Đau bụng dưới: Nguyên nhân là gì? Khi nào cần đi khám?

Đau bụng dưới thường liên quan đến đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể liên quan đến các tình trạng của da, mạch máu, đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản. Đau bụng dưới có thể cực kỳ khó chịu và kèm theo đó là cảm giác lo lắng nghiêm trọng. Vùng bụng dưới có thể mềm khi chạm vào hoặc vùng bụng này có thể căng cứng và đau dữ dội. Bài viết sau đây của Doctor có sẵn cung cấp thông tin tổng hợp về nguyên nhân gây đau bụng dưới và cách xử trí cho tình trạng này.

Đau bụng dưới có thể liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng

Đau bụng dưới dữ dội kéo dài có thể là triệu chứng của viêm, viêm ruột thừa, tắc ruột hoặc thủng ruột. Cơn đau dữ dội đến từng đợt có thể do sỏi thận. Chấn thương vào thành bụng, thoát vị bẹn và bệnh zona cũng có thể gây ra đau bụng dưới. Đau dữ dội ở phụ nữ có thể do xoắn buồng trứng, vỡ u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu. Nam giới có thể bị đau bụng dưới dữ dội do chấn thương hoặc xoắn tinh hoàn

đau bụng dưới
Đau bụng dưới có thể liên quan đến bệnh đường ruột

Một số triệu chứng đi kèm đau bụng dưới cho thấy bạn cần đi khám 

Đau bụng dưới có thể đi kèm với các triệu chứng khác, thay đổi tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản. Các triệu chứng thường liên quan đến đường tiêu hóa, nhưng chúng cũng có thể liên quan đến các hệ thống cơ thể khác.

Các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa 

  • Đau bụng
  • Bụng sưng, căng hoặc đầy hơi
  • Phân có máu (phân có thể có màu đỏ, đen)
  • Rối loạn đi tiêu: tiêu chảy, táo bón, tiêu có nhầy hoặc có máu, …
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Triệu chứng mót rặn
đau bụng dưới
Cần đi khám ngay nếu đau bụng dưới kèm buồn nôn

Các triệu chứng khác 

Đau bụng dưới có thể kèm theo các triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác bao gồm:

  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sốt
  • Cảm giác mệt mỏi ốm yếu
  • Co thắt cơ hoành
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu
  • Đau, tê hoặc ngứa ran khắp người
  • Có thể sờ thấy khối ở bụng hoặc vùng chậu
  • Phát ban
  • Giảm cân không rõ lý do

Một số biến chứng khi đau bụng dưới không được can thiệp kịp thời

Vì đau bụng dưới có thể do các bệnh lý nguy hiểm, nếu không tìm cách chữa trị có thể gây ra những biến chứng nặng nề, tổn thương vĩnh viễn. Sau khi nguyên nhân cơ bản được chẩn đoán, điều quan trọng là bạn phải tuân theo kế hoạch điều trị được thiết kế đặc biệt cho bạn để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Áp xe bụng
  • Tắc ruột, thủng hoặc nhồi máu (tổn thương nghiêm trọng một vùng ruột do giảm cung cấp máu)
  • Lỗ rò (lỗ hoặc ống bất thường giữa các cơ quan hoặc mô)
  • Xuất huyết nội tạng
  • Ung thư di căn sang các cơ quan khác trong ổ bụng, di căn hạch, … giảm tỷ lệ thời gian sống còn của người bệnh
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm trùng huyết nặng
đau bụng dưới
Tắc ruột là một trong số biến chứng đau bụng dưới thường gặp

Nguyên nhân gây đau bụng dưới

Thông thường, đau bụng dưới liên quan đến tình trạng của đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể liên quan đến hệ tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản.

Một số bệnh lý tiêu hóa gây đau bụng dưới

  • Viêm ruột thừa
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc vi rút ở đường tiêu hóa
  • Bệnh Celiac (nhạy cảm nghiêm trọng với gluten từ lúa mì và các loại ngũ cốc khác gây tổn thương đường ruột)
  • Táo bón mãn tính
  • Viêm túi thừa, polyp đường tiêu hóa
  • Không dung nạp thực phẩm như không dung nạp lactose (không có khả năng tiêu hóa lactose, đường trong các sản phẩm từ sữa)
  • Bệnh viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng)
  • Hội chứng ruột kích thích (khó chịu về tiêu hóa không gây tổn thương đường ruột hoặc bệnh nghiêm trọng)
  • Khối u ác tính đường tiêu hóa
đau bụng dưới
Viêm ruột thừa – Nguyên nhân gây đau bụng dưới

Một số bệnh lý khác gây đau bụng dưới

Đau bụng dưới cũng có thể do tình trạng bệnh lý của các hệ thống cơ thể khác bao gồm:

  • Thoát vị thành bụng (khu vực bị suy yếu của thành bụng, qua đó các cơ quan nội tạng có thể đi qua)
  • Ung thư cơ quan vùng bụng hoặc vùng chậu (ung thư dạ dày, ung thư bàng quang)
  • Lạc nội mạc tử cung (tình trạng các mô giống như niêm mạc tử cung phát triển ở các khu vực khác của cơ thể)
  • Sỏi thận, sỏi bàng quang
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đau bụng kinh
  • U nang buồng trứng (các túi lành tính trong buồng trứng chứa chất lỏng, không khí hoặc các vật liệu khác)
  • Bệnh viêm vùng chậu (nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ)
  • Bệnh zona (phát ban gây đau, phồng rộp, thường tạo thành sọc, do sự tái hoạt của virus varicella-zoster, hoặc bệnh thủy đậu,)
  • U xơ tử cung (sự phát triển bất thường của các mô cơ tử cung có thể khiến tử cung mở rộng hoặc gây khó chịu)
đau bụng dưới
U xơ tử cung cũng có khả năng gây ra cơn đau vùng bụng dưới

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng dưới

Nguyên nhân của đau bụng dưới có thể được chẩn đoán thông qua một loạt các xét nghiệm và các chẩn đoán hình ảnh. Trước khi yêu cầu các xét nghiệm, bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào các vùng khác nhau của bụng để kiểm tra độ đau và sưng.

Sau đó, kết hợp với mức độ nghiêm trọng của cơn đau và vị trí bị đau ở bụng, sẽ giúp bác sĩ xác định nên yêu cầu xét nghiệm nào.

Một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau bụng dưới:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân để tìm bằng chứng về nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Nội soi đại trực tràng 
  • Chụp x-quang bụng (có thể sử dụng thuốc cản quang để kiểm tra sự hiện diện của khối u, vết loét, viêm, tắc nghẽn và các bất thường khác trong ố bụng).
  • CT scan bụng hoặc chụp MRI bụng
đau bụng dưới
Nội soi tiêu hóa tìm nguyên nhân đau bụng dưới ở phòng khám hỗ trợ chẩn đoán bệnh

Đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh nghiêm trọng về hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu hay cơ quan sinh sản. Bạn đọc bị đau bụng dưới nên đặt lịch khám nội tổng hợp trên Docosan để giảm thời gian chờ đợi và được thăm khám kỹ càng.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button