HPV là gì? 6 điểm cần chú ý khi tiêm vaccine HPV

Hiện nay, tiêm vaccine HPV là biện pháp phòng ngừa các bệnh do virus HPV gây ra như ung thư cổ tử cung, các bệnh lây qua đường tình dục.

hpv

Mặc dù tiêm phòng HPV với các loại vaccine khá an toàn và hiệu quả nhưng cũng có nhiều trường hợp gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như sốc phản vệ hoặc vaccine HPV không có hiệu quả phòng ngừa. Vậy, tiêm phòng HPV cần phải chú ý đến những điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng Diab tìm hiểu qua bài viết này.

HPV là gì?

Định nghĩa

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây ra các loại u nhú, mụn sinh dục, mụn cóc,… trên các bộ phận cơ thể người đặc biệt ở các bộ phận vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, dương vật, trực tràng, hậu môn, bìu,…

Hầu hết các chủng virus này đều vô hại, không xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi không cần chữa trị. Tuy nhiên, HPV có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về đường sinh dục hay thậm chí có thể là gây ra các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm hộ,… mà không phân biệt giới tính nam hay nữ. Người nhiễm virus thường không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây truyền cho người khác.

hpv

Một số bệnh lây qua tình dục thường do virus HPV

Các chủng virus HPV

Hiện nay, HPV có khoảng 100 chủng virus ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như các vị trí ở cánh tay, ngực, bàn tay hay bàn chân. Trong đó, có khoảng 40 chủng gây các bệnh về đường sinh dục. Khoảng 14 chủng virus được coi là có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ.

Có 2 nhóm virus HPV lây truyền qua đường tình dục là nhóm nguy cơ thấp như HPV 6, 11 và nhóm nguy cơ cao bao gồm các chủng HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68. Trong số những chủng HPV nguy cơ cao thì HPV 16 và 18 là nguyên nhân hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến HPV.

Một số chủng HPV thường gặp gây ra các bệnh lý trên cơ thể người như:

  • HPV 6 và 11: Đây là những chủng khá phổ biến và có tỷ lệ lớn trên cơ thể người. Các chủng HPV này thường không gây các bệnh nguy hiểm, chỉ gây ra phần lớn các tình trạng nổi mụn nhọt sinh dục, u nhú, sùi mào gà, thay đổi trên niêm mạc cổ tử cung,…
  • HPV 16 và 18: Đây là 2 chủng virus có nguy cơ cao gây ra các bệnh ung thư nguy hiểm cho người như ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn,… Thường bệnh do các virus HPV này thường không gây triệu chứng điển hình giai đoạn sớm nên dễ trở nặng khi đã phát hiện thì ở giai đoạn muộn.
hpv

HPV gây nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung

Tiêm vaccine HPV là biện pháp gì?

Khái niệm

Tiêm vaccine HPV là biện pháp y khoa sử dụng vaccine chuyên trị cho từng chủng loại HPV tiêm vào cơ thể nhằm ngăn ngừa các bệnh do virus này gây ra như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, u nhú bộ phận sinh dục,…

Các loại vaccine tiêm phòng HPV

Hiện nay, có 2 loại vaccine HPV chuyên dùng tại các cơ sở hiện nay để bảo sức khỏe mọi người, tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các căn bệnh ung thư nguy hiểm do virus này gây ra. Hai loại vaccine này sẽ có một vài điểm khác biệt về số lượng type chủng virus phòng ngừa, đối tượng tiêm phòng hay tác dụng phòng bệnh, cụ thể như sau:

  • Vaccine HPV Gardasil 4 giúp phòng các bệnh lý ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, loạn sản, mụn cóc sinh dục hoặc các bệnh lý khác do HPV 16, 18, 6, 11 gây ra. Gardasil 4 được chỉ định tiêm phòng cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi, bất kể có gia đình hay đã quan hệ tình dục hay chưa.
  • Vaccine HPV Gardasil 9 dùng được cho cả nam lẫn nữ phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục,… hiệu quả cao đối với các chủng HPV 16, 18, 6, 11, 31, 33, 45, 52 và 58. Gardasil 9 được tiêm số mũi tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh lý như:
    • Trẻ em dưới 15 tuổi: Sau khi tiêm mũi đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm thì có thể tiêm mũi 2. Nếu 2 mũi tiêm cách dưới 5 tháng thì nên tiêm vaccine mũi 3.
    • Người từ 15 – 26 tuổi: Người trong độ tuổi này được khuyên tiêm 3 mũi. Mũi 2 cách liều tiêm đầu từ 1 đến 2 tháng và liều thứ 3 cách liều 2 khoảng 4 tháng.
    • Người bị suy giảm miễn dịch từ 9 – 26 tuổi: Người trong nhóm này cũng nên tiêm 3 mũi và lịch trình tiêm phòng ngừa loại virus này cũng như khuyến nghị cho người từ 15 – 26 tuổi.

Lợi ích khi tiêm phòng HPV

Tính an toàn và hiệu quả của vaccine phòng ngừa virus đã được đánh giá qua nhiều giai đoạn cũng như được FDA cấp phép, lưu hành trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, châu lục trên thế giới. Vaccine HPV cũng đã được nghiên cứu tác dụng về hiệu quả ở hơn hàng chục ngàn phụ nữ và nam giới trên toàn cầu. Một số lợi ích khi tiêm phòng virus HPV có thể kể đến như:

Ngăn ngừa nhiều loại ung thư sinh dục

Do hiện nay, HPV là nguyên nhân của hơn 99% ca mắc ung thư cổ tử cung, 90% ung thư hậu môn, 65% ung thư âm đạo, 60% ca ung thư dương vật, 45 – 90% ung thư vòm họng. Hầu hết các trường hợp nhiễm virus này không xuất hiện triệu chứng.

Nhưng sẽ có khoảng 20% số ca nhiễm virus sẽ phát triển ung thư sau 20 – 25 năm, thời gian ủ bệnh có thể tùy vào từng cá thể. Do đó, tiêm phòng là cách tạo đáp ứng miễn dịch, ngăn ngừa lây nhiễm cũng như sự phát triển ung thư do HPV.

hpv

Tiêm phòng HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Bảo vệ chéo cho người trong độ tuổi quan hệ tình dục

27 đến 45 tuổi hiện là độ tuổi có hoạt động quan hệ tình dục đa dạng, việc tiêm phòng vaccine không những giúp phòng ngừa lây lan bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục cho bản thân mà còn giúp bảo vệ bạn tình, tăng khả năng miễn dịch trong cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêm ngừa HPV giúp giảm đáng kể sùi mào gà ở cả nam lẫn nữ. 

Khi độ phủ vaccine lên 80% thì khả năng bảo vệ nữ tăng thêm 50% và nam là 15%, nhóm quan hệ đồng giới nam (MSM) tăng 35%. Hơn nữa, nếu độ phủ vaccine khoảng 90% thì khả năng các giới được bảo vệ cao, giảm rõ rệt tình trạng ung thư vòm họng, hậu môn đặc biệt ở nhóm quan hệ đồng giới nam (MSM). 

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà nhẹ: Top 5 dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở nam và nữ

Tăng cường hiệu quả phòng bệnh cho nam 

Hiện nay, tỷ lệ thải loại HPV trong cơ thể ở nam thấp hơn 26% so với nữ. Đồng thời cũng chưa có nhiều xét nghiệm tầm soát sớm các ung thư liên quan đến virus ở nam giới trừ khi có biểu hiện bên ngoài như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục. Vì vậy, việc tiêm ngừa HPV giúp nam giới chủ động phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc các bệnh lý do HPV gây nên.

Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh do HPV gây ra

Riêng tại Việt Nam, chi phí điều trị ung thư cổ tử cung hiện dao động từ 9,5 triệu – 290 triệu đồng, chi phí cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ sở y tế và phương pháp điều trị. Do đó, việc tiêm ngừa HPV có thể giúp giảm chi phí chăm sóc y tế rất nhiều cho bệnh lý mà virus gây ra do đã hạn chế được nhiều mức chi phí y tế cao khi bệnh đã trở nặng, nguy cơ tử vong cao.

Tiêm vaccine HPV có tác dụng phụ không?

Mặc dù, vaccine dùng để phòng ngừa các bệnh do virus HPV gây nên đã được sử dụng rộng rãi, khá an toàn và không gây các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng xuất hiện do vaccine gây nên. Nhưng mặc khác, bản chất tiêm vaccine cũng là một phương thức đưa kháng nguyên lạ vào cơ thể nên có thể sẽ gặp các phản ứng sau khi tiêm vaccine như:

  • Các phản ứng tại vị trí tiêm như đau buốt, sưng tấy, nổi ban đỏ, ngứa, bầm tím xung quanh vị trí tiêm, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm,…
  • Một số phản ứng toàn thân như sốt nóng, nhức đầu, cơ thể mỏi mệt, cảm giác chóng mặt và buồn nôn,…

Lưu ý: Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng như nổi nhiều mề đay, ngứa râm ran khắp người, khó thở, tim đập nhanh, ngất xỉu, đau quặn dữ dội,… thì hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tiêm phòng HPV khi nào để đạt hiệu quả

Cả nam và nữ đều nên tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh do HPV. Do vaccine tạo đáp ứng miễn dịch mạnh nhất ở trẻ trước tuổi vị thành niên so với những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và đầu 20 trở đi. Do đó, vaccine được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên được chích ngừa trong độ tuổi từ 9 đến 12 tuổi để đạt hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.

Ngoài ra, hiệu quả phòng ngừa của vaccine bắt đầu giảm dần ở tuổi 18 nên vaccine khó có thể mang lại nhiều lợi ích phòng ngừa ung thư khi con người già đi. Vì vậy, việc tiêm vaccine HPV không khuyến nghị cho những người trên 26 tuổi.

hpv

Tiêm phòng HPV để bảo vệ sức khỏe tối ưu

Xem thêm: Giá tiêm HPV cho nam bao nhiêu tiền? Ở đâu tiêm uy tín?

Quy trình thực hiện tiêm phòng HPV

Quy trình tiêm phòng tại các trung tâm, cơ sở y tế uy tín được thực hiện tuần tự qua các bước như sau:

  • Bước 1: Đăng ký thông tin người cần tiêm chủng để lập hồ sơ tiêm chủng, mã số bệnh nhân.
  • Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám với bác sĩ.
  • Bước 3: Bác sĩ trực tiếp thăm khám, tư vấn và chỉ định tiêm vaccine.
  • Bước 4: Thực hiện tiêm vaccine HPV tại phòng tiêm.
  • Bước 5: Bệnh nhân sau khi tiêm cần nằm nghỉ ngơi tại khu vực theo dõi sau khi tiêm trong khoảng 30 phút.
  • Bước 6: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người được tiêm và hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi tiêm trước khi về.
  • Bước 7: Hỗ trợ, tư vấn bệnh nhân về các phản ứng, tác dụng phụ sau khi tiêm phòng hoặc các nhu cầu khác về tiêm chủng vaccine phòng HPV tại trung tâm, cơ sở y tế hoặc qua tổng đài điện thoại của trung tâm.

Những lưu ý khi tiêm vaccine cho từng đối tượng

  • Người trong độ tuổi chỉ định tiêm vaccine không mắc bệnh cấp tính, không mang thai, không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine đều có thể tham gia tiêm ngừa.
  • Phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi quyết định tiêm ngừa để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
  • Những phụ nữ đã bắt đầu tiêm vaccine HPV trước khi biết mình mang thai nên hoàn thành loạt tiêm vaccine sau khi sinh con.
  • Những người bị dị ứng nặng với nấm men không nên tiêm vaccine Gardasil 4 hoặc Gardasil 9.
  • Những người có tiền sử phản ứng quá mẫn đe dọa đến tính mạng khi tiêm vaccine khác trước đây cũng không nên tự ý tiêm vaccine khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Những người bị các phản ứng phụ nghiêm trọng khi tiêm với liều vaccine HPV trước đó thì cũng nên ngừng tiêm các liều sau khi chưa có sự kiểm tra, xem xét và quyết định cho tiêm ngừa tiếp của các bác sĩ, chuyên gia y tế.
  • Vaccine phòng HPV không làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, không làm chậm kinh và cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ dậy thì.
  • Tiêm vaccine không làm mãn kinh sớm và hoàn toàn không gây ung thư, vô sinh ở cả nam lẫn nữ.
  • Tiêm phòng không mang ý nghĩa thay thế cho sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy. Nên phụ nữ sau khi tiêm đủ mũi vaccine vẫn nên được khuyến cáo khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ mỗi năm.
  • Nên theo dõi tình trạng sức khỏe sau 48 giờ sau tiêm tại nhà và báo ngay cho cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng nếu gặp những phản ứng phụ gây khó chịu.

Các biện pháp phòng tránh virus HPV

  • Tuân thủ nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn bằng sách sử dụng bao cao su, hạn chế quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các liệu trình khuyến cáo.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cá nhân sạch sẽ.
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn lau mặt, máy rửa mặt, quần áo, đồ lót… vì dễ lây nhiễm virus từ những người mang mầm bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh các nơi như bồn cầu, nhà vệ sinh, nhà tắm, bồn tắm, hồ bơi, bồn rửa mặt,… vì đây là những khu vực công cộng, tiếp xúc với nhiều người.
  • Thăm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh do HPV gây ra.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại các chủng virus có thể bùng thành bệnh lý khi hệ miễn dịch suy yếu.
  • Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khoẻ.
hpv

Rèn luyện sức khỏe giúp nâng cao sức đề kháng

Nguồn tham khảo

Contact Me on Zalo
Call Now Button