Mụn cóc là một vấn đề da liễu phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nhiều người. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là mụn cóc có tự hết không, và nếu không, những cách nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng Docosan tìm hiểu về mụn cóc và các phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những khối u lành tính (không phải ung thư) xuất hiện trên da và niêm mạc. Chúng do loại virus gây u nhú ở người (còn gọi là Human papillomavirus – HPV) gây ra. Có hơn 100 chủng loại HPV khác nhau, nhưng chỉ có một số loại có thể gây ra mụn cóc ở một số vị trí nhất định trên cơ thể. Mụn cóc thường không gây hại nhưng có thể gây khó chịu và đôi khi gây đau.
Các loại mụn cóc thường gặp
Những nhà cung cấp dịch vụ y tế đã phân loại mụn cóc dựa trên hình dáng, loại vi khuẩn HPV gây ra, và vị trí xuất hiện trên cơ thể:
- Mụn cóc thường (Verruca vulgaris): Thường xuất hiện trên tay. Có cảm giác như những nốt sần thô ráp và có chấm đen như hạt, thực chất là mao mạch đã bị nghẹt và chết. Kích thước từ đầu kim đến hạt đậu. HPV loại 2 và 4 (phổ biến nhất) cùng với các loại 1, 3, 7, 27, 29 và 57 gây ra mụn cóc thường.
- Mụn cóc lòng bàn chân: Hay xuất hiện ở bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân. Thường phẳng hoặc mọc vào trong và có thể có chấm đen. Chúng có thể có kích thước khá lớn và gây đau khi đứng hoặc đi lại. HPV loại 1, 2, 4, 27 và 57 gây ra mụn cóc lòng bàn chân.
- Mụn cóc khảm (Mosaic): Có màu trắng và kích thước như đầu kim. Thường hình thành ở vùng đệm bàn chân hoặc dưới ngón chân, nhưng có thể lan rộng ra. Chúng phẳng hơn mụn cóc lòng bàn chân và hiếm khi gây đau khi đi bộ. HPV loại 2 gây ra mụn cóc khảm.
- Mụn cóc phẳng: Có thể phát triển ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Chúng nhỏ và nhẵn hơn so với các loại mụn khác và thường mọc thành từng đám từ 20 đến 100 nốt cùng lúc. HPV loại 3, 10 và 28 gây ra mụn cóc phẳng.
- Mụn cóc sợi: Trông như những sợi dài nhô ra. Chúng thường mọc trên mặt – quanh miệng, mắt và mũi. HPV loại 1, 2, 4, 27 và 29 gây ra mụn cóc sợi.
- Mụn cóc sinh dục: Ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và hậu môn. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) qua tiếp xúc da. Mụn cóc sinh dục là những nốt nhỏ, cứng với bề mặt thô ráp. HPV loại 6 và 11 gây ra khoảng 90% mụn cóc sinh dục.
- Mụn cóc của người bán thịt (Butcher’s warts): Thường phát triển trên tay của người xử lý thịt sống hoặc công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm, lạnh. HPV loại 7 gây ra mụn cóc của người bán thịt.
- Tăng sản biểu mô khu trú (bệnh Heck): Đây là tình trạng hiếm gặp trong đó mụn cóc phát triển bên trong miệng (trên niêm mạc). Mụn cóc thường mềm và có màu trắng đến màu niêm mạc. HPV loại 13 và 32 gây ra bệnh Heck
Mụn cóc có tự hết không?
Có, khoảng 65% mụn cóc tự biến mất sau 2 năm, chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đối với người suy giảm miễn dịch, mụn cóc thường không tự khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn được khuyến khích để tránh lây lan và rút ngắn thời gian phục hồi.
Mụn cóc có gây lây không?
Mụn cóc có khả năng lây lan vì HPV là loại virus dễ lây nhiễm. Mụn cóc có thể lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiếp xúc trực tiếp bao gồm chạm vào mụn cóc của người khác hoặc qua da. Tiếp xúc gián tiếp có thể là khi sử dụng các vật dụng như khăn hoặc dao cạo đã tiếp xúc với mụn cóc hoặc virus HPV.
Cách điều trị mụn cóc tự rụng hiệu quả
Trị mụn cóc tại nhà bằng băng keo và giấy nhám
Phương pháp này sử dụng băng keo để che kín mụn cóc (nên dán liên tục trong 24 giờ), giúp làm mềm và tạo điều kiện để loại bỏ mụn bằng giấy nhám sau vài ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp với các loại thuốc bôi chứa Salicylic acid giúp loại bỏ lớp sừng của mụn cóc nhanh chóng. Khi mụn cóc đã mềm và trắng, có thể chà nhẹ bằng giấy nhám.
Hãy thay băng keo và làm lại sau vài ngày hoặc một tuần. Vứt bỏ giấy nhám sau mỗi lần sử dụng. Mặc dù không phải ai cũng thấy hiệu quả, nhưng phương pháp này an toàn và dễ thực hiện tại nhà.
Sử dụng vitamin A
Vitamin A, dưới dạng dầu gan cá tự nhiên, đã được chứng minh là phương pháp điều trị hiệu quả cho mụn cóc thông thường (verruca vulgaris). Sản phẩm được bôi trực tiếp lên mụn cóc mỗi đêm, và đôi khi được bôi thêm một lần vào ban ngày. Phương pháp điều trị này không đau, không gây sẹo và cho phép thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường.
Mặc dù có thể mất vài tháng để mụn cóc hoàn toàn biến mất, đặc biệt là với những mụn cóc lớn hoặc cũ, phương pháp này cung cấp một lựa chọn thay thế so với các phương pháp điều trị truyền thống như liệu pháp đông lạnh (cryotherapy) và salicylic acid.
Sử dụng salicylic acid
Cơ chế hoạt động của salicylic acid bao gồm tẩy tế bào chết, làm mềm và loại bỏ lớp ngoài của mụn cóc, đồng thời có tác dụng chống viêm. Những sản phẩm bôi mụn cóc chứa salicylic acid thường ở dạng lỏng, gel hoặc miếng dán. Để sử dụng, trước tiên, cần rửa sạch và lau khô vùng da có mụn cóc, sau đó thoa một lớp mỏng dung dịch lên mụn cóc bằng tăm bông, tránh da xung quanh.
Việc bôi chấm mụn cóc nên được thực hiện hàng ngày, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Người dùng cần theo dõi tiến triển và ngừng sử dụng nếu có kích ứng. Tỷ lệ chữa trị mụn cóc thông thường bằng salicylic acid dao động từ 50% đến 70%.
Liệu pháp đông lạnh
Liệu pháp đông lạnh (cryotherapy) là phương pháp điều trị đông lạnh, thường được sử dụng để điều trị các tình trạng như viêm khớp, đau cơ, viêm và tổn thương da. Để loại bỏ mụn cóc, phương pháp này sử dụng nitơ lỏng và chỉ được thực hiện bởi bác sĩ.
Can thiệp thẩm mỹ
Nếu các phương pháp điều trị trên không làm sạch mụn cóc, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị dưới đây, bao gồm:
- Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp này tăng cường hệ miễn dịch của bạn để chống lại virus gây ra mụn cóc. Một phương pháp phổ biến là sử dụng chất bôi ngoài da như diphencyprone (DCP), chất này gây ra phản ứng dị ứng nhẹ có thể làm mụn cóc biến mất.
- Phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ mụn cóc. Tuy nhiên, điều này có thể để lại sẹo và chỉ định cho mụn cóc nhỏ hơn 2 cm.
- Phẫu thuật điện: Kỹ thuật này sử dụng một kim được làm nóng để đốt cháy mô mụn cóc, và có khả năng gây ra sẹo.
- Điều trị bằng laser: Bác sĩ có thể sử dụng ánh sáng laser để làm nóng và phá hủy các mạch máu nhỏ bên trong mụn cóc. Quá trình này cắt đứt nguồn cung cấp máu, tiêu diệt mụn cóc, nhưng cũng có thể gây ra sẹo.
Biện pháp phòng ngừa mụn cóc
Các việc nên làm để ngăn ngừa mụn cóc
- Thường xuyên rửa tay, nhất là sau khi tiếp xúc với người có mụn cóc.
- Tránh chạm vào mụn cóc trên cơ thể.
- Không gãi hoặc cố nhặt mụn cóc.
- Sử dụng băng gạc để che mụn cóc.
- Đảm bảo tay và chân luôn khô ráo.
- Mang dép khi ở trong phòng thay đồ hoặc nhà tắm chung.
- Bổ sung chất chống oxy hóa như Vitamin E để tăng cường hệ miễn dịch. Viên uống Vitamin E thiên nhiên Medicrafts 400IU cung cấp lượng Vitamin E cần thiết để hỗ trợ bảo vệ và nuôi dưỡng da khỏe mạnh, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc mụn cóc.
Các việc cần tránh
- Không chia sẻ đồ dùng cá nhân như khăn tắm, giày dép hay dụng cụ cắt móng.
- Tránh đi chân trần ở những nơi công cộng, như hồ bơi hoặc bãi biển.
- Không để các vết thương hở tiếp xúc với nước hoặc môi trường ô nhiễm.
- Không tự ý điều trị mụn cóc bằng các phương pháp không được khuyến cáo, như gãi hay cắt bỏ.
Xem thêm:
- Bệnh lang ben là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Chàm môi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
- Cách trị nổi mề đay tại nhà: 10 mẹo giảm ngứa hiệu quả, an toàn
Mụn cóc có thể tự khỏi nhưng quá trình này khá lâu và có thể lây lan. Để điều trị mụn cóc hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu và lựa chọn phương pháp phù hợp. Hãy bảo vệ làn da của bạn bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản hàng ngày.
Nguồn tham khảo:
1. Warts
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15045-warts
- Ngày tham khảo: 25/10/2024
2. 3 At Home Wart Remedies (That Actually Work!)
- Link tham khảo: https://health.clevelandclinic.org/weird-wart-home-remedies-and-what-works
- Ngày tham khảo: 25/10/2024
3. How to remove warts with salicylic acid
- Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324732
- Ngày tham khảo: 25/10/2024
4. Warts and verrucas
- Link tham khảo: https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/skin-hair-and-nails/warts-and-verrucas/
- Ngày tham khảo: 25/10/2024