Tổng quan 4 phương pháp xét nghiệm lậu phổ biến hiện nay

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến và có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu không xét nghiệm lậu và điều trị sớm, bệnh lậu có thể dẫn đến vô sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các xét nghiệm bệnh lậu.

Docosan cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh lậu tại nhà

Trong danh sách các bệnh lây qua đường tình dục thì bệnh lậu là một trong những bệnh phổ biến và có khả năng gây ra biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Thông thường, triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu cứ mãi đoán bệnh và không thăm khám sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Chính vì vậy, chuyên khoa khuyến nghị người bệnh cần chủ động hơn trong việc khám và xét nghiệm lậu.

Docosan là một trong nhũng đơn vị đã và đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm lậu tại nhà với Bộ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến. Bộ xét nghiệm này không chỉ phát hiện bạn có đang bị nhiễm bệnh lậu hay không mà còn phát hiện thêm các bệnh xã hội nguy hiểm khác như: HIV, giang mai và Chlamydia.

xét nghiệm lậu
Docosan cung cấp dịch vụ xét nghiệm các bệnh xã hội phổ biến tại nhà

Bạn sẽ được hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa hoàn toàn miễn phí để hướng dẫn đọc kết quả và giải thích. Song, bác sĩ sẽ cho bạn biết cần làm gì để kiểm soát bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát và lây nhiễm cho đối tượng khác.

Tổng quan về bệnh lậu

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây qua quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo và hậu môn và cả từ phụ nữ mang thai sang con trong lúc sinh. Nhiều người bị bệnh lậu không biết mình mắc bệnh, làm lây lan cho người khác. Các triệu chứng không đặc hiệu có thể làm nhầm lẫn với với nhiễm trùng đường tiểu hoặc bàng quang.

xét nghiệm lậu
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra
  • Ở nữ giới, các triệu chứng bao gồm: đau khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo, chảy máu giữa các kỳ kinh, đau khi đi tiểu… Bệnh lậu có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu và thai ngoài tử cung.
  • Ở nam giới, các triệu chứng bao gồm: đau tinh hoàn, sưng bìu, tiết dịch trắng, vàng hoặc xanh lục từ dương vật, đau khi đi tiểu,… Bệnh lậu có có thể gây ra tiểu buốt và sẹo ở niệu đạo.

Tại sao cần xét nghiệm lậu?

Xét nghiệm lậu là tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn lậu trong cơ thể, để xem liệu bạn có bị nhiễm bệnh lậu hay không. Xét nghiệm bệnh lậu thường được thực hiện cùng với xét nghiệm chlamydia, vì hai bệnh tình dục này có các triệu chứng giống nhau và thường xảy ra cùng nhau.

Mục đích của xét nghiệm bệnh lậu là để tầm soát và chẩn đoán bệnh lậu, qua đó giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời và tránh các biến chứng không mong muốn.

xét nghiệm lậu
Xét nghiệm lậu để nhận biết bản thân có đang mắc phải căn bệnh này hay không

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị xét nghiệm bệnh lậu hàng năm cho những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh, bao gồm:

  • Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục dưới 25 tuổi nên được tầm soát bệnh lậu hàng năm
  • Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên có các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu như quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục nhiều người nên được tầm soát hàng năm
  • Phụ nữ có thai
  • Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới
  • Người nhiễm HIV

Cả nam giới và phụ nữ nếu có các triệu chứng của bệnh lậu đều cần thực hiện xét nghiệm lậu để kiểm tra. Đối với phụ nữ mang thai, người mẹ nên xét nghiệm bệnh lậu sớm trong thai kỳ, vì bệnh lậu có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Bệnh lậu có thể gây mù lòa và có thể gây đe dọa tính mạng đối với trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm lậu ở đâu?

Xét nghiệm lậu khá phổ biến, bạn có thể đến bệnh viện, phòng khám bất kì để yêu cầu làm xét nghiệm này, sau đây là một số gợi ý từ Docosan:

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu

Tùy vào mỗi đối tượng cụ thể mà quy trình lấy mẫu xét nghiệm lậu sẽ khác nhau. Quy trình lấy mẫu có thể tiến hành với các bước cơ bản sau:

  • Đối với phụ nữ: Mẫu dịch được lấy từ cổ tử cung của bạn. Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, gác hai  chân sang bên. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở âm đạo, để có thể nhìn thấy cổ tử cung. Que cấy hoặc que tăm bông vô trùng sẽ được đưa vào cổ tử cung, xoay tròn và để trong 5 – 10 giây cho dịch ngấm vào tăm bông.
  • Đối với nam giới: Dịch sẽ được lấy từ lỗ niệu đạo vào buổi sáng trước khi đi tiểu. Nhân viên y tế  sẽ dùng tăm bông vô trùng đưa vào niệu đạo, xoay tròn và để tăm bông trong đó 5 – 10 giây để dịch ngấm vào tăm bông.
  • Đối với cả nam và nữ: Có thể lấy mẫu từ khu vực nghi ngờ nhiễm trùng như miệng và trực tràng
  • Đối với trẻ sơ sinh: Bác sĩ sẽ lấy mẫu từ dịch rỉ mắt. Nhân viên y tế đeo găng tay, dùng ngón cái và ngón trỏ cấn vào 2 mí mắt trẻ để mủ ở kết mạc chảy ra, sau đó thấm vào tăm bông.
xét nghiệm lậu
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu tại cơ sở y tế

Ngoài ra, còn có thể xét nghiệm nước tiểu đầu dòng vào buổi sáng. Bệnh nhân nhịn tiểu đêm trước xét nghiệm hoặc nhịn tiểu trước 3h. Trước hết, rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng và lấy đoạn nước tiểu đầu dòng.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu

Với nền y học ngày càng hiện đại, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh lậu hiện nay, nhưng phổ biến nhất là các phương pháp sau:

Khuếch đại axit nucleic (NAAT)

NAAT là phương pháp xét nghiệm bệnh có từ những năm 1993 và được ứng dụng đến tận ngày nay vì cho kết quả nhanh chóng và cực kỳ chính xác. Nguyên tắc của phương pháp này là xác định gen của các chủng vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu bằng cách lấy chuỗi DNA của các loại vi khuẩn từ mẫu dịch cổ tử cung, niệu đạo, nước tiểu,…

Thời gian trả kết quả của xét nghiệm NAAT chỉ trong vài giờ. Chính vì vậy, người bệnh có thể nhận được kết quả và biết được bệnh tình nhanh chóng để có phương pháp điều trị sớm, phù hợp.

xét nghiệm lậu
Cấy kháng sinh đồ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn

Nuôi cấy vi khuẩn

Nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao trong việc chẩn đoán bệnh lậu. Mẫu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và nuôi cấy trong môi trường phù hợp để phát triển vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn không chỉ chẩn đoán xác định có mắc bệnh lậu hay không, mà quan trọng nhất đó là cơ sở thực hiện kháng sinh đồ.  Kháng sinh đồ giúp nhận biết vi khuẩn lậu hiện có trong cơ thể bệnh nhân nhạy/kháng với những loại thuốc kháng sinh nào, góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh.

xét nghiệm lậu
Nuôi cấy vi khuẩn được sử dụng để chẩn đoán bệnh lậu

Vì thời gian nuôi cấy và thực hiện kháng sinh đồ mất khoảng 3 – 5 ngày, mẫu bệnh phẩm lấy xong phải được chuyển về phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Nhuộm gram

Nhuộm gram là phương pháp chi phí rẻ, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh sau 90 phút. Tuy nhiên, xét nghiệm này độ nhạy không cao ở những trường hợp có mật độ vi khuẩn thấp hoặc lấy mẫu quá ít dịch.

xét nghiệm lậu
Nhuộm gram – Phương pháp xét nghiệm lậu phổ biến hiện nay

Xét nghiệm PCR

Chẩn đoán nhiễm bệnh lậu bằng kỹ thuật Real-time PCR cho kết quả rất chính xác.

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm bệnh lậu?

Nếu bạn là phụ nữ, bạn phải tránh sử dụng thụt rửa hoặc kem bôi âm đạo trong 24 giờ trước khi làm xét nghiệm. Đối với xét nghiệm nước tiểu, cả nam và nữ giới không nên đi tiểu trong vòng 3 giờ trước khi lấy mẫu.

xét nghiệm lậu
Cần nhịn tiểu trước khi làm xét nghiệm lậu

Những rủi ro có thể xảy ra khi xét nghiệm bệnh lậu

Có rất ít rủi ro được biết đến khi xét nghiệm bệnh lậu. Phụ nữ có thể cảm thấy hơi khó chịu trong khi lấy dịch từ cổ tử cung bằng tăm bông. Sau đó, họ có thể bị chảy một ít máu hoặc dịch tiết âm đạo.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm bệnh lậu

  • Kết qua xét nghiệm bệnh lậu âm tính: Có nghĩa là không tìm thấy vi khuẩn lậu. Nếu bệnh nhân vẫn đang có triệu chứng của bệnh, có thể làm các xét nghiệm về các bệnh tình dục để tìm ra nguyên nhân.
  • Kết quả xét nghiệm bệnh lậu dương tính: Có nghĩa là bạn đang bị nhiễm vi khuẩn lậu. Điều trị bằng kháng sinh giúp ngăn chặn nhiễm trùng, nhưng một số trường hợp có thể mắc phải vi khuẩn lậu đang kháng thuốc làm điều trị trở nên khó khăn hơn.
xét nghiệm lậu
Xét nghiệm bệnh lậu có ý nghĩa rất thiết thực trong chẩn đoán và điều trị

Khi được chẩn đoán mắc bệnh lậu, hãy thông báo cho bạn tình của bạn để có thể được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chi phí xét nghiệm bệnh lậu bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm lậu tùy vào tình trạng nhiễm bệnh bệnh nhân và cơ sở lựa chọn khám chữa bệnh mà chi phí xét nghiệm bệnh lậu sẽ khác nhau. Nhìn chung những xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán bệnh lậu có chi phí khoảng 130.000 – 360.000 mỗi xét nghiệm. Ngoài chi phí xét nghiệm, chi phí khám chữa bệnh cũng khác nhau tùy vào giai đoạn bệnh và nhiễm vi khuẩn lậu có kháng thuốc không.

xét nghiệm lậu
Giá xét nghiệm bệnh lậu dao động từ 130.000 – 360.000 đồng/lần

Bệnh lậu kháng thuốc sẽ rất khó điều trị, cho nên chẩn đoán, xét nghiệm lậu, điều trị sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho bạn!

Xem thêm: Giá thuốc Doxycycline 100mg


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.