Bệnh xã hội – Tổng hợp thông tin quan trọng bạn cần lưu ý

Bệnh xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn và khả năng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Tuy không phải là tên gọi quá xa lạ nhưng không phải ai cũng biết tất tần tật thông tin về căn bệnh này. Cùng Docosan tìm hiểu ngay thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Kiểm tra, phát hiện bệnh xã hội tại nhà cùng Docosan

HIV và giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh xã hội hoặc cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu nào không rõ nguyên nhân, bạn cần chủ động kiểm tra sức khỏe từ sớm. Trên thực tế, rất ít người đi đến các cơ sở y tế để xét nghiệm bệnh xã hội. Một phần họ lo lắng việc kiểm tra tại đây sẽ bị người khác đánh gia, một phần người bệnh bận rộn chưa sắp xếp được thời gian. Việc chần chừ trong việc kiểm tra sức khỏe càng tạo điều kiện cho bệnh tình trở nặng hơn.

Thấu hiểu được nhu cầu kiểm tra, phát hiện bệnh xã hội, Docosan cung cấp Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội STD phổ biến tại nhà. Bạn có thể phát hiện bản thân có đang bị nhiễm hay không ngay tại nhà mà không cần mất thời gian cho việc đi đến phòng khám. Bộ xét nghiệm này giúp bạn chẩn đoán bệnh lậu, giang mai, HIV và chlamydia. Quy trình thực hiện đơn giản, phù hợp với mọi đối tượng.

Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội STD phổ biến

Ngoài ra, Docosan còn cung cấp Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà kiểm tra các bệnh xã hội ngay tại nhà mà không cần mất thời gian di chuyển đến các cơ sở y tế. Dù vậy, mức độ an toàn và chính xác vẫn được đảm bảo vì các thiết bị y tế có trong gói dịch vụ đều được cơ quan ban ngành cấp giấy phép lưu hành.

Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai

Đặc biệt, người bệnh còn được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn đọc kết quả, giải thích và tư vấn biện pháp kiểm soát bệnh nếu kết quả là dương tính. Đồng thời, cung cấp một số thông tin khác để bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây bệnh cũng như biện pháp phòng bệnh phù hợp.

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội là tên gọi chung để ám chỉ những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Đây là nhóm bệnh gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe cả nam và nữ giới. Nhiều bệnh lý còn có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát tốt.

Trước đây, bệnh xã hội là thuật ngữ trong giới y khoa sử dụng nhiều để chỉ những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây bệnh trong cộng đồng. Ngày nay, bệnh xã hội được nhiều người gọi khác là bệnh lây qua đường tình dục.

bệnh xã hội
Bệnh xã hội còn được gọi là bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay:

  • Giang mai
  • Sùi mào gà
  • Bệnh lậu
  • Chlamydia
  • Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục)
  • Hạ can mềm
  • HIV

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội?

Về bản chất, bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục không an toàn nên những ai từng quan hệ tình dục dù là lần đầu cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, nhóm đối tượng sau được thống kê có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Người quan hệ tình dục với đối tượng có nhiều bạn tình
  • Người hành nghề mại dâm, làm nghề gái bán hoa
  • Người quan hệ tình dục với gái mại dâm
  • Người không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Trẻ mới lớn còn thiếu kiến thức về sức sức khỏe sinh dục, sức khỏe giới tính và chưa biết sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Người tiêm chích và dùng chung kim tiêm với người mắc bệnh xã hội
bệnh xã hội
Người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội

Bệnh xã hội có nguy hiểm không?

Bệnh xã hội không chỉ tác động đến sức khỏe, tâm sinh lý và kinh tế của người nhiễm bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng bởi độ lây lan nếu không được kiểm soát. Thậm chí, căn bệnh này còn có khả năng đe dọa đến tính mạng. Cụ thể hơn:

  • Tâm lý của người bệnh dễ rơi vào khủng hoảng: Đối với những người không may mắc bệnh, họ thường lo lắng nhiều vấn đề như sợ người khác biết, muốn chia sẻ nhưng lại sợ bị coi thường, sợ mình lây bệnh cho người thân, sợ mình cô đơn trên hành trình chống lại bệnh. Chính vì điều đó có thể khiến người bệnh dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý, gây stress kéo dài.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Bệnh xã hội chủ yếu lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Viêm nhiễm kéo dài và hệ thống miễn dịch suy giảm trong quá trình mang bệnh xã hội có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và khả năng sinh sản của người bệnh.
  • Đe dọa đến tính mạng: Một số bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS,… đều có khả năng đe dọa đến tính mạng con người nếu không có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Ngoài những tổn thương ngoài da xuất hiện ngày một nhiều, người bệnh còn có khả năng đối mặt với những tổn thương khác ở não bộ, hệ thống thần kinh trung ương, tim mạch, gan, thận,… do hệ miễn dịch suy yếu.
bệnh xã hội
Nhiều người không tin mình mắc bệnh xã hội dễ bị khủng hoảng tâm lý

Biện pháp phòng ngừa bệnh xã hội hiệu quả

Tự trang bị kiến thức cơ bản về bệnh xã hội luôn được chuyên gia y tế khuyến cáo nhằm phòng tránh lây nhiễm bệnh xã hội. Bạn có thể phòng ngừa lây nhiễm thông qua một số biện pháp sau:

  • Xây dựng và duy trì đời sống tình dục lành mạnh bằng cách chung thủy một vợ một chồng. Vợ/chồng nên thành thật và chung thủy với bạn đời.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không chỉ giúp phòng tránh lây bệnh xã hội mà còn phòng ngừa tránh thai ngoài ý muốn.
  • Không quan hệ tình dục khi say rượu, dùng chất kích thích.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm để sớm phát hiện các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng chung đồ cá nhân với nhiều người.
bệnh xã hội
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nhằm phòng lây nhiễm bệnh xã hội

Trên đây là tất tần tật thông tin quan trọng về bệnh xã hội mà bạn cần lưu ý. Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác trong việc tự bảo vệ sức khỏe chính mình. Chủ động kiểm tra sức khỏe ngay khi nghi ngờ hoặc có triệu chứng bất thường. 


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button