Chàm môi là gì? Top 7 cách điều trị dứt điểm

Chàm môi là một bệnh lý phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Những triệu chứng của chàm môi biểu hiện ở nhiều mức độ nhưng nhìn chung đều gây đau đớn, ngứa ngáy đồng thời gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Vậy nên ai ai cũng muốn tìm hiểu nguyên nhân để điều trị và tránh tái phát bệnh chàm môi. Bài viết sau đây của Doctor có sẵn sẽ tổng hợp thông tin cần thiết để bệnh nhân hiểu về chàm môi và biết cách điều trị đúng.

Bệnh chàm môi là gì?

Bệnh chàm môi (môi bị chàm, tên tiếng Anh là Cheilitis) là một trong những bệnh lý viêm da quanh khu vực môi, miệng, vì vậy bệnh còn có tên khác là viêm môi dị ứng. Bệnh thường biểu hiện với những dát đỏ, mụn nước nhỏ, bị khô rát viền môi, nứt, bong vảy gây ngứa và đôi khi gây chảy máu và đau đớn. 

Bất kỳ ai đều cũng có thể bị chàm môi, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Sau một vài ngày, chàm môi sẽ khỏi nếu người bệnh chăm sóc môi đúng cách.

Chàm môi không nguy hiểm nhưng mang đến cảm giác khó chịu, bất tiện cho cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, khi ăn uống, giao tiếp hay vệ sinh vùng miệng, bệnh thường khiến chúng ta đau đớn và ngứa ngáy.

Chàm môi dễ tái phát nhiều lần. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm loét và ảnh hưởng nặng nề tới tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, cần điều trị sớm, ngay khi vùng môi miệng có biểu hiện khô nứt, tránh để bệnh trở nặng, lan rộng, khó kiểm soát.

chàm môi
Chàm môi không có khả năng lây từ người này sang người khác

Triệu chứng bệnh chàm môi

Thực tế, chàm môi rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về môi khác, ví dụ như khô môi, nứt nẻ do thiếu nước hay do thời tiết. Bởi vậy, người bệnh cần chủ động nắm rõ một số triệu chứng đặc trưng của bệnh để xác định bản thân có đang bị chàm môi hay không.

Triệu chứng điển hình nhất là da môi bị khô, bong tróc thành các mảng, vảy da chết, bị khô rát viền môi. Quanh môi cũng bắt đầu nổi mụn nước, phát ban lan ra xung quanh. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được rõ cảm giác ngứa ngáy ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là trong giao tiếp.

chàm môi
Triệu chứng của bệnh chàm môi

Một số triệu chứng quanh vùng môi thường gặp của bệnh lý chàm môi như:

  • Vùng môi bị viêm, mẩn đỏ, ngứa;
  • Da môi khô, bong vảy, nứt nẻ, chảy máu;
  • Bị khô rát viền môi, vùng da quanh miệng ngứa ngáy;
  • Lở loét, nổi mụn nước lan rộng xung quanh miệng.

Khi môi khô căng, những vết nứt ngày càng nhiều dẫn đến chảy máu thì bệnh đã trở nên khá nghiêm trọng và có thể tiến triển nặng hơn, xuất hiện thêm mụn nước. Nếu không vệ sinh, giữ gìn cẩn thận, những vết khô nứt này rất dễ trở thành những vết lở loét.

Khi các mụn nước này vỡ ra người bệnh sẽ vô cùng đau đớn. Đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra tình trạng bội nhiễm nhất. Khi vết thương bị viêm loét, nhiễm trùng sẽ rất dễ để lại sẹo. 

Nguyên nhân bệnh chàm môi

Chàm môi có thể bùng phát bởi các yếu tố tấn công từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường sống. Cụ thể:

  • Những yếu tố từ bên trong cơ thể: Rối loạn nội tiết tố, hormone; căng thẳng, mệt mỏi; người bệnh có tiền sử các bệnh Da liễu; do yếu tố di truyền.
  • Những yếu tố từ bên ngoài: Các loại mỹ phẩm thông thường có chứa một số thành phần dễ gây kích ứng gây ra chàm môi (sáp ong, chất tạo mùi,…); thời tiết thay đổi bất thường; vùng môi bị tổn thương, …
chàm môi
Son môi trôi nổi trên thị trường là nguyên nhân chính gây chàm môi

Đối với những yếu tố tác động từ bên ngoài khiến cho chàm môi bùng phát, người bệnh sẽ dễ dàng chủ động phòng tránh hơn là yếu tố bên trong cơ thể. Bệnh bùng phát do các yếu tố từ bên ngoài cũng dễ xử lý, điều trị hơn bởi vì chỉ cần tránh các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ tự giảm và khỏi hẳn.

Các phương pháp điều trị chàm môi

Để giảm bớt tình trạng chàm và giảm viêm, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc trị chàm môi. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn sử dụng các biện pháp tự nhiên, đơn giản tại nhà để khắc phục các triệu chứng. Sau đây là một số phương pháp điều trị chàm môi được nhiều người áp dụng thành công:

Chữa chàm môi bằng mẹo dân gian

Hiện nay, nhiều bệnh nhân có thói quen điều trị bệnh chàm môi tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên đơn giản, an toàn, lại tiết kiệm chi phí. Nguyên tắc điều trị là giữ môi ẩm và tránh để các vết loét bị bội nhiễm.

Có rất nhiều nguyên liệu dễ tìm được sử dụng để dưỡng ẩm môi và cải thiện các triệu chứng khó chịu của chàm môi, cụ thể như: mật ong, dầu dừa, lá trầu không, quả bơ.

Mật ong

Mật ong là một kháng khuẩn tự nhiên, bổ sung độ ẩm tốt và lành tính cho da.

Cách sử dụng: Thoa lên mật ong lên môi, chờ 30 giây` sau khi môi khô và tiếp tục thoa thêm một lớp son dưỡng. Sau 15 phút, lau sạch mật ong và son dưỡng trên môi bằng khăn ấm đồng thời chà nhẹ nhàng để lớp da chết trên môi bong ra. Thực hiện 2-3 lần/ngày để chàm môi mau lành.

chàm môi
Điều trị chàm môi bằng mật ong

Dầu dừa và dầu oliu

Dầu dừa, dầu oliu giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm môi nhưng bị khô rát viền môi, nứt nẻ da môi. Đồng thời hỗ trợ làm mềm và hồng hào đôi môi. Có thể sử dụng cho cho cc người lớn và trẻ em.

Cách sử dụng: dùng bông tăm thoa dầu lên môi, có thể lau sạch dầu sau 30 phút hoặc để qua đêm. Sử dụng hằng ngày sẽ làm giảm khô nứt môi do bệnh chàm môi. Nếu bạn muốn sử dụng qua đêm thì bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng trên môi để tránh bị bí da.

Lá trầu

Lá trầu không là loại nguyên liệu có tính kháng sinh thực vật cao và an toàn cho da.

Cách sử dụng: Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không đã rửa sạch. Giã nát và lọc lấy nước. Sau khi làm sạch vùng môi cần điều trị  thì thoa nước trầu không lên môi bằng tăm bông y tế. Thực hiện mỗi ngày một lần, triệu chứng của chàm môi sẽ thuyên giảm.

Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều acid oleic và vitamin A và E giúp cho môi mềm mại, hỗ trợ tái tạo lại phần da môi bị tổn thương. 

Cách sử dụng: Nạo ¼ phần thịt bơ, nghiền nát và đắp lên phần môi bị chàm. Để phần dinh dưỡng từ thịt quả thẩm thấu vào môi trong 30 phút, sau đó lấy khăn ướt lau thịt bơ đi. Sử dụng mỗi ngày một lần, phần da bị tổn thương do chàm môi sẽ được cải thiện rõ rệt.

Xem thêm: Cách trị chàm sữa theo dân gian hiệu quả nhất bạn cần biết

Chữa chàm môi bằng thuốc Tây

Thuốc chữa chàm môi có ưu điểm là tạo sự tiện lợi và cho hiệu quả nhanh trong việc chữa bệnh chàm môi. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân theo hưỡng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

  • Kem dưỡng ẩm cho môi:
    • Khi bị chàm môi, việc cấp ẩm và bảo vệ da môi là vô cùng cần thiết. Điều đó giúp cho môi cân bằng được độ ẩm và giảm triệu chứng bong tróc, nứt nẻ môi. Đồng thời hạn chế được vi khuẩn xâm nhập gây viêm cho người bệnh.
    • Trên thị trường có nhiều sản phẩm dưỡng môi từ son cho tới kem dưỡng. Người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tránh các phần thần dễ gây kích ứng, chất tạo màu hay chất phụ gia.
  • Kem bôi steroid:
    • Dùng trong tình trạng bị chàm môi có sưng viêm. Corticoid có tác dụng giảm viêm và ngứa quanh môi miệng. Tuy nhiên, kem bôi steroid chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, tối đa 1 tuần vì nếu lạm dụng sẽ gặp các tác dụng phụ như làm mỏng da, rạn da, đổi màu da, … Bạn nên trao đổi với bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ của thuốc.
    • Một số loại thuốc điều trị chàm môi chứa steroid như:
      • Thuốc bôi chàm môi Betamethasone: có thành phần chính là betamethasone. Giúp điều trị bệnh từ mức độ độ nhẹ đến nặng. Giá bán tham khảo: 35.000 – 40.000 đồng/ tuýp.
      • Thuốc trị chàm môi Corticosteroid: có thành phần chính là medrol và không chứa steroid. Giá bán tham khảo: 100.000 – 200.000 đồng/sản phẩm.
  • Thuốc kháng histamin:
    • Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc này nếu chàm môi gây ngứa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc kháng histamin nếu như chưa qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ da liễu. Bạn cần lưu ý thêm các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin gồm: gây buồn nôn, gây chóng mặt, gây buồn ngủ.
    • Một số loại thuốc thị trường như: 
      • Viên nén Clorpheniramin: có thành phần chính là clorpheniramin. Liều sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ. Giá bán tham khảo: 30.000 đồng/ hộp 10 vỉ.
      • Viên nén Cetirizine: có thành phần chính là cetirizine dihydrochloride. Liều sử dụng được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp của bệnh nhân. Giá bán tham khảo:  25.000 – 30.000 đồng/ hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
chàm môi
Thuốc trị chàm môi

Chàm môi là căn bệnh nếu biết cách xử lý, điều trị thì sẽ rất dễ khắc phục. Tuy nhiên, nếu chỉ tác động vào triệu chứng bên ngoài thì bệnh sẽ không được giải quyết hoàn toàn mà chỉ biến mất tạm thời. 

Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi bị chàm môi, để tránh tình trạng bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần, bạn cần được chẩn đoán chính xác và được điều trị bởi bác sĩ da liễu uy tín.

Các bác sĩ da liễu có kinh nghiệm điều trị chàm môi

Bác sĩ CKI Nguyễn Đại Hoàng Đức – Quận 2, Tp. HCM

BSCKI. Nguyễn Đại Hoàng Đức tốt nghiệp trường Ðại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa về Da liễu. BS Hoàng Đức từng được đào tạo tại nước ngoài và công tác tại Bệnh viện Da liễu. Hiện nay, bác sĩ đang làm việc tại Phòng khám Dr Michaels. Bác sĩ Hoàng Đức chuyên khám và chữa trị các bệnh:
– Vảy nến
– Viêm da cơ địa
– Bạch biến
– Nấm da
– Hói đầu, rụng tóc

    BSCKII Trần Thị Hoài Hương – Quận 10, Tp. HCM

    Bác sĩ Trần Thị Hoài Hương có hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị chuyên sâu các vấn đề phổ biến về da. Bác Hương từng là bác sĩ da liễu tại Bệnh Viện Da Liễu TPHCM.

    Bác sĩ Hoài Hương chuyên khám và điều trị các vấn đề:
    – Nấm chàm
    – Nám da
    – Mụn trứng cá
    – Trẻ hóa da
    – Sẹo mụn

    Bác sĩ Nguyễn Thị Ái Trâm – Quận 3, TP. HCM

    BS. Lê Thị Ái Trâm đến nay đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị da liễu. Hiện đang làm việc tại Viện Thẩm Mỹ Oracle Vietnam, bác sĩ Trâm đã từng tư vấn, điều trị cho những vấn đề nghiêm trọng và phức tạp về da liễu.

    Câu hỏi thường gặp

    Chàm môi có lây không?

    Bệnh chàm môi không có yếu tố lây nhiễm. Môi bị chàm xuất hiện do một số nguyên nhân từ bên trong cơ thể như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, mệt mỏi và tác nhân từ môi trường bên ngoài như thời tiết thay đổi hay tiếp xúc với các thành phần gây kích ứng có trong mỹ phẩm,…

    Bị chàm môi kiêng ăn gì?

    Môi bị chàm nên kiêng ăn những thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,… Vì chúng dễ kích thích vùng da quanh miệng gây rát, sưng, tăng lở loét, viêm nhiễm và làm bệnh nhân đau nhức, khó chịu.

    Chàm môi có tự khỏi không?

    Nếu môi bị chàm do các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ thuyên giảm và tự khỏi. u003cbru003eNếu môi ngày càng khô cứng, xuất hiện nhiều vết nứt dẫn đến chảy máu thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được đưa đi thăm khám và được chỉ định thuốc điều trị chàm môi từ các bác sĩ da liễu.

    Cách trị chàm môi tại nhà?

    Bệnh nhân có thể sử dụng biện pháp tự nhiên, an toàn, ít tốn kém như: mật ong, dầu dừa, lá trầu không hay quả bơ để điều trị môi bị chàm tại nhà. Với nguyên tắc là giữ môi ẩm và tránh để các vết loét trên môi bị bội nhiễm.

    Môi lúc nào cũng khô là bị sao?

    Khi môi lúc nào cũng khô, nghĩa là môi bị giảm độ ẩm. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, thói quen ăn uống, liếm môi thường xuyên, cơ thể bị mất nước, thở bằng miệng,… Để làm giảm tình trạng khô môi, bệnh nhân cần hạn chế liếm môi, bổ sung nước, vitamin đầy đủ cho cơ thể, có thể dưỡng môi bằng mật ong hay dầu dừa,…

    Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.