ chức vị trưởng khoa cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Bình Tân. Bác sĩ cũng có nhiều chuyên môn thăm khám liên quan đến các bệnh về tim mạch như đọc điện tâm đồ, hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao,…

Dưới đây là một số phản hồi tích cực vô cùng quý giá từ các bệnh nhân đã  trực tiếp sử dụng các dịch vụ thăm khám, chữa trị tại phòng khám, qua đó giúp mọi người có sự đánh giá tổng quát và luôn an tâm khi lựa chọn Tokyo Family Clinic là điểm đến chăm sóc sức khoẻ tim mạch cho bạn và những thành viên trong gia đình:

  • Khi lần đầu đến đay cảm giác thân thiện, nhẹ nhàng, vui vẻ của nhân viên giống như gia đình. Máy móc trang thiết bị hiện đại. Chuyên môn tốt.
  • Tôi rất thích cách bác sĩ Trân khám bệnh cho tôi. Vừa nhẹ nhàng vừa chu đáo lại nhiệt tình.
  • Nhân viên nhiệt tình, trang thiết bị hiện đại, nhất là phòng khám quá sạch sẽ.
  • Từ khâu đăng ký đến tư vấn đều diễn ra nhanh và chuyên nghiệp. Gần nhà nên chắc có gì cần khám thì ghé đây cho tiện. Cảm ơn các bạn.

Từ đó, có thể thấy được rằng Tokyo Family Clinic đã cung cấp được những dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cho người dân cũng như các gia đình tại Việt Nam theo chuẩn y tế Nhật Bản – một trong những đất nước có nên y học phát triển trên thế giới, xứng đáng là điểm đến chăm sóc sức khoẻ tim mạch tối ưu cho bạn và những người thân yêu trong gia đình.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng tăng huyết áp

Phần lớn các triệu chứng của tăng huyết áp ở người trưởng thành thường không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ khoảng 10% trường hợp là biết được các nguyên nhân gây nên triệu chứng tăng huyết áp thứ phát, nguy hiểm hơn là những nguyên nhân này dễ dẫn đến triệu chứng tăng huyết áp đột ngột, có thể kể đến như:

  • Bệnh thận cấp hoặc mãn tính.
  • Hẹp động mạch thận.
  • Hội chứng Conn.
  • Hội chứng Cushing.
  • Bệnh lý tuyến giáp/ cận giáp, tuyến yên.
  • Do liên quan đến thuốc NSAIDS, corticoid, thuốc tránh thai,…
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Rối loạn lipid máu, đái tháo đường.
  • Tuổi tác càng cao càng dễ bị tăng huyết áp.
  • Do tiền sử có người bị tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn quá nhiều muối.
  • Ít hoạt động thể lực.
  • Hay stress, căng thẳng tâm lý.
  • Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, thuốc lào,…

Những triệu chứng tăng huyết áp cần lưu ý

Để trả lời cho thắc mắc “tăng huyết áp có triệu chứng gì?” thì dưới đây, Docosan sẽ chia sẻ những triệu chứng của tăng huyết áp cần phải lưu ý theo dõi trong cuộc sống hàng ngày.

Nhịp tim không đều

Triệu chứng tăng huyết áp phổ biến có thể kể đến là rối loạn nhịp tim. Ở triệu chứng này của bệnh thường tim sẽ đập nhanh hơn bình thường hay còn gọi là hiện tượng đánh trống ngực. 

Chảy máu mũi

Đây cũng là một trong những triệu chứng tăng huyết áp ở giai đoạn đầu. Nghiêm trọng hơn ở triệu chứng tăng huyết áp đột ngột và cao thì sẽ bị chảy máu nhiều hơn, máu khó ngừng chảy. Trường hợp này cần phải đi khám ngay để được kiểm tra huyết áp và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu ở mắt

Thường thì ở những người bị tiểu đường hoặc đang có bệnh tăng huyết áp thì sẽ dễ thấy xuất hiện những vệt máu bên trong mắt hay bị xuất huyết kết mạc.

Tê ngứa râm ran ở các chi

Thấy tê ngứa râm ran ở các chi như tay, chân cũng là câu trả lời cho thắc mắc “tăng huyết áp có triệu chứng gì”. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ do huyết áp cao gây ra. Những bệnh nhân thường xuyên có huyết áp cao liên tục, không được kiểm soát tốt thì sẽ dễ dẫn đến tê liệt các dây thần kinh ở các chi trên cơ thể.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn cũng là triệu chứng tăng huyết áp. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó, nên kiểm tra thêm với một số triệu chứng liên quan đi kèm như nhìn mờ, nhìn không rõ, khó thở,…

Chóng mặt, choáng váng

Khi thấy chóng mặt đi kèm thêm biểu hiện nữa là choáng váng thì đó cũng là triệu chứng tăng huyết áp. Bệnh nhân không nên bỏ qua những triệu chứng này, đặc biệt là khi nó xảy ra đột ngột. Khi gặp phải chóng mặt, choáng váng, cơ thể người bệnh sẽ mất thăng bằng khiến việc đi lại trở nên rất khó khăn.

Đau đầu dữ dội

Triệu chứng tăng huyết áp với chỉ số đo cao, kéo dài làm gia tăng áp lực bên trong hộp sọ gây ra những cơn nhức đầu khó chịu. Đáng nói hơn là tình trạng này, mặc dù người bệnh đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng vẫn không thuyên giảm, khác với những loại đau đầu khác.

Lú lẫn, ù tai

Triệu chứng tăng huyết áp cũng bao gồm dấu hiệu lú lẫn, ù tai. Mối liên hệ giữa các triệu chứng này với huyết áp cao thực chất liên quan đến cách máu lưu thông trong cơ thể. Khi đến gần vùng não, áp lực máu lớn lên thành mạch ở não, tai ảnh hưởng đến não bộ, thính giác người bệnh.

Tăng huyết áp nguy hiểm ra sao?

Nếu các triệu chứng của tăng huyết áp không được can thiệp y tế kịp thời cũng như kiểm soát tốt thì tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột kèm theo những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm như:

  • Áp lực tác động quá lớn lên trên thành động mạch có thể làm hư tổn mạch máu, gia tăng các nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
  • Tăng huyết áp kéo dài cũng có thể dẫn đến làm cho tim hoạt động quá mức, gây ra tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,…
  • Ngoài ra, các tổn thương trên mạch máu do biến chứng tăng huyết áp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, mắt,… gây ra các bệnh suy thận, suy giảm thị lực gây mù lòa ở mắt,…

Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp

Dựa trên trị số sau khi đo huyết áp thì ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp sẽ thay đổi tùy theo mỗi cách đo huyết áp dưới đây:

Cách đo huyết ápHuyết áp tâm thuHuyết áp tâm trương
Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình thăm khám≥ 140 mmHg≥ 90 mmHg
Đo bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ≥ 130 mmHg≥ 80 mmHg
Tự đo tại nhà (đo nhiều lần)≥ 135 mmHg≥ 85 mmHg

Ngoài ra, các xét nghiệm tìm nguyên nhân tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể được chỉ định kèm theo, bao gồm những chỉ số sinh hóa sau:

  • Sinh hóa máu: Đường huyết lúc đói, nghiệm dung nạp glucose, xét nghiệm thành phần lipid máu (LDL-C, HDL-C, cholesterol toàn phần, triglyceride), điện giải máu (ion kali), acid uric máu, creatinine huyết.
  • Huyết học: Hemoglobin và hematocrit.
  • Điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm nước tiểu (albumine niệu và soi vi thể).
  • Siêu âm Doppler tim, mạch cảnh,…

Cách điều trị bệnh tăng huyết áp

Điều chỉnh lối sống

Triệu chứng tăng huyết áp may mắn là có thể được kiểm soát tốt thông qua việc điều chỉnh lối sống lành mạnh. Tạo thói quen cũng như duy trì lối sống lành mạnh được đánh giá là giảm đáng kể mức huyết áp và hạn chế tối đa được các nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp kéo dài gây nên. Dưới đây là một số biện pháp điều chỉnh lối sống lành mạnh cần được duy trì:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm có thể làm giảm đáng kế huyết áp do hạn chế được sự hình thành các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn, hẹp thành động mạch. Qua đó, cũng ngăn ngừa được bệnh lý xơ vữa động mạch trên hệ tim mạch. Nên duy trì cân nặng với chỉ số BMI từ 18,5 – 22,9.
  • Ăn nhiều rau, củ, quả: Rau, củ, quả như cam, quýt, nho, chuối, rau dền,… cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, chất khoáng như kali, magie, canxi, cũng như các bioflavonoid, anthocyanin, polyphenol,… có tác dụng điều hòa huyết áp, chống sự oxy hóa gây hình thành các mảng xơ vữa, làm bền thành mạch máu.
  • Ăn nhạt: Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa được huyết áp cao. Lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khỏe sẽ là một thìa muối nhỏ hay nhỏ hơn 6g mỗi ngày. Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như cà pháo, dưa muối chua, muối xổi, các loại đồ hộp chế biến sẵn, các loại khô tẩm ướp nhiều gia vị, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, giò chả,…
  • Duy trì tập thể dục, thể thao: Tham gia các hoạt động thể thao thường xuyên như đi bộ, đạp xe, bơi lội, bóng đá, cầu lông,… đều đặn 30 – 60 phút mỗi ngày giúp giảm huyết áp và cải thiện các bệnh tim mạch khác nói chung. Khi tập luyện cần đặt ra mục tiêu, cường độ sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia y tế về thể trạng sức khỏe hiện tại có phù hợp không.
  • Hạn chế uống rượu, bia: Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ nguy cơ làm tăng huyết áp. Đối với phụ nữ khuyến khích không nên sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn. Số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ ngày đối với nam và ít hơn 2 cốc chuẩn/ ngày đối với nữ.
  • Hạn chế căng thẳng (stress): Căng thẳng mãn tính hay còn gọi là stress có thể góp phần làm tăng huyết áp. Nên kiểm soát các căng thẳng bằng các kỹ thuật massage, xoa bóp, ấn huyệt để thư giãn hoặc tham gia các sở thích cá nhân, nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp để xóa bỏ những stress từ gia đình, công việc. Nhờ đó, có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Không hút thuốc lá: Các chất có trong thuốc lá như nicotine, cacbon monoxide có thể gây tổn thương đến hệ tim mạch. Khi hít phải khói thuốc chứa nhiều chất này sẽ gây ra một loạt các tác động có hại cho tim và mạch máu, điển hình là các triệu chứng tăng huyết áp.

Các thuốc điều trị tăng huyết áp

Dưới đây là một số loại thuốc hạ huyết áp được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch thường dùng cho các bệnh nhân. Khi sử dụng các loại thuốc huyết áp nói riêng và thuốc tim mạch nói chung đều phải dưới sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế tại các bệnh viện, cơ sở y té thăm khám uy tín:

Nhóm thuốcLoại thuốcLiều dùng/ ngày
Lợi tiểuLợi tiểu thiazideHydrochlorothiazideIndapamide
12,5 – 25mg1,5 – 3mg
Lợi tiểu tác động quai HenleFurosemide
20 – 80mg
Lợi tiểu tiết kiệm kaliSpironolactone
25 – 75mg
Chẹn kênh canxiNhóm dihydropyridine (DHP)AmlodipineFelodipineLacidipineNicardipine SRNifedipine RestardNifedipine LA
2,5 – 10mg2,5 – 20mg2 – 6mg60 – 120mg10 – 80mg30 – 90mg
Nhóm benzothiazepineDiltiazem
60 – 180mg
Nhóm DiphenylalkylamineVerapamilVerapamil LA
80 – 160mg120 – 240mg
Tác động lên hệ renin – angiotensinNhóm ức chế men chuyểnBenazeprilCaptoprilEnalaprilImidaprilLisinoprilPerindoprilQuinaprilRamipril
10 – 40mg25 – 100mg5 – 40mg5 – 20mg10 – 40mg5 – 10mg10 – 40mg2,5 – 20mg
Nhóm ức chế thụ thể AT1 của angiotensin IICandesartanIrbesartanLosartanTelmisartanValsartan

4 – 32mg150 – 300mg25 – 100mg20 – 80mg80 – 160mg
Chẹn thụ thể beta giao cảmNhóm chẹn kênh β1AtenololBisoprololMetoprololAcebutolol
25 – 100mg2,5 – 10mg50 – 100mg200 – 800mg
Nhóm chẹn kênh β không chọn lọcPropanolol

40 – 160mg
Nhóm chẹn kênh α và βLabetalolCarvediol 
100 – 600mg6,25 – 50mg
Chẹn thụ thể alpha giao cảmDoxazosin mesylatePrazosin hydrochloride1 – 8mg1 – 6mg
Tác động lên hệ giao cảm trung ươngClonidineMethyldopa0,1 – 0,8mg250 – 2000mg
Giãn mạch trực tiếpHydralazine10 – 100mg

Cách phòng ngừa tăng huyết áp

Ngoài những biện pháp tích cực thay đổi lối sống như đã nói ở trên, bao gồm:

  • Chế độ ăn hợp lý: Đảm bảo đủ kali, nguyên tố vi lượng, tăng cường rau xanh, hoa quả họ cam chanh, tránh thức ăn nhiều cholesterol, acid béo có hại.
  • Tích cực giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Có thể ngưng hoàn toàn việc hút thuốc lá hay thuốc lào.
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức phù hợp.
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, chú ý thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Đều là những biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành. Ngoài ra, cần phối hợp với việc giáo dục truyền thông nhằm nâng cao sự hiểu biết về bệnh tăng huyết áp, cũng như các triệu chứng tăng huyết áp thường gặp để phát hiện và kịp thời chữa trị.


Câu hỏi thường gặp

Tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Trong nước chanh chứa nhiều kali, magie, các bioflavonoid,… có tác dụng bền thành mạch máu, giảm áp lực cho thành mạch nên giúp huyết áp được ổn định hơn.

Uống cà phê có tăng huyết áp không?

Caffeine trong cà phê là một chất gây co mạch máu, có thể dẫn đến làm huyết áp tăng tạm thời sau khi uống.

Tăng huyết áp gây hậu quả gì?

Tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ khiến:
– Tim làm việc nặng nề, mệt mỏi, tạo áp lực lên thành mạch máu lớn
– Làm tăng các nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa,…

Uống trà đường có tăng huyết áp không?

Trà khi thêm đường có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp nhanh chóng nên thực tế, trà đường là thức uống không tốt cho người bị tăng huyết áp.


Rất mong rằng thông qua bài viết này, Docosan đã giúp phần nào cho mọi người phần nào nắm rõ hơn về các bệnh liên quan đến bệnh huyết áp, nguyên nhân cũng như những triệu chứng tăng huyết áp. Nhờ đó, biết được những biến chứng nguy hiểm của bệnh nếu không kịp thời thăm khám và chữa trị khi mắc phải bệnh. Bên cạnh đó cũng biết được những lưu ý để kiểm soát huyết áp cho cá nhân và người thân trong gia đình tốt hơn.