Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: Những điều cha mẹ nên biết

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề và nguy hiểm như mù, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và thậm chí tử vong do viêm màng não hoặc viêm phổi. Sau đây cha mẹ hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sởi có xu hướng tăng tại các cơ sở y tế và bệnh viện nhi trên cả nước khiến cho nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi Polinosa morbillarum gây ra và dễ bùng phát thành ổ dịch.

bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Trẻ nhũ nhi khi mắc sởi sẽ nguy hiểm hơn cả vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu. Bệnh được xem là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bị sởi ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu và phát hiện kịp thời để đưa trẻ đến khám tại bệnh viện:

  • Thở nhanh: Trẻ dưới 1 tuổi: thở nhanh > 50 nhịp/phút. Trẻ trên 1 tuổi: thở nhanh > 40 nhịp/phút
  • Có dấu mất nước: môi khô, khóc không nước mắt, khát nước, quấy …
  • Nghe tiếng thở rít, giọng khàn khi khóc
  • Loét miệng
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy, nôn ói.
  • Đau mắt, mắt đổ ghèn
  • Đau tai
  • Viêm long niêm mạc hô hấp gồm chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan hoặc ho đàm.
  • Sốt kéo dài hơn 4 ngày, sốt cao 39 – 40 độ C
  • Dấu Koplik: những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm nằm rải rác trên nền viêm đỏ ở niêm mạc má hoặc bất kỳ nơi nào trong niêm mạc khoang miệng, chấm Koplik xuất hiện nhiều sẽ gây cảm giác đau rát vùng miệng và thường đi kèm viêm nướu răng làm bệnh nhân ăn uống kém, giảm cảm giác ngon miệng
  • Một hình ảnh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh cũng khá thường gặp là nổi ban sởi có dạng hồng ban dát, sẩn, đường kính khoảng 3-6mm, đè biến mất, sờ được, không ngứa, có xu hướng kết hợp với nhau nhưng vẫn có những khoảng da hoàn toàn bình thường xen kẽ.
    • Bề mặt hồng ban sờ mịn.
    • Ban sởi mọc cả trên da đầu, ngón tay và lòng bàn chân
    • Ban xuất hiện theo thứ tự nhất định, ban luôn mọc từ đầu mặt xuống chân trong vòng khoảng 3 ngày với thứ tự như sau:
      • Ngày 1 bắt đầu ở đầu – cổ 
      • Ngày 2 ban lan xuống ngực và tay
      • Ngày 3 ban tới bụng thắt lưng và chân. Thường khi ban đã mọc hết ở chân thì ban vùng mặt bắt đầu sậm màu và biến mất dần cũng theo trình tự như trên.
    • Lưu ý: hai ngày đầu phát ban là giai đoạn nặng nhất của các triệu chứng toàn thân các triệu chứng nặng hẳn lên (triệu chứng toàn thân: sốt, tiêu chảy, viêm long)
bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị các triệu chứng và nâng đỡ thể trạng, kết hợp với chế độ chăm sóc người bệnh bao gồm vệ sinh cá nhân và chế độ dinh dưỡng vì hiện sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết
  • Cân nhắc sử dụng kháng sinh ngừa bội nhiễm kịp thời và hợp lý vì giúp làm giảm tỉ lệ hai loại biến chứng là viêm phổi và viêm tai giữa
  • Cần theo dõi các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh để kịp thời phát hiện các biến chứng và có cách điều trị phù hợp
  • Nên hạn chế, cách ly người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh:
    • Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban
    • Bệnh nhân sởi điều trị trong bệnh viện cần cách ly đường hô hấp cho đến ngày thứ 4 sau khi phát ban để tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
  • Sốt: có thể cho trẻ sử dụng paracetamol khi sốt theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ sơ sinh mặc quần áo thoáng mát. Bú mẹ theo nhu cầu, nên chia nhiều cử bú.
  • Ho: nếu trẻ bị ho nhưng không thở nhanh, có thể cho bé uống một loại thuốc ho được bác sĩ chỉ định hoặc một phương thuốc thảo dược như trà chanh, mật ong an toàn cho trẻ (nên hỏi ý kiến bác sĩ, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).
  • Dinh dưỡng: trẻ bị sởi có thể bị tiêu chảy và nôn mửa hoặc biếng ăn vì loét miệng nên dinh dưỡng của trẻ sơ sinh lúc này cũng rất quan trọng. Cần tăng cường cho con bú, cho trẻ bú theo nhu cầu, có thể ăn dặm các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hoá (cháo, bột, sữa …) để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dịch và năng lượng.
  • Điều trị bằng cách bổ sung vitamin A liều cao theo phác đồ điều trị sởi của Bộ Y tế, trẻ sơ sinh bị sởi sẽ được bổ sung vitamin A liều cao: Uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Phòng bệnh sởi cho trẻ sơ sinh

Cách phòng bệnh sởi tốt nhất không gì khác ngoài tiêm vaccine. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì chỉ nên tiêm sởi mũi thứ nhất lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho trẻ. Vậy với những trẻ trẻ sơ sinh chưa thể tiêm vaccine thì có thể phòng bệnh bằng các biện pháp sau đây:

  • Không đưa trẻ đến những nơi đông người khi không cần thiết.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ sốt, đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc nghi mắc sởi.
  • Không mang trẻ đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao như bệnh viện, phòng khám, hoặc những nơi đang tiếp nhận và điều trị bệnh nhân sởi nếu không thực sự cần thiết.
  • Người chăm sóc trẻ không nên tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh sởi hoặc nghi sởi. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sau đó cần thay quần áo tắm rửa sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ. Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi bế ẵm, chăm sóc trẻ.
  • Đảm bảo vệ sinh và chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ. Khi trẻ đủ 9 tháng, cần đưa trẻ đi tiêm vaccine sởi đúng lịch.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường gặp và nguy hiểm hơn nhiều so với ở người lớn vì ở độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ mắc các biến chứng nặng của bệnh sởi. Vì vậy cha mẹ nên biết các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh để đưa trẻ đến khám tại bệnh viện ngay và được bác sĩ điều trị phù hợp nhé.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm