Cách tăng chiều cao ở tuổi 16 – Bỏ túi lưu ngay khi cần

Tuổi 16 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, mặc dù giai đoạn dậy thì đã qua, nhưng việc tối ưu hóa tiềm năng tăng chiều cao vẫn được ưu tiên. Sự phát triển chiều cao không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn ảnh hưởng bởi lối sống hàng ngày, chế độ dinh dưỡng và các hoạt động thể chất. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu một số cách tăng chiều cao ở tuổi 16 trong bài viết dưới đây.

cách tăng chiểu cao ở tuổi 16

Tuổi 16 tăng chiều cao thêm được nữa không?

Tùy thuộc vào cơ địa và gen di truyền của mỗi người, nhưng thông thường thì độ tuổi 16 là thời kỳ mà nhiều người vẫn có thể tăng chiều cao thêm. Trung bình, phần lớn sự tăng chiều cao chủ yếu diễn ra trong giai đoạn dậy thì từ 12 – 16 tuổi. Một số yếu tố như dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và sức khỏe tổng thể cũng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình này.

Con trai phát triển nhanh nhất ở tuổi dậy thì, giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất ở độ tuổi từ 12 đến 15. Biểu đồ tăng trưởng cho thấy phần lớn nam giới chỉ phát triển một chút sau tuổi 18. Trong một số trường hợp hiếm gặp, một số có thể dậy thì ở độ tuổi thanh thiếu niên và tiếp tục phát triển ở độ tuổi đầu hai mươi.

Tương tự, các bé gái cũng phát triển với tốc độ nhanh chóng khi đến tuổi dậy thì. Các bé gái thường ngừng phát triển và đạt chiều cao trưởng thành khi 14 hoặc 15 tuổi hoặc vài năm sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Hầu hết các bé gái đạt chiều cao trưởng thành ở độ tuổi 14 hoặc 15. 

Việc chăm sóc cơ thể bằng cách ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên và đủ giấc ngủ có thể hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao ở tuổi này. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện giai đoạn dậy thì, quá trình tăng chiều cao thường chậm lại và dần dần dừng lại khi cơ thể đạt đến mức cao tối đa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao

Chiều cao phần lớn được quyết định bởi gen di truyền. Các yếu tố bên ngoài như thời gian ngủ và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao.

Gen di truyền

Gen di truyền đóng vai trò quyết định trong việc xác định chiều cao. Ước tính rằng khoảng 80% chiều cao được quyết định bởi di truyền, 20% còn lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Vì chiều cao được xác định bởi nhiều biến thể gen (kiểu di truyền được gọi là di truyền đa gen) nên rất khó để dự đoán chính xác chiều cao của một đứa trẻ. Sự kế thừa các biến thể này từ cha mẹ giúp giải thích tại sao trẻ em thường cao gần bằng bố mẹ, nhưng sự kết hợp khác nhau của các biến thể có thể khiến anh chị em có chiều cao khác nhau.

Ngoài các yếu tố quyết định về di truyền và sinh học, chiều cao còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai, người mẹ có hút thuốc và tiếp xúc với các chất độc hại hay không.

Dinh dưỡng

Bên cạnh yếu tố di truyền, dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Trẻ không được cung cấp đủ một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu thường bị chậm phát triển. Thiếu protein là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến làm hạn chế chiều cao. Sự thiếu hụt khoáng chất, vitamin D và vitamin A cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Chính vì vậy một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi 16 là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, các bậc phụ huynh có thể tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Giấc ngủ

Cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp khi bạn ngủ. Cả hai hormone này đều cần thiết cho sự phát triển của xương. Ngủ không đủ giấc có thể làm chậm sự phát triển, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ về vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao.

Tình trạng sức khỏe

Một số bệnh di truyền có thể dẫn đến sự chậm tăng trưởng như: bệnh tuyến giáp, hội chứng Turner, hội chứng Down, các bệnh về xương, loạn sản sụn,…

Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như cường độ hoạt động thể chất, điều kiện sống,…

Chuyên gia tư vấn cách tăng chiều cao ở tuổi 16

Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách tăng chiều cao ở tuổi 16 phù hợp, bạn có thể tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia y tế theo một số gợi ý tham khảo như sau:

ThS BS Nguyễn Viết Quỳnh Thư | Bệnh viện FV

ThS. BS. Nguyễn Viết Quỳnh Thư đã có 23 năm kinh nghiệm chuyên khoa dinh dưỡng và hiện đang là Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế Bệnh viện FV. Khi có nhu cầu tư vấn về các cách tăng chiều cao ở tuổi 16 cho con em mình, các bậc phụ huynh có thể đặt lịch thăm khám với ThS. BS. Quỳnh Thư để nhận được sự hỗ trợ an toàn và hiệu quả.

ThS BS Nguyễn Thị Đan Thanh | Bệnh viện Quốc tế City – City International Hospital (CIH)

Sau nhiều năm nghiên cứu, học tập chuyên sâu về dinh dưỡng, ThS BS Nguyễn Thị Đan Thanh hiện đang làm việc tại chuyên khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Quốc tế City. Với chuyên môn của mình, BS. Đan Thanh sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng một số cách tăng chiều cao ở tuổi 16 phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Viện Dinh dưỡng Quốc gia được giao các nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn người Việt Nam, đề xuất cho Nhà nước các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh. Khi bạn có nhu cầu tìm hiểu các cách tăng chiều cao ở tuổi 16 cho bé, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám tại địa chỉ này.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cơ sở 2

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cơ sở 2 được thành lập từ năm 2011 do các Giáo sư, Tiến sĩ và Bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng, nhi khoa, nội khoa uy tín, nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm. Với các chuyên gia về dinh dưỡng cùng đội ngũ kỹ thuật viên tiết chế dinh dưỡng sẽ trực tiếp khám, tư vấn dinh dưỡng cũng như một số cách tăng chiều cao ở tuổi 16 phù hợp với từng bé.

Cách tăng chiều cao ở tuổi 16

Một số cách tăng chiều cao ở tuổi 16, bạn có thể tham khảo để tối ưu hóa tiềm năng phát triển của mình như sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Trong những năm trưởng thành, điều quan trọng là cơ thể cần được cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển. Chế độ ăn uống nên bao gồm: trái cây tươi, rau sạch, các loại ngũ cốc, chất đạm, sản phẩm bơ sữa,… Nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm chứa nhiều: đường, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa,… 

Bổ sung calci và vitamin D cũng là một trong những cách để tăng chiều cao ở tuổi 16. Các nguồn cung cấp vitamin D phổ biến bao gồm cá ngừ, cá hồi, sữa công thức và lòng đỏ trứng. Nếu không nhận đủ vitamin D trong chế độ ăn uống, hãy thăm khám với bác sĩ về việc bổ sung để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ

Việc sản xuất hormone HGH (hormone tăng trưởng) và những loại hormone khác có thể giảm nếu bạn không ngủ đủ giấc. Dưới đây là thời lượng giấc ngủ được khuyến khích cho các nhóm tuổi khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: 14 – 17 giờ
  • Trẻ sơ sinh 4 – 12 tháng tuổi: 12 – 16 giờ
  • Trẻ mới biết đi từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 giờ
  • Trẻ nhỏ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 giờ
  • Trẻ em từ 6 – 13 tuổi: 9 – 12 giờ
  • Thanh thiếu niên từ 14 – 17 tuổi: 8 – 10 giờ
  • Người lớn từ 18 – 64 tuổi: 7 – 9 giờ
  • Người lớn trên 65 tuổi: 7 – 8 giờ.

Việc có đủ giấc ngủ, thậm chí cả việc ngủ nhiều hơn, có thể kích thích sản xuất hormone tăng trưởng HGH. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì một chu kỳ ngủ đều đặn hàng đêm và cả giấc ngủ trưa. Chính vì vậy ngủ đủ giấc cũng là một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi 16.

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thể thao thường xuyên có rất nhiều lợi ích. Giúp tăng cường cơ bắp và sức khỏe xương, duy trì cân nặng vừa phải và thúc đẩy sản xuất hormone tăng trưởng HGH.

Tập thể dục khi trưởng thành cũng có những lợi ích nhất định. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe tổng thể, còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tình trạng này xảy ra khi xương của bạn trở nên yếu hoặc giòn, dẫn đến giảm mật độ xương. Để giảm nguy cơ, hãy đi bộ, chơi quần vợt hoặc tập yoga vài lần một tuần.

Luyện tập tư thế tốt

Tư thế xấu có thể khiến bạn trông thấp hơn thực tế. Và theo thời gian, việc cúi người hoặc khom lưng cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao thực tế của bạn.

Lưng phải cong tự nhiên ở ba nơi. Nếu bạn thường xuyên cúi xuống, những đường cong này có thể thay đổi để phù hợp với tư thế mới của bạn. Điều này có thể gây đau ở cổ và lưng của bạn.

Chú ý đến cách đứng, ngồi và ngủ. Thăm khám với bác sĩ về cách có thể điều chỉnh thói quen hàng ngày của mình. Tùy thuộc vào nhu cầu, một chiếc bàn đứng hoặc gối xốp hoạt tính có thể cần thiết để giúp bạn điều chỉnh tư thế.

Bạn cũng có thể thực hành các bài tập được thiết kế để cải thiện tư thế của mình theo thời gian. Nếu không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có thể giúp phát triển thói quen tập thể dục phù hợp với bạn.

Tập yoga 

Các bài tập yoga có thể giúp tăng cường cơ bắp, điều chỉnh cơ thể và giúp ích cho tư thế của bạn về lâu dài. Một số tư thế phổ biến để cải thiện tư thế bao gồm: tư thế ngọn núi, tư thế rắn hổ mang, tư thế em bé, tư thế chiến binh II,…

Thận trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung

Chỉ có một số trường hợp việc bổ sung có thể phù hợp để tăng chiều cao ở trẻ em và chống lại tình trạng lùn đi ở người lớn tuổi. Ví dụ như khi mắc một tình trạng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng HGH, bác sĩ có thể đề xuất một loại thực phẩm bổ sung có chứa HGH tổng hợp.

Ngoài ra, người lớn tuổi có thể được khuyên nên bổ sung vitamin D hoặc calci để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Trong tất cả các trường hợp khác, bạn nên thận trọng về những thực phẩm bổ sung hứa hẹn về tăng chiều cao. Khi các đĩa tăng trưởng đã hợp nhất với nhau, sẽ rất khó có khả năng phát triển chiều cao. Chính vì vậy sử dụng thực phẩm bổ sung không hẳn là cách tăng chiều cao ở tuổi 16 hiệu quả. Hãy thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng để sử dụng một cách hợp lý và an toàn.


Câu hỏi thường gặp

Chiều cao trung bình của người Việt Nam?

Theo thống kê, người Việt Nam có chiều cao trung bình là 168,1cm (đối với nam) và 156,2cm (đối với nữ).

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam?

Chiều cao, cân nặng có sự biến đổi theo độ tuổi và giới tính của trẻ. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất tham khảo và không áp dụng cho tất cả trẻ em, vì mỗi trẻ có cơ địa và di truyền khác nhau. Việc đo đạc chiều cao và cân nặng, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của bé và xác định liệu bé có phát triển khỏe mạnh không.

Nhảy dây có tăng chiều cao không?

Nhảy dây có thể có ích trong việc tăng cường sức khỏe và sự linh hoạt cơ thể, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học cụ thể về việc giúp tăng chiều cao. Để tăng chiều cao, quan trọng hơn hết là duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, vận động thường xuyên và ngủ đủ giấc.

Cách tăng chiều cao ở tuổi 16 nam?

Một số cách tăng chiều cao ở tuổi 16 như: dinh dưỡng cân đối, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, học tập,…

Cách tăng chiều cao ở tuổi 16 nữ?

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên hoạt động thể chất, đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, học tập,…


Như vậy có thể thấy, chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển chiều cao. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết thêm một số cách tăng chiều cao ở tuổi 16 an toàn và hiệu quả.