9 lý do gây ngứa toàn thân và cách làm dịu cơn ngứa

Ngứa ngáy luôn là cảm giác gây khó chịu cho tất cả mọi người khi mắc phải. Đôi khi chúng ta sẽ bị ngứa toàn thân không rõ nguyên nhân, có nổi mẩn đỏ hoặc không. Điều này khiến không ít người hoang mang trong việc tìm cách giảm ngứa cũng như lo lắng liệu mình có mắc phải căn bệnh gì nguy hiểm không. Dưới đây là 9 lý do gây ngứa toàn thân thường gặp và cách giảm ngứa cho từng trường hợp, cùng Docosan tìm hiểu ngay nào.

9 lý do gây ngứa toàn thân thường gặp

Bị ngứa toàn thân là một bệnh thường gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta không thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ngứa là do đâu. Nhiều người chủ quan về việc này và cho rằng sau một thời gian sẽ hết. Tuy nhiên, khi bị ngứa toàn thân không rõ nguyên do, bạn không nên chủ quan. Hãy xác định rõ nguyên nhân từ đâu để có cách trị ngứa toàn thân hiệu quả cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là 9 nguyên nhân bị ngứa toàn thân thường gặp:

Da quá khô

Da quá khô là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bị ngứa toàn thân. Da quá khô thường do thời tiết nhất là vào mùa đông, thời tiết, không khí lạnh, hanh khô và môi trường thiếu độ ẩm, bụi bẩn, khắc nghiệt. Lúc này, da dễ bị bong tróc khiến bạn bị ngứa toàn thân. Ngoài ra, khi tuổi tác cao, da cũng bị khô và nhăn nheo, người uống ít nước hoặc thường xuyên tắm bằng nước nóng cũng khiến da bị khô gây ngứa toàn thân.

Bị ngứa toàn thân do da quá khô không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nó gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như tinh thần của người bệnh. Bên cạnh đó, da quá khô gây mất thẩm mỹ do những mảng da bong tróc, không được mịn màng, nhất là khi người bệnh gãi do ngứa dễ gây xước da, chảy máu có thể để lại sẹo.

Da khô không phải tình trạng quá phức tạp, ai cũng có thể khắc phục tình trạng này ngay tại nhà. Kem dưỡng ẩm và mỡ dưỡng ẩm thường được khuyên dùng trong trường hợp này. Khi thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ, bạn nên dành thời gian mát-xa da nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm xuống các tầng da, đem lại hiệu quả dưỡng da.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng,vitamin trái cây, rau xanh nhất là uống đủ nước hàng ngày giúp da mịn màng, đủ ẩm, đủ nước, không bị bong tróc. Không nên tắm bằng nước nóng, nếu thời tiết lạnh nên tắm nơi kín gió bằng nước ấm, sử dụng kem dưỡng thể ngay khi tắm xong.

Côn trùng cắn

Côn trùng cắn gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu, nhất là với những người có làn da nhạy cảm. Các loài côn trùng cắn gây ngứa có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh môi trường sống của chúng ta như: muỗi, kiến, bọ chét, rệp, rận, ong, rết…

Khi bị côn trùng cắn, trên da biểu hiện rất rõ bằng các vết mẩn đỏ, ngứa và bạn dễ dàng khiến cơn ngứa biến mất. Cơn ngứa sẽ giảm và mất hoàn toàn trong khoảng 1-2 ngày. Tuy nhiên với những loài côn trùng có nọc độc, tùy vào số lượng, vị trí cắn mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan, nếu có triệu chứng bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và chữa trị.

Khi bị côn trùng cắn bạn nên: rửa sạch vết thương tại nơi côn trùng cắn, với những loại có ngòi đốt như ong thì dùng nhíp lấy ngòi ra. Sau khi xử lý xong, hãy bôi thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Khi bị côn trùng cắn bạn sẽ cảm thấy ngứa nhưng đừng gãi, việc gãi khiến vết cắn dễ bị nhiễm khuẩn, lan rộng sang những vùng da khác.

Khi có những triệu chứng bất thường như ngứa nhiều, ngứa lâu, sưng tấy diện rộng, dị ứng ngứa toàn thân, sốc, sốc phản vệ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị tránh nhiễm khuẩn và biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng

Tuy nhiên, nếu bạn không xử lý triệt để ổ côn trùng, chúng sẽ cắn bạn hằng ngày và cơn ngứa có thể kéo dài,không thể kiểm soát được.Để hạn chế tình trạng côn trùng cắn, bạn nên:

  • Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, không gian sống trong cũng như ngoài nhà sạch sẽ, thoáng mát tránh côn trùng trú ngụ và phát triển.
  • Thường xuyên tắm rửa, gội đầu, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Nếu trong nhà nuôi thú cưng như chó, mèo, bạn cần thường xuyên tắm rửa cho chúng, không để rận, bọ chét tồn tại và phát triển
  • Khi làm việc, đi chơi ở những nơi nhiều cây cối, hoang dã, bạn cần bôi hoặc xịt thuốc chống muỗi hoặc mặc quần áo bảo hộ tránh những loài côn trùng khác tấn công.
  • Khi ngủ phải thả màn, sử dụng đèn hoặc tinh dầu xua đuổi côn trùng
  • Có thể phun thuốc diệt côn trùng trong trường hợp cần thiết

Bạn cần nhận dạng loại côn trùng cắn khiến bạn bị ngứa toàn thân. Việc loại bỏ tận gốc ổ côn trùng, ngăn chặn chúng quay lại làm tổ là biện pháp hữu hiệu nhất để ngứa toàn thân không tái diễn.

Ngứa toàn thân
Ngứa toàn thân do côn trùng cắn

Ngứa toàn thân do bệnh da liễu

Một số căn bệnh da liễu cũng là nguyên nhân khiến cho bạn bị ngứa toàn thân. Danh sách các tình trạng bệnh lý có thể gây ngứa toàn thân kéo dài:

  • Viêm da dị ứng
  • Thủy đậu
  • Bệnh tổ đỉa
  • Viêm nang lông
  • Bệnh tay chân miệng
  • Tổ ong
  • Bệnh vẩy nến
  • Viêm da thần kinh
  • Nấm ngoài da
  • Viêm da tiết bã
  • Bệnh zona thần kinh

Để giảm ngứa toàn thân, việc xác định loại bệnh lý da liễu mình đang gặp phải là điều cần thiết. Cách tốt nhất để được chẩn đoán chính xác là đến gặp bác sĩ da liễu uy tín.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm da dị ứng hoặc bệnh vẩy nến, việc giảm ngứa có thể là một thách thức. Để giúp bệnh nhân thuyên giảm, dưới đây là những gì các bác sĩ da liễu khuyên bạn:

  • 10 cách giảm ngứa do vảy nến
  • 9 cách giảm ngứa do viêm da dị ứng (hay viêm da cơ địa?)

Ung thư da

Bị ngứa toàn thân cũng có thể là cảnh báo của bệnh ung thư da. Đối với nhiều người, dấu hiệu duy nhất của ung thư da là một điểm mới xuất hiện hoặc các thay đổi trên da. Vùng da bị thay đổi đó được chú ý, phần nhiều do cơn ngứa nó mang lại.

Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư da, bạn cần đến các phòng khám da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị nhanh chóng.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư da là do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên để phòng ngừa, moi người cần:

  • Hạn chế các hoạt động ngoài trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều (khi tia nắng mặt trời mạnh nhất)
  • Khi đi ra ngoài cần có trang thiết bị bảo hộ: áo chống nắng, kính, mũ, khẩu trang, găng tay…
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng ít nhất là SPF 30 cho toàn thân
  • Có thói quen khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám ngay khi da có dấu hiệu bất thường.
Ngứa toàn thân
Ngứa toàn thân do ung thư da

Triệu chứng cảnh báo bệnh nội khoa

Ngứa toàn thân kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh nội khoa như:

  • Bệnh về máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • HIV
  • Bệnh lý tuyến giáp

Các bệnh về máu gây ngứa toàn thân có thể kể đến Hodgkin hoặc u lympho tế bào T ở da. Bệnh thận tiến triển ở những người gần cần lọc máu hoặc hiện đang được lọc máu cũng gây ngứa toàn thân. Ở những người mà chạy thận là một phần trong cuộc sống, ngứa có thể lan rộng và đặc biệt dữ dội ở lưng, cánh tay và chân.

Người bị viêm gan C, xơ gan hoặc ống mật bị tắc nghẽn cũng có thể bị ngứa toàn thân. Khi cơn ngứa thường ở lòng bàn tay, lòng bàn chân rồi lan ra các bộ phận khác trên cơ thể, thì đã có căn cứ nghi ngờ bệnh gan.

Được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm các bệnh nội khoa sẽ làm giảm ngứa toàn thân. Bác sĩ da liễu thường đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh kể trên vì ngứa có thể là triệu chứng duy nhất.

Phản ứng dị ứng với vật liệu

Da người có thể tạo phản ứng với các vật liệu như kim loại, hợp kim. Một trong những chất phổ biến nhất có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da là niken, chất này được tìm thấy trong nhiều sản phẩm mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Nếu bạn xuất hiện phản ứng dị ứng, bạn có thể sẽ bị phát ban và bị ngứa toàn thân không kiểm soát được.

Các sản phẩm có dùng niken làm nguyên liệu bao gồm điện thoại di động, đồ trang sức, gọng kính, khóa kéo và khóa thắt lưng, …

Các chất khác có thể gây dị ứng da bao gồm sơn móng tay, nước hoa, dầu gội đầu, cao su và xi măng.

Ngứa toàn thân
Ngứa toàn thân do dị ứng vật liệu

Bạn phải tìm ra nguyên nhân gây dị ứng ngứa toàn thân để ngừng chạm vào (hoặc sử dụng) đồ vật có vật liệu mà da mình dị ứng. Nếu thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên nhân thì liên hệ bác sĩ da liễu là phương án tốt nhất.

Phản ứng dị ứng với sinh vật

Phản ứng với thực vật

Một số loại cây gây ngứa chỉ qua tiếp xúc trên da: cây thường xuân, cây mắt mèo, cây lá han, cây đủng đỉnh, cây sơn, … Khi đi rừng hay đi ngang qua bụi cây, bạn cần mặc quần áo tay dài dày dặn để tránh lông gây ngứa từ lá và quả của các loại cây này khiến bạn bị ngứa toàn thân .

Phản ứng với động vật

Ngoài ra, khi đi tắm ao hồ, cơ thể người có thể bị các sinh vật sống trong khu vực này gây ngứa. Người thường xuyên bơi lội ở các ao hồ có nguy cơ bị ngứa do ký sinh trùng sống trong ao chui vào da. Đôi khi tại chỗ mà ký sinh trùng chui vào sẽ để lại lỗ li ti màu đỏ, có thể khiến da  phát ban, bị ngứa toàn thân.

Một số sinh vật biển như sứa, tôm, hải quỳ, … tiết chất độc quanh thân để tự vệ khi chúng bị vướng vào hoặc chạm vào cơ thể người. Hoặc một số chất ở tôm cua hoặc cá gây dị ứng cho người ăn. Các chất này khiến cho chúng ta bị ngứa toàn thân.

Tránh xa thực vật hoặc sinh vật biển khiến da bạn bị ngứa và tắm kỹ với nước sạch sau khi tắm ao sẽ làm dịu cơn ngứa do tiếp xúc với những sinh vật kể trên. Các cơn ngứa sẽ biến mất sau vài ngày, bạn đừng quá lo lắng.

Ngứa toàn thân
Ngứa toàn thân do dị ứng hải sản

Tác dụng phụ trong điều trị ung thư

Bị ngứa toàn thân là tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, thuốc giảm đau theo toa gọi là opioid và một số loại thuốc huyết áp. Không những vậy,bị ngứa toàn thân còn có thể là tác dụng phụ của các phương pháp trị bệnh ung thư.

Tham khảo bác sĩ đã kê đơn thuốc hoặc điều trị nếu bạn thấy ngứa khi uống thuốc theo đơn hoặc sau khi trị liệu. Bác sĩ có thể cho bạn những lời khuyên có thể giúp giảm ngứa và tiếp tục điều trị. Ví dụ như bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da trước, trong và sau khi xạ trị.

Hoạt động bất thường của tế bào thần kinh

Sự hoạt động không bình thường của tế bào thần kinh có thể gây bị ngứa toàn thân. Hoặc nếu có tổn thương dọc theo dây thần kinh do bệnh tật hoặc chấn thương, bạn cũng có thể bị ngứa da. Ngứa này có xu hướng xảy ra ở một nơi trên cơ thể bạn và thường không có phát ban.

Các bệnh có thể gây ngứa toàn thân bao gồm:

  • Zona thần kinh
  • Đột quỵ
  • Đa xơ cứng (tổn thương ở não và tủy sống cản trở dẫn truyền xung tín hiệu thần kinh)
ngứa toàn thân
Zona là bệnh ngoài da có thể gây ngứa toàn thân

Chữa trị bệnh của tế bào thần kinh sẽ giúp giảm ngứa tích cực. Bệnh nhân cần khai báo chi tiết về triệu chứng ngứa này để bác sĩ kê thêm thuốc giúp giảm ngứa.

Những nguyên nhân gây ngứa toàn thân trên đây hy vọng đã giải đáp được thắc mắc ngứa toàn thân là bệnh gì. Khi bị ngứa toàn thân không rõ lý do thì việc đến gặp bác sĩ da liễu là cần thiết.

Các bác sĩ da liễu khám và điều trị ngứa toàn thân

  • Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa- Phó khoa da Liễu BV Y học cổ truyền Trung Ương – Hà Nội
  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm chuyên Khoa Da Liễu- quận Bình Tân
  • Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa Da liễu – Quận 2

Trên đây là 9 lý do gây bị ngứa toàn thân và cách làm dịu cơn ngứa mà bạn có thể tham khảo khi cơ thể gặp phải tình trạng trên. Tùy vào nguyên nhân mà có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Khi có dấu hiệu của những cơn ngứa, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.

Bị ngứa toàn thân vào ban đêm là bệnh gì?

Bị ngứa toàn thân vào ban đêm có thể không phải bệnh lý trong trường hợp: Do thay đổi hormone, do thiếu nước, dị ứng thời tiết, thức ăn, môi trường…Là bệnh lý trong trường hợp: mề đay, ghẻ, các bệnh về da liễu, bệnh về gan, thận, tiểu đường, các bệnh lý về máu và xã hội…

Dị ứng ngứa toàn thân phải làm sao?

Tùy vào tác nhân gây ra dị ứng ngứa mà có cách trị ngứa toàn thân phù hợp. Thông thường bị ngứa toàn thân không gây nguy hiểm nhưng cũng có những trường hợp gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, không nên chủ quan mà hãy đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Khi bị ngứa toàn thân không nên gãi, dễ gây tổn thương da và tình trạng ngứa cũng không thuyên giảm. Sử dụng thuốc uống và bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Tắm rửa sạch sẽ bằng sữa tắm kháng khuẩn, dịu nhẹ hoặc sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, hãy uống đủ nước, ăn đủ chất, tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ….

Bà bầu bị ngứa toàn thân phải làm sao?

Thông thường mẹ bầu bị ngứa toàn thân không gây nguy hiểm đến mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp bị ngứa khi mang thai đi kèm những triệu chứng bất thường, kéo dài , mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Khi bị ngứa toàn thân, mẹ không nên gãi.
Nếu ngứa do da bị khô, rạn da có thể dùng tinh dầu hoặc dầu dưỡng từ thiên nhiên để thoa lên da. Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bằng sữa tắm dịu nhẹ, độ PH phù hợp nhưng không nên tắm bằng nước nóng, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát. Bổ sung đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm cay nóng, dầu mỡ….

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa toàn thân?

Trẻ bị ngứa toàn thân có thể do dị ứng thức ăn, thời tiết, côn trùng cắn, da khô, nổi mày đay, viêm da dị ứng, phát ban…Để biết chính xác nguyên nhân, bố mẹ cần đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ

Tham khảo: Hiệp hội học thuật Da liễu Hoa Kỳ