Thủy đậu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thủy đậu là bệnh lành tính ngoài da, dễ nhận biết bằng mắt thường nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da tại nơi nổi mụn nước. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin được Doctor có sẵn chia sẻ trong bài viết dưới đây để biết rõ hơn nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Thủy đậu là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là đậu mùa, trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Varicella virus gây ra. Và đây cũng chính là loại virus gây bệnh zona. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có khả năng mắc bệnh, nhưng đa phần mỗi người chỉ mắc 1 lần trong đời.

Thủy đậu là bệnh lành tính, thường không để lại hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, đối với những người chưa tiêm phòng, hoặc miễn dịch kém, bệnh có thể tiến triển sang viêm phổi, viêm não,… Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng. Thời điểm bùng phát mạnh nhất là vào mùa xuân thời tiết ẩm nóng bất thường. Do vậy, cần có kiến thức cơ bản về căn bệnh ngày để phòng ngừa và điều trị kịp thời.

thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lành tính, có khả năng lây lan cao

Triệu chứng của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn

Bệnh thủy đậu thường trải qua qua 4 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.

Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể,… Đối với những mụn nước, chúng có kích thước vài milimet trong vòng 24 – 48 giờ đầu. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn có biểu hiện hạch sau tai, viêm họng.

Giai đoạn toàn phát

Những mụn nước xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể. Tuy nhiên, một vài đối tượng còn xuất hiện cả niêm mạc miệng. Điều này gây khó khăn trong việc ăn uống.

Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu,… Các nốt ban bắt đầu gia tăng kích thước. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu do ngứa rát, khó chịu. Một số trường hợp nhiễm trùng mụn nước có kích thước lớn, dịch bên trong mụn nước có màu đục do chứa mủ.

Giai đoạn hồi phục

Sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Thủy đậu có để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.

Sau khoảng 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy. Điều này là dấu hiệu bệnh tình dần hồi phục. Lưu ý, trong giai đoạn này, việc vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh nhiễm trùng vì các mụn nước không được xử lý cẩn thận sẽ hình thành sẹo.

thủy đậu
Triệu chứng của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Như vừa được đề cập ở trên, thủy đậu là bệnh lành tính, thời gian khỏi bệnh nhanh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, có khả năng biến chứng nguy hiểm. Đó có thể là:

  • Ở một số người suy giảm miễn dịch (bệnh nhân nhiễm HIV, hoặc trẻ em không tiêm vắc xin,…), thuỷ đậu cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, viêm mô tế bào, viêm gan,…
  • Các nốt mụn thủy đậu ở khu vực tai, gần thanh quản có thể gây viêm tai giữa, viêm thanh quản, nhiễm trùng gây sưng tấy.
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu trước 5 ngày sinh hoặc 2 ngày sau sinh có thể bị lây nhiễm thủy đậu từ mẹ, bé con có thể bị khuyết tật hay trường hợp xấu nhất là tử vong.
  • Viêm phổi thủy đậu thường xảy ra nhiều ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 – 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện của bệnh là ho nhiều, ho ra máu, khó thở, tức ngực,… ít khi xảy ra, nhưng rất nặng và rất khó trị.
  • Viêm não, viêm màng não có thể khởi phát sau 1 tuần mọc mụn nước. Biến chứng ngày có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên khả năng rơi vào trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Một số triệu chứng kèm theo là sốt cao, hôn mê, co giật, rung giật nhãn cầu, rối loạn tri giác,…
thủy đậu
Viêm màng não là biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Đây đều là những biến chúng nguy hiểm mà hầu như không một bệnh nhân nào mong muốn gặp phải. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị từ sớm. Bên cạnh đó, cần lựa chọn phương pháp phù hợp nếu không mong muốn để lại sẹo gây mất thẩm mỹ trên da, nhất là trên da mặt.

Phương pháp điều trị thủy đậu hiệu quả

Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị thủy đậy nhằm mục đích chữa lành mụn nước bị vỡ, ngăn chặn lan rộng và cải thiện triệu chứng. Thông thường, các mụn nước sẽ được xử lý bằng cách bôi thuốc tím nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành. Khi mụn nước bị võ có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ Tetaxilin và Penixilin hay thuốc đỏ.

Bên cạnh đó, cha mẹ không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

thủy đậu
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh thủy đậu

Biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay. Chúng không chỉ có tác dụng ở thời điểm ngay sau tiêm mà còn kéo dài trong nhiều năm. Đối với trẻ nhỏ, việc tiêm chủng lại càng quân trọng. Vì thế, cha mẹ cần chú ý và đưa trẻ đến đơn vị y tế để tiêm chủng theo đúng lịch. Lịch tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu:

  • Mũi 1: Tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi
  • Mũi 2: Tiêm cho trẻ từ 1 – 13 tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Đối với trẻ 13 tuổi trở lên, mũi 2 sẽ được tiêm cách mũi 1 một tháng.
thủy đậu
Tiêm vắc xin phòng bệnh được xem là biện pháp ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây nếu không mong muốn mắc bệnh thủy đậu:

  • Tuyệt đối không trực tiếp tiếp xúc với mụn nước của thủy đậu, nhất là các mụn nước đã bị vỡ.
  • Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người đang nhiễm bệnh.
  • Tự cách ly nếu bản thân đang mắc bệnh nhằm tránh lây nhiễm rộng rãi.
  • Vệ sinh mụn nước đúng cách bằng nước muối sinh lý hoặc làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để năng cao sức khỏe, tránh mệt mỏi.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tuyệt đối không mặc trang phục gò bó, bởi vì điều này sẽ cọ xát vào mụn nước, khiến chúng bị vỡ và lan rộng diện tích tổn thương.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu chẳng may chưa biết chính xác cách chăm sóc và vệ sinh vùng da bị tổn thương do thủy đậu.

Địa chỉ khám chữa bệnh thủy đậu đáng tin cậy

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh thủy đậu. Qua đó có thể thấy, thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng không sớm điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp thì có thể để lại di chứng về sau. Hãy trao đổi vấn đề này kỹ hơn với bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Giá vacxin thủy đậu


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm: