Top Banner Top Banner

Lậu ở miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lậu ở miệng

Lậu ở miệng ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ra vô sinh và nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có những biểu hiện âm thầm, ít triệu chứng làm nhiều người dễ bỏ sót. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn thông tin về bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu ở miệng là gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-24. Lậu gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và đặc biệt là cổ họng và miệng.

Nhiều trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm, khó phát hiện vì rất ít triệu chứng, đặc biệt là ở phụ nữ. Điều này rất nguy hiểm do lúc phát hiện người bệnh đã ở giai đoạn nặng của bệnh lậu gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Hơn thế nữa, chính vì không biết bản thân đang mắc lậu mà người bệnh làm lây nhiễm cho bạn tình của họ do không có biện pháp đề phòng khi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân mắc bệnh và những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh lậu

Bệnh lậu miệng là tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc miệng do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là song cầu khuẩn, gram âm hình hạt đậu và có khả năng lây truyền cao.

Lậu ở miệng
Lậu ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân chính gây ra lậu ở miệng là do quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc vùng da ở miệng bị xước tiếp xúc với vi khuẩn lậu. Nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục qua miệng thì sẽ không có khả năng bị nhiễm bệnh, nhưng nếu bạn tình mắc bệnh lậu thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao.

Những đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn là đối tượng nguy cơ hàng đầu dễ mắc các bệnh lậu, đặc biệt là những người hành nghề mại dâm. Hiện nay theo nhiều nghiện cứu, tỷ lệ mắc bệnh lậu và mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STD) ở đối tượng quan hệ tình dục đồng tính nam đang tăng nhanh. Độ tuổi phổ biến mắc bệnh lậu là thanh thiếu niên, khi mà chưa được trang bị kiến thức đúng đắn để phòng ngừa lây nhiễm các bệnh tình dục.

Triệu chứng của bệnh lậu ở miệng

Lậu miệng ở nữ giới và nam giới nhiễm lậu cũng gặp cảm giác đau ngứa ở cổ họng và miệng. Ở cơ quan sinh dục của bệnh lậu ở từng người sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào tình trạng bệnh và giới tính.

Ở nữ giới

Phần lớn trường hợp bệnh lậu ở nữ giới không gây ra triệu chứng gì. Ngay cả khi có triệu chứng, chúng cũng dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì vậy, phụ nữ có nguy cơ bị biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như: tiểu đau buốt, tiết dịch có mủ màu xanh, dịch vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường…

Lậu ở miệng
Lậu ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ở nam giới

Những vị trí nhiễm lậu thường gặp ở nam giới là mắt, miệng, họng, dương vật, hậu môn. Người bệnh sẽ cảm thấy tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ…

Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy xuất hiện những giọt mủ như màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo, nhất là vào sáng sớm. Ngoài ra, tinh hoàn có thể bị đau, sưng và vùng trực tràng bị ngứa, đau nhức, chảy máu, tiết dịch.

Lậu ở miệng
Lậu ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Hầu hết các trường hợp khi có các triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm lậu, bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu và lấy dịch ở cơ quan sinh dục làm xét nghiệm. Mẫu dịch sẽ được soi dưới kính hiển vi để xác định hình dạng cụ thể của vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae hay không. Nếu nhiễm trùng đã lan rộng, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu hoặc mẫu từ dịch khớp.

Biến chứng của bệnh lậu

Nếu không được điều trị, bệnh lậu dù là ở miệng hay các vị trí khác đều có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở cả nam và nữ giới, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Nữ giới nhiễm lậu nhưng không được điều trị có thể gây viêm vùng chậu (PID), với các biến chứng sau:

  • Đau bụng hoặc đau vùng chậu kéo dài.
  • Viêm âm đạo, tử cung, viêm buồng trứng và vòi trứng.
  • Vô sinh, sinh non, sảy thai, mang thai ngoài tử cung, thai nhi bị dị tật,.

Nam giới nhiễm lậu nhưng không điều trị có thể gây ra các biến chứng:

  • Viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo, viêm bàng quang và tuyến tiền liệt.
  • Viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, teo tinh hoàn,…
  • Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu ở những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn thường nhiễm lậu kèm với nhiễm HIV, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Cách điều trị hiệu quả bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu ở miệng và ở những vị trí khác có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng người bệnh cần phải tuân thủ điều trị của bác sĩ. Sau khi hoàn thành điều trị, người bệnh nên đợi thêm 7 ngày trước khi quan hệ tình dục trở lại.

Lưu ý rằng kể cả khi được chữa khỏi bệnh, bạn vẫn có khả năng bị tái nhiễm bệnh lậu nếu quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, thuốc điều trị có tác dụng ngăn sự lây nhiễm nhưng nó không thể phục hồi được những tổn thương vĩnh viễn mà bệnh gây ra trên cơ thể.

Hiện nay việc điều trị bệnh lậu đang gặp nhiều khó khăn, do các biến thể kháng thuốc điều trị lậu ngày một gia tăng. Người bệnh sau cần chú ý tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ bởi sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc, ảnh hưởng sức khỏe và gây khó khăn trong việc điều trị.

Đối với trường hợp lậu ở miệng mức độ nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng kỹ thuật DHA. Đây là một cách chữa bệnh lậu ở miệng an toàn, hiệu quả nhưng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có trình độ, kinh nghiệm cao.

Phòng ngừa bệnh lậu ở miệng

Để phòng ngừa bệnh lậu ở miệng, bạn cần tuân thủ một số biện pháp:

  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ bằng miệng, đặc biệt khi ở miệng có những vết thương hở.
  • Lưu ý  khi bộ phận sinh dục của bạn tình có vết thương hở hay có biểu hiện lạ.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
  • Ăn uống đủ chất và rèn  luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác.
Lậu ở miệng
Lậu ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tóm lại, bệnh lậu ở miệng là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh lậu ở miệng cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung là quan hệ tình dục có biện pháp bảo vệ an toàn và duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết liên quan
Total
0
Shares